Có 1 bạn trong lớp em mê chơi điện tử nên quên cả việc học.Em hãy viết một đoạn văn ngắn khuyên nhủ bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Chủ Nhật, ngày 26/9/2021
- Em trai thân mến !
Lâu lắm rồi anh với em không viết thư cho nhau nhỉ, sống chung một nhà thì cần gì viết thư cho nhau. Nhưng hôm nay, anh viết thư này, muốn nhắn nhủ với em và khuyên nhủ em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ hơn.
Anh thấy dạo này học lực của em rất sa sút, nhiều lần cô giáo, thầy giáo gọi điện về cho gia đình để nói về việc học tập của em. Bố mẹ, cả anh nữa đều rất buồn và thấy thất vọng về em. Em chơi điện tử quá nhiều, ảnh hưởng đến việc học hành của em. Anh khuyên và mong em hãy bỏ chơi điện tử để học tập thật tốt, hãy tự nghĩ về tương lai của mình. Tương lai của em là do em quyết định, nếu cứ chơi điện tử, không học hành để sau này em sẽ trở thành người thế nào ? Ăn bám bố mẹ, anh trai của em ư ? Nếu bỏ chơi điện tử, cố gắng học hành thì sau này em muốn giải trí, vui vẻ với đam mê của mình khi nào cũng được khi đã học xong và có công việc ổn định.
Một phần là em phải nghĩ cho bố mẹ, anh và tương lai của mình. Một phần em phải tự nghĩ đến sức khỏe của bản thân mình. Nếu chơi điện tử quá nhiều thì sẽ gây hại mắt, hại sức khỏe và em có thể mắc những căn bệnh nặng, khó chữa. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của em và chính gia đình của mình. Anh cũng thấy nhiều lần em thức trưa, thức đêm không ngủ để cày game. Bây giờ có thể em chưa thấy tác hại của nó, nhưng sau này, khi đã lớn em sẽ biết thế nào là tác hại nặng nề của trò chơi điện tử. Nếu chơi một vài lúc, có thời gian để giải trí thì được, nhưng em không làm vậy mà chơi mọi lúc, bỏ bê cả việc học hành để chơi điện tử.
Em hãy nghĩ đi ! Nghĩ cho gia đình, cho chính bản thân và tương lai của em ! Anh mong, em sẽ bỏ chơi điện tử trong thời gian sớm nhất. Quyền quyết định là của em !
Anh trai của em
.............
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi .hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?
Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tấtcả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thíchtính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và cònbiết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư dật. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ởcác câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?
Còn rất nhiều sai lầm của người chơi diện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấymới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể. rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãinắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ờ chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.
Bµi lµm :Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa:“Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử.(Thường được gọi là “game”). Từ ý tưởngban đầu như là một thú tiêu khiển giết thời gian nay nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi sự đầu tư tính đa dạng của nó: phong phú về thể loại nh thể thao (Fifa), hành động (Hitman), chiến thuật, phiêu lưu (Tarzan), trí tuệ (Sherlock Holmes), mô phỏng (Sim), chiến thuật (Yuri), vui nhộn,…; nhiều hình thức: video game (Mario,Racing,tetris…), game show trực tiếp trên truyền hình (Vui cùng Hugo), game trong điện thoại di động, game trên máy tính, …Song phải kể đến một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một “cơn bão” trong giới học sinh: game online (trò chơi trực tuyến) bởi hình ảnh đồ họa 3D sắc nét, sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thấy hồi hộp,bị lôi cuốn theo trò chơi người chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhau thông qua điều khiển các nhân vật ảo, vừa chơi game vừa chat, có thể chuyển nhượng các món đồ trong game (đồ ảo). các nhân vật được xây dựng đẹp và sinh động, phong phú,có thể ăn theo một số phim, truyện ăn khách (Thiên Long Bát bộ,..) hoặc các hoạt động đang được yêu thích tại thời điểm đó.(bóng đá, nhảy hiphop,…).Về âm thanh có trò thì có điệu nhạc vui nhộn,có trò thì có điệu nhạc hoành tráng của những trận đánh nhau giữa hai game thủ.Ngày nay,nền công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn trước nên đã tạo ra nhiều trò chơi hay,hấp dẫn mọi người và nhất là học sinh. Nhiều trò còn áp dụng nhiều kĩ thuật mới của ngành tin học làm cho nhân vật của các trò chơi có thể di chuyển nhanh,động tác mềm mại,uyển chuyển hơn. Chính bởi tính đa dạng của trò chơi điện tử, nó phù hợp với mọi lứa tuổi, sở thích và cá tính. ”Game có thể thảo mãn hầu hết các nhu cầu tâm lý căn bản của người chơi. Đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi rời bỏ thế giới ảo”-theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia trường Đại học Rochester (New Yord, Mỹ) tiến hành trên 1000 người chơi. Game có thể đem đến cho người giải trí cảm giác thanh công, tự do và được tương tác với người khác. Song những mặt tích cực ấy chỉ khi bạn chơi điều độ,mức độ vừa phải với những trò chơi phù hợp. Với hơn 1.000 máy chủ của Vinagame hiện tại các bạn thử ước tính xem bao nhiêu người dùng chưa kể đến các game online khácLàm sao đây? các bạn có cách nào không? Làm sao để gameonline là một hình thức giải trí đúng nghĩa? Hiện nay, hoạt động của dịch vụ Internet, game online ở địa phương ta vô cùng nhộn nhịp, càng gần các trường học, càng xuất hiện nhiều. Đoạn đường tõ nhµ t«i ®Õn trêng,chỉ dài hơn 2 km đã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm hoạt động suốt 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong vẫn hoạt động bình thường). Khách hàng phần lớn là thanh, thiếu niên trong tuổi cắp sách đến trường. Bằng chút vốn kiến thức tin học “vừa đủ xài” đã được học ở trường, hay ở đâu đó, các tay lướt web này đã “làm quen” khá nhanh với Internet, game online. Chính những người “nghiện” game online thừa nhận, lúc đầu các em chỉ lên mạng chơi, nhưng thấy quá hấp dẫn, muốn khám phá, rồi thử... và “nghiện” lúc nào chẳng hay… Game không xấu và cả chơi game cũng không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng tính giải trí của nó một cách quá mức lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh không ngờ đến.Ch¬i game tốn thời gian .§©y lµ ®iÓm kh«ng ai ph¶i bµn c·i: Một người chơi ít khi nhận ra chỉ loáng một cái họ tiêu diệt một con quái vật lại ngốn đến cả tiếng đồng hồ, chỉ một loáng họ vượt qua một “cửa” lại ngấu đến vài tiếng. Và thế, thời gian ăn, ngủ, học, làm việc,... đều bị bớt xén, thậm chí là cắt hẳn để giành cho thời gian chơi game. Có phụ huynh cho rằng:”Thà cứ để nó chơi thế còn hơn sa đà vào tệ nạn xã hội”. §óng ! Chơi game không có gì là xấu cả nó là môn giải trí của cả thế giới, nó còn có lợi hàng trăm lần các trò chơi như đua xe lạng lách, hút xách ma tuý... và giới trẻ không ngoài chơi game giải trí thì không có một thứ gì khác để chơi. Thử hỏi ở các thành phố hè đến có gì để chơi để giải trí, công viên thì hiếm hoi, nhà văn hoá quận huyện hầu như không có, nếu có cũng kinh doanh, đi lại ngoài đường tai nạn giao thông nguy hiểm, thà để cho con cái chơi game mà an toàn.Nhưng họ đâu ngờ cô cậu quý tử nhà họ lại bỏ học để có đủ thời gian ”cày level” cho bằng bạn bằng bè. Bạn có tin không,những người làm game online đã tính toán để bạn, một người chơi game 7 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn trong vòng một năm của họ sẽ mất ít nhất là 5 (khoảng 2500 giờ) lên được level cao. Vậy bạn có thấy tiếc thời gian của mình khi cả ngày chỉ vùi đầu vào trò chơi điện tử, đeo đuổi những khát vọng viển vông, trong 2500 giờ ấy, bạn có thể tham gia bao nhiêu hoạt động có ích như từ thiện, hay chỉ đơn giản là chơi một môn thể thao, đọc sách, tiếp thu hàng ngàn những điều lý thú xung quanh mình.. Vậy mà, bạn chỉ biết quay cuồng với những nhân vật ảo trong game mà họ đã tạo ra, và cuối cùng cái bạn đã có là gì? Chưởng của thiếu lâm? Biết được cách giết mấy con quái vật? Tôi không chắc là nó sẽ có ích gì trong xã hội hiện tại, một xã hội cần những con người có học hành, có tri thức, có hiểu biết. Bạn có hiểu vấn đề không? Bạn bỏ học để chơi game, chính là biểu hiện của việc tự làm mình thụt lùi lại so với văn minh nhân loại. Ai còng thÊy ch¬i game tốn tiền bạc: Hãy làm một phép tính đơn giản thế này, một người chơi ngoài hàng 5 giờ/ngày với giá trung bình 2500 đồng/1 giờ thì trong một năm sẽ sẽ tiêu tốn hơn 4 triệu rưỡi! Dù nhà bạn có máy tính, số tiền bỏ ra cũng chẳng ít hơn với titỉ thứ tiền phải trả: tiền hao tổn máy (sửa chữa); tiền nâng cấp các bộ phận của máy tính để cho hiện đại nhất, đáp ứng những nhu cầu ngàycàng khó chiều của các game; tiền điện; tiền internet,… Bạn sẽ mất ít nhất là 4 triệu rưỡi một năm để nuôi cái thú vui xa xỉ này nếu bạn là một tay “nghiện game bình dân”!Bởi vì không chỉ phải trang trải cho tiền chơi hàng ngày mà còn bỏ không ít tiền để “trang trí” thêm cho con nhân vật ảo của mình nếu muốn trông nó đẹp và “chẳng kém ai”.Thậm chí có những game yêu cầu bạn phải “nạp thẻ” (tức là trả tiền chơi cho nhà sản xuất) như “Võ Lâm truyền kỳ” với một thẻ 60 000 được 100 giờ (tất nhiên bạn vẫn phải trả tiền cho hàng net). Một người chơi game online chuyên nghiệp tâm sự: ”Tiền chơi phải bỏ ra là một truyện, nhưng tiền mua đồ cho con character (nhân vật) mới thật sự tốn kém, trung bình mỗi tháng mất không dưới 800 nghìn. Hơn nữa còn phải nạp thẻ Võ lâm. Nhiều khi tiền tiêu vặt bố mẹ cho không đủ đốt, túng quá phải đi chơi bài ăn tiền!”.Thật cay đắng thay!
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/534433-nghi-luan-ve-tro-choi-dien-tu.htm
Em tham khảo nhé:
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2020
Bạn yêu quý!
Đã bao lâu rồi cậu với tớ không viết thư cho nhau nhỉ? Hôm nay tớ viết bức thư này với một lí do mà chị đã muốn nói từ rất lâu rồi. Đó là tớ muốn khuyên cậu học hành chăm chỉ hơn.
Từ khi lên cấp 2, lượng kiến thức của cậu phải học là gấp đôi, rât lớn so với khi cậu còn học Tiểu học nên đối với tớ chuyện cậu cảm thấy áp lực, vất vả với môi trường học mới này là điều đương nhiên. Nhưng cũng không phải vì thế mà cậu cho phép bản thân mình lười được. Cậu cần biết phải biết cố gắng, dù cho không phải giỏi nhất nhưng tớ cũng sẽ mừng vì sự nỗ lực của cậu. Tuy nhiên, cậu đã không biết nhắc nhở bản thân cố gắng, biết vươn lên. Nghĩ về cậu mà đối lúc tớ không khỏi có chút thất vọng. Tớ biết cậu là một đưa trẻ ngoan, hồi còn cấp 1 luôn đứng đầu đạt nhiều danh hiệu tốt. Nên cậu à, đừng ham chơi nữa! Cậu có biết những người ăn xin vì sao phải ăn xin cả đời, những người phải dành cả cuộc đời sau song sắt là vì sao không? Đó là vì khi họ còn trẻ, họ đã không học hành, cũng bởi thế mà kiến thức lẫn nhân cách của họ không bao giờ đủ, không được hoàn thiện nhất. Vì thế, nếu cậu không học hành cuộc đời cậu sẽ có thể giống vậy. Cậu mong ước có một cuộc sống yên bình, có một cuộc sống hạnh phúc thi cậu phải học khi còn trẻ. Bởi lúc còn trẻ, cậu sẽ còn sức mà để học, rồi khi lớn cậu chỉ việc đi xin việc, áp dụng những kiến thức mình học được vào công việc. Và lúc cậu già, cậu sẽ có một cuộc sống đầy đủ, không phải lo nghĩ.
Quý mến cậu nên tớ đã viết bức thư này. Tớ mong cậu không bỏ bê việc học để mà chơi game nữa.Cậu hãy gắng học, gia đình sẽ luôn ủng hộ cậu.
Vậy nhé cậu! Thư đã dài. Tớ xin dừng bút. Mong cậu khi đọc được sẽ suy nghĩ lại.
Bạn của cậu
Tham khảo:
I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.
II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:
Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng
Nguyên nhân:
Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con
Tác hại:
Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…
Biện pháp:
Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…
III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.
tham khảo:
Gửi em của anh!Anh biết em đang chơi điện tử bỏ quên việc học hành, nhưng em có biết nếu ko học thì em sẽ không có tương lai còn chưa kể nhỡ đâu em sẽ dẫn đến những việc như nghiện ngập!
chỉ có 1 câu: MÀY BỎ GAME ĐI KHÔNG TAO MÉC MÁ
=))) đùa thui
Tham khảo
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Chủ Nhật, ngày 26/9/2021
- Em trai thân mến !
Lâu lắm rồi anh với em không viết thư cho nhau nhỉ, sống chung một nhà thì cần gì viết thư cho nhau. Nhưng hôm nay, anh viết thư này, muốn nhắn nhủ với em và khuyên nhủ em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ hơn.
Anh thấy dạo này học lực của em rất sa sút, nhiều lần cô giáo, thầy giáo gọi điện về cho gia đình để nói về việc học tập của em. Bố mẹ, cả anh nữa đều rất buồn và thấy thất vọng về em. Em chơi điện tử quá nhiều, ảnh hưởng đến việc học hành của em. Anh khuyên và mong em hãy bỏ chơi điện tử để học tập thật tốt, hãy tự nghĩ về tương lai của mình. Tương lai của em là do em quyết định, nếu cứ chơi điện tử, không học hành để sau này em sẽ trở thành người thế nào ? Ăn bám bố mẹ, anh trai của em ư ? Nếu bỏ chơi điện tử, cố gắng học hành thì sau này em muốn giải trí, vui vẻ với đam mê của mình khi nào cũng được khi đã học xong và có công việc ổn định.
Một phần là em phải nghĩ cho bố mẹ, anh và tương lai của mình. Một phần em phải tự nghĩ đến sức khỏe của bản thân mình. Nếu chơi điện tử quá nhiều thì sẽ gây hại mắt, hại sức khỏe và em có thể mắc những căn bệnh nặng, khó chữa. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của em và chính gia đình của mình. Anh cũng thấy nhiều lần em thức trưa, thức đêm không ngủ để cày game. Bây giờ có thể em chưa thấy tác hại của nó, nhưng sau này, khi đã lớn em sẽ biết thế nào là tác hại nặng nề của trò chơi điện tử. Nếu chơi một vài lúc, có thời gian để giải trí thì được, nhưng em không làm vậy mà chơi mọi lúc, bỏ bê cả việc học hành để chơi điện tử.
Em hãy nghĩ đi ! Nghĩ cho gia đình, cho chính bản thân và tương lai của em ! Anh mong, em sẽ bỏ chơi điện tử trong thời gian sớm nhất. Quyền quyết định là của em !
Anh trai của em
.............
Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.
Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.
Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.
Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.
Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ.
Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!
Dân tộc ta từ ngàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu . Trong số đó , “ học tập ” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có . Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên , biết kiên trì chiu khổ .
Học tập là những chùm rễ đắng cay , đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm , suy nghĩ tìm tòi khổ luyện . Không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại , kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá . Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được . Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ . “ Học ” mang tính chất tiếp thu tri thức , kĩ năng , hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống . Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa , niềm vui trong cuộc sống . Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức . Cũng như vậy , thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên , học hành rất siêng năng cần mẫn . Nhưng nhà anh nghèo quá , áo quần anh rách nát . Vì quá ham học , anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học . Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu , để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên . Ban đêm , không có dầu mỡ thắp đèn , Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng , hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách . Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc . Ngày đêm anh cố sức học , dùi mài kinh sử để sẽ đi thi . Ðến khoa thi , nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng , còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối , tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh . Thi xong , tới lúc xướng danh , bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn , áo vá trăm mảnh , khố lá che thân . Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức , tinh thần học hỏi không ngừng . Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu :
“ Học nhi bất yếm ”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu :
“ Một rương vàng không bằng một nang chữ ”
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích , làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp .