Nghị luận vb sang thu
Nghị luận vb nói với con
Giúp e vs m.n ơi càng sớm càng tốt mai e thi r
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài
Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Qua đó, thể hiện rõ nét tâm trạng đầy biến động của người chiến sĩ cách mạng.
Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.
Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve râm ran và tiếng sáo diều vi vút trong không trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ "đầy sân nắng đào", có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời.
Trời xanh càng rộng, càng cao.
Cần chú ý đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần", "bắp rây vàng hạt". Cũng như tác giả đang bước vào những năm tháng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức trẻ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm gặp gỡ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.
Bởi vậy, tiếng gọi vào mùa hè của chim tu hú đã khơi dậy ở trong lòng người tù một tâm trạng bức bối, u uất, một khát khao cháy bỏng muốn tung phá ra khỏi chốn lao tù ngột ngạt:
Ta nghe hè đậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi!
Câu 2
\((1) MnO_2 + 4HCl \to MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\\ (2) Cl_2 + H_2 \xrightarrow{as} 2HCl\\ (3) 3Cl_2 + 2Fe \xrightarrow{t^o} 2FeCl_3\\ (4) 2FeCl_3 + Fe \to 3FeCl_2\\ (5) 2NaOH + Cl_2 \to NaCl + NaClO + H_2O\)
\((1) 4Al + 3O_2 \xrightarrow{t^o} 2Al_2O_3\\ (2) 2Fe + 3Cl_2 \xrightarrow{t^o} 2FeCl_3\\ (3) C + O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2\\ (4) 2KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\\ (5) 4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5\\ (6) 2KClO_3 \xrightarrow{t^o} 2KCl + 3O_2\\ (7) Fe + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2\\ (8) Cu + 2H_2SO_4 \to CuSO_4 + SO_2 + 2H_2O\\ (9) 2Fe + 6H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6H_2O\\ (10) 2Al + 6H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6H_2O\)
tham khảo
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Đồng Hoa - một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã viết trong cuốn sách của mình rằng: "Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đã là vấn đề". Câu nói ấy gợi nhắc chúng ta câu chuyện về chú bé chăn cừu, một cậu bé với trò chơi khăm quái đản, luôn cố tình hét lên, cầu cứu với mọi người là có sói đến, nhưng thực tế lại chẳng có con sói nào cả. Trò đùa ấy diễn ra được vài lần, cho đến khi không ai còn tin vào lời của cậu ta nữa, rồi khi có sói đến thật, cậu bé kêu cứu thì đã không còn ai tin tưởng và kết quả đàn cừu của cậu ta bị bầy sói xơi tái bằng hết. Đó là hậu quả của một lời nói dối, một trò đùa tai hại mà cậu bé phải gánh chịu. Vậy trong thời buổi hiện nay thói quen nói dối đã đem lại những tác hại gì?
Trước hết là chúng ta cùng định nghĩa thế nào là nói dối. Nói dối tức là một phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói và gần như trong tất cả các trường hợp nói dối đều là hành động mang tính tiêu cực, làm ảnh hưởng đến các cá thể khác vì sự sai lệch trong thông tin. Chỉ một số ít những trường hợp lời nói dối là vì mục đích nhân đạo và trở thành lời nói dối vô hại vì nó không mang tới ảnh hưởng xấu cho bất cứ một cá nhân nào. Và lời nói dối lúc nào cũng khoác lên mình một vẻ hào nhoáng, trau chuốt dễ khiến người khác tin tưởng hơn là một sự thật đầy gai góc ví như Albert Camus đã từng nói: "Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật". Và sự dối trá cũng không chỉ riêng lời nói mà nó còn nằm ở hành động của mỗi con người giống như câu "Dối trá không nằm trong ngôn từ; nó nằm trong sự việc, theo Italo Calvino. Hoặc như Robert Southey đã từng nói: "Tất cả sự lừa lọc trong đời thực chất chẳng là gì khác ngoài lời nói dối được thực hành, và sự dối trá chuyển từ ngôn từ vào sự vật". Chung quy lại sự nói dối là biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức và đánh mất dần bản thân chân chính của một con người.
Trong xã hội hiện nay hiện tượng nói dối hay lừa lọc đã trở nên rất phổ biến ở mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi tôn giáo. Có thể nói rằng lời nói dối luôn được phát ra mỗi một phút một giây, và trong một giây có hàng triệu con người đang bị những lời nói dối bịp bợm mà họ không hề ý thức được. Những đứa trẻ vài ba tuổi thì bắt đầu biết nói dối rằng chúng đau bụng để không phải ăn những thứ mà chúng ghét, những đứa trẻ đã đến trường thì bắt đầu dối gạt cha mẹ và thầy cô về bài tập của mình, một số đã biết thế nào là quay cóp, gian lận trong thi cử. Những sinh viên thì ngày càng trở nên bạo gan hơn trong việc dối trá, lừa dối cha mẹ về việc tham gia các khóa học tiếng anh, tin học, kỹ năng,... để xin tiền ăn chơi, trong khi thực tế cái họ học được duy nhất chỉ là cách nói dối ngày càng một chuyên nghiệp hơn. Khi bước ra ngoài xã hội, người ta lại tiếp tục lừa dối nhau bằng những lời nói dối tinh vi hơn, một chàng trai hay một cô gái nào đó sẵn sàng lừa dối người yêu của mình để qua lại với vài người khác nữa. Một nhân viên sẵn sàng ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp để tranh công với sếp, những nhà thầu công trình khai sai số lượng vật liệu xây dựng để rút ruột công trình, những nhân viên kế toán tìm cách rút tiền công quỹ bằng cách hóa đơn khống. Những người chồng tìm cách nói dối vợ về các bữa tiệc xã giao để đem thời gian và tiền bạc đi cặp kè với nhân tình. Một số người nông dân dùng vô số loại thuốc bảo vệ thực vật vào rau củ của mình nhưng lại điềm nhiên nói rằng chúng hoàn toàn tươi sạch. Các nghệ sĩ, nhà văn thì ngấm ngầm đạo tác phẩm của đồng nghiệp rồi trắng trợn nói rằng chúng là do mình tự sáng tác,... Và còn rất nhiều những lời nói dối mà dù có liệt kê cả nghìn trang giấy cũng không thể nào cạn được.
Vậy cuối cùng thói dối trá đã đem lại cho con người những gì ngoài sự đổ đốn và mục rữa trong tâm hồn, có thể ngay lúc ấy sự lừa lọc kẻ khác đã đem cho chúng ta những lợi ích nhất định khiến chúng ta thỏa mãn, thế nhưng những hậu quả mà nó đem lại cho người khác thì sao? Những bậc cha mẹ và thầy cô phải phiền lòng vì sự dối trá của những đứa con, và bản thân chúng cũng trở nên mục rỗng thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm, cuối cùng nặng nề nhất ấy chính là thiếu hụt đạo đức, chúng không hề ý thức và ngày càng chìm đắm vào việc nói dối như một đam mê. Những cô gái, những chàng trai, những người vợ, người chồng phải đau khổ vì bị phản bội, bị mọc sừng, hạnh phúc trong tình yêu, trong hôn nhân lập tức sụp đổ ngay trước mắt. Còn những công trình bị rút ruột thì luôn ẩn chứa khả năng giết người tiềm tàng tựa như một cái máy chém sẵn sàng sập xuống bất cứ lúc nào. Còn những thứ rau quả toàn thức bảo vệ thực vật sẽ giết con người bằng lưỡi dao vô hình và khủng khiếp, nó hủy hoại dần con người ta từ bên trong khiến chúng ta chết từ từ với những căn bệnh quái ác như ung thư. Những kẻ đạo văn, đạo nhạc thì đã làm vấy bẩn thế giới nghệ thuật vốn tươi đẹp và thanh cao, làm cho con người ta không còn tín nhiệm vào những thứ để bồi bổ tâm hồn như sách vở và âm nhạc. Chung quy lại quá nhiều lời nói dối và các hành động dối trá diễn ra khiến con người luôn sống trong sự hoài nghi. Cha mẹ không dám tin tưởng con cái rồi vô tình gây ra những tổn thương cho đứa trẻ; người ta sợ hãi tình yêu hôn nhân; không còn tin vào chất lượng của các công trình, ái ngại khi bỏ tiền ra mua nhà cửa. Người ta cũng không dám ăn những thứ được bày bán ngoài chợ vì sợ có độc, sợ nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Như vậy xã hội này đã biến thành một xã hội với những kẻ nói dối và những con người luôn hoài nghi, sợ hãi. Và tôi khẳng định rằng đó là một xã hội tồi tệ, khi con người không có niềm tin dành cho nhau, cuộc sống đó là một cuộc sống quá đỗi mệt mỏi.
Không chỉ gây nguy hại cho đời sống xã hội, lời nói dối còn có tác động tiêu cực với chính người đã tạo ra chúng. Trước hết việc lừa dối làm nhân cách đạo đức con người ngày một suy mòn, đi xuống, họ mất đi cái gọi là lòng trung thực, sự chân thành, riết rồi tâm hồn họ chỉ có hai chữ dối trá che mờ tất cả. Bởi một lời nói dối tất sẽ kéo theo những lời nói dối khác để che đậy cho nó, con người nói dối một lần, hai lần rồi nhiều đến mức họ tin rằng những lời nói dối đó là thật và trở nên điềm nhiên trong sự dối trá tệ hại của mình. Và đặc biệt không ai có thể nói dối cả đời như câu nói "Sống để bụng chết mang theo" được, trên đời này chỉ có sự thật là chính nó còn riêng lời nói dối lúc nào cũng như một kẻ phạm tội luôn để lại dấu vết ở khắp nơi. Một khi bị phát hiện là kẻ dối trá người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sếp tổng sẽ không còn ai dám tin tưởng và hợp tác với bạn nữa. Hoặc mọi người sẽ tạm tin bạn và luôn đặt bạn dưới tầm ngắm nếu có bất cứ một vấn đề nào xảy ra, lúc này đây bạn cũng chẳng khác mấy so với chú bé chăn cừu tinh quái. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ khi mất đi sự tín nhiệm của mọi người, bạn sẽ dần bị xa lánh, ghét bỏ, không chỉ vậy mỗi một hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng rất lớn đến con cái của chúng ta sau này. Sẽ khó có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi cha mẹ chúng liên tục nói dối, liên tục làm những trò bịp bợm trước mặt chúng, bởi đơn giản trẻ em là một tờ giấy trắng, tờ giấy ấy là một bức tranh đẹp hay một bức tranh tệ hại chính là phụ thuộc vào ngòi bút của những người lớn đấy các bạn ạ.
Tóm lại sống trên đời chúng ta nên trung thực và chân thành với lòng mình, chẳng hạn sự thật có quá đỗi trần trụi gai góc, thì chúng ta hãy uyển chuyển tìm cách khiến nó trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu chứ đừng biến nó rành những lời nói dối độc hại. Đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc đời người khác bằng thói ích kỷ của mình nhé các bạn.
Tham khảo:
Câu 2:
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta". Vậy làm thế nào để phát huy truyền thống vẻ vang đầy tự hào này? Trước hết,chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Nếu bạn có thể thì hãy mở những buổi ngoại khóa tuyên truyền cho mọi người về lòng yêu nước. Hãy để cho tất cả mỗi con dân Việt dù đi xa hay về gần đều nhớ đến
Tham khảo:
Câu 1:
- Bài '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' là một mẫu mực của văn nghị luận vì:
+ bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước).
+ Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng.
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.
Số sách của trường Trần Quốc Toản là:
(8320+230) : 2 =4275 (quyển)
Số sách của trường Lê Lợi là:
4275 - 230 = 4045 (quyển)
Đáp số: Trường Trần Quốc Toản: 4275 quyển
Trường Lê Lợi: 4045 quyển
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng
em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật
tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ
những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ U, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống
sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài
phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi
bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên
cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với
những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu
nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài
không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”.
Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”
Con người tạo ra công nghệ và đổi mới chúng không ngừng. Vậy “công nghệ” ở đây là gì? Nếu nói ra một đích danh cụ thể, người ta sẽ bảo rằng công nghệ là những máy móc tiên tiến, giới trẻ sẽ nói rằng nó chính là Facebook. Vậy thật ra công nghệ là gì? Công nghệ là toàn bộ những máy móc, phần mềm tiên tiến có chức năng hỗ trợ, cải thiện đời sống con người, giảm bớt việc nặng nhọc và rút ngắn thời gian làm việc của con người mà vẫn đem lại hiệu quả, chất lượng cho công việc. “Nhưng chính công nghệ đang thay đổi cuộc sống con người” là câu nói khiến ta suy ngẫm nhất. “Sự thay đổi” có lẽ sẽ nói về mặt lợi và hại, sự tích cực và tiêu cực đối với đời sống con người. Nếu hình tượng hóa ta sẽ nghĩ công nghệ chính là con dao hai lưỡi.
Câu nói đề cao trí tuệ, sự sáng tạo của con người, nhưng đồng thời cũng thức tỉnh con người về sự tiêu cực, để con người không bị ngã xuống hố sâu do chính mình tạo ra, rất đau đớn! Bằng sự thông minh, tìm tòi, con người đã sáng tạo ra các máy móc tiên tiến, phần mềm thông minh để hỗ trợ công việc và giản trí của con người. Nhưng công nghệ càng tiên tiến con người sẽ trở nên lệ thuộc vào công nghệ. Đó là hệ quả của việc sử dụng công nghệ.
Nói về sự “thay đổi”, đương nhiên chúng ta không nên chỉ chăm chăm nhìn vào sự đe dọa, sự tiêu cực của công nghệ đối với con người. Bởi có khi công nghệ có lợi con người mới tạo ra nó, biến nó trở thành một công cụ có ích cho mình. Công nghệ biến những điều trước đây không thể thành có thể, kết nối con người dù cách nửa vòng trái đất, gắn nối tất cả niềm tự hào trên thế giới. Nó biến những công việc nặng nề thành việc bấm nút và lướt quét nhẹ nhàng, khi đó con người có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.
Nhưng nếu cứ khăng khăng, một mực công nghệ chỉ có lợi, con người sẽ thật sự sa lầy và lệ thuộc vào công nghệ. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao công nghệ sẽ biến ta thành “nô lệ”, là người phụ thuộc vào nó?”. Bởi sự tiên tiến của công nghệ khiến ta trở nên thụ động, những gì trước đây chúng ta làm bây giờ đều được công nghệ thay thế. Khiến “một cây sậy tư tưởng” phải lười suy nghĩ, đây là điều đáng sợ nhất khi bị công nghệ chi phối.
Facebook là một phần của công nghệ, nó trở thành “một loại thức ăn” không thể thiếu trong khẩu phần sống của con người hiện nay. Không chỉ là thế hệ thanh niên, giới trẻ mà những người lớn tuổi, bậc cha chú cũng đang hết sức “quan tâm” vào nó, hơn là quan tâm vào những cuộc trò chuyện như trước đây. Những phút giây vui vẻ, sum vầy bên gia đình, những lời tán gẫu đã thực sự vơi dần, khi giờ đây ở nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh con người chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Những cuộc họp lớp đầy nhạt nhẽo, những bữa cơm và ngày chủ nhật đầy thờ ơ khi có mặt của điện thoại. Đây là vấn nạn mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.
Tự bản thân mình suy xét, tôi thấy mình dường như quên lãng đi phút giây trò chuyện cùng ba mẹ, quên đi lời cười đùa cùng bạn bè, quên đi những trò chơi ngu ngốc nhưng đầy thú vị. Tôi hiện nay chỉ biết nhìn vào status – dòng tâm trạng của bạn bè trên Facebook mà like – yêu thích và share – chia sẻ, là những thuật ngữ gần như quen thuộc với hầu hết mọi người, “chúi đầu” vào những trò chơi điện tử phức tạp mà quay lưng với ấm áp thường ngày. Câu nói là hồi chương thức tỉnh bản thân tôi, cũng là bài học quý giá mà bản thân sẽ không bao giờ quên.
Công nghệ là con dao hai lưỡi. Nói cách khác, công nghệ là điều tuyệt vời nhất, cũng là điều đáng sợ nhất. Nó khiến tôi lo sợ khi công nghệ đã biến bản thân thành một người bất hiếu, một người em thờ ơ và một người bạn vô tâm. Biết đâu khi đôi hoàn toàn mất đi ý thức của bản thân, tương lai tôi sẽ trở thành một người mẹ không quan tâm con, một người đồng nghiệp chỉ biết đến lợi ích riêng của mình và trở thành một công dân vô tâm, thờ ơ trước mọi sự chuyển biến của xã hội. Đó là điều tôi lo sợ nhất! Thật khủng khiếp, nếu điều đó xảy ra trong chính cuộc đời của tôi và mọi người xung quanh.
Công nghệ khiến chúng ta thông minh khi tạo ra nó, cũng khiến chúng ta phải khôn ngoan khi sử dụng nó. Sự chừng mực và điều tiết trong việc sử dụng công nghệ là điều cần thiết, nhưng trước hết chúng ta phải thay đổi về nhận thức. Khi nhận thức đúng thì chúng ta mới có thể hành động đúng. Quan tâm đến gia đình, chia sẻ vui buồn với bạn bè một cách thực sự, mà không cần thông qua một thế giới ảo nào. Đó là điều mà bản thân tôi đang hướng tới. Hãy bỏ điện thoại vào một nơi sâu thẳm nhất trong góc phòng, hướng mắt nhìn lên, chúng ta sẽ thấy sự ấm áp của tình người và bên trong chúng trước khi chúng mất đi.
Câu nói đã thức tỉnh chúng ta về sự cần thiết của công nghệ và sự khôn ngoan khi sử dụng, để không phụ thuộc vào chúng. Hãy luôn nhớ rằng, công nghệ mất đi không đáng sợ bằng sự biến mất của tình người và trí tuệ, ý thức của con người. Công nghệ được tạo ra bởi con người, nhưng nó sẽ “hủy diệt” chúng ta bằng sự lệ thuộc và thiếu khôn ngoan con người. Hãy thật khôn ngoan khi sử dụng công nghệ.
1)
A. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thân bài.
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
b. Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản
–>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
3. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:
- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
- Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
=> Gợi cảm xúc tiếc nuối
C. Kết luận: |“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.
- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp
Tham khảo:
Bài 1:
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh giữ chức vụ Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn. Bài thơ Sang thu được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Nội dung thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những chuyển biến tinh tế của trời đất và là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của nông thôn đồng bằng Bắc bộ lúc giao mùa từ hạ sang thu.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Những biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng sự rung động của trái tim thi sĩ và thể hiện qua những hình ảnh thơ mộng, giàu sức biểu cảm.
Ở khổ thơ đầu, dấu hiệu của mùa thu không phải là Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu như trong thơ cổ; cũng không phải là Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống; lệ ngàn hàng như trong thơ Xuân Diệu cách đây hai phần ba thế kỉ. Vốn hiểu biết nhiều về nông thôn nên Hữu Thỉnh đã đưa vào bài thơ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Đây là khung cảnh một sáng chớm thu ở làng quê Bắc Bộ. Trước hết nhà thơ bất chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió mang hương ổi chín. Gió se là làn gió nhẹ, thoáng chút hơi lạnh, còn gọi là gió heo may. Hương ổi gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ.
Tiếp theo là hình ảnh màn sương giăng trước ngõ. Lập thu, tiết trời mát mẻ. Sáng sớm và chiều tối thường có sương. Sương cũng là một trong những dấu hiệu của mùa thu. Sương chùng chình qua ngõ như để nhắc nhở lòng người đang mong đợi rằng mùa thu đã tới. Nhà thơ ngỡ ngàng và sung sướng thầm thốt lên: Hình như thu đã về.
Hai từ bỗng và hình như làm tăng thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, rất đúng với tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh mùa thu – nguồn cảm hứng bất tận của thơ, ca, nhạc, họa.
Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người mình, tâm hồn mình. Bắt đầu là khứu giác: Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se. Tiếp theo là thị giác mở rộng để tiếp nhận những tín hiệu báo thu sang. Từ làn sương vấn vít trong những rặng cây, lũy tre dọc theo lối ngõ cho đến dòng sông đã qua mùa lũ, giờ đây nhẹ nhàng, thanh thản trôi xuôi. Trên nền trời mùa thu trong xanh, những cánh chim dường như cũng vội vã hơn.
Cảm giác giao mùa được nhà thơ diễn tả bằng một hình ảnh bật ngờ đầy thi vị: Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu. Đây là hình ảnh đặc sắc miêu tả cảnh mùa hạ chưa qua hẳn nhưng mùa thu đã tới. Ấn tượng về cái ào ạt, mạnh mẽ của những cơn mưa mùa hạ vẫn còn nguyên nhưng nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu đã len nhẹ vào hồn từ lúc nào chẳng rõ.
Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa rào ào ạt cũng đã thưa dần:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Nhà thơ thể hiện cảm xúc của mình rất thành công bằng những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như; dềnh dàng, vắt nửa mình... Cả bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của trời đất lúc vào thu được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim nghệ sĩ. Chính điều đó khiến cho mỗi từ ngữ, hình ảnh đều phập phồng sự sống.
Ba khổ thơ, mười hai câu thơ, câu nào cũng đẹp, cũng hay nhưng nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu được Hữu Thỉnh thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hai câu thơ này có hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất tả thực hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong cơn mưa cuối hạ. Tầng nghĩa thứ hai là nghĩa hàm ngôn thông qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ nghệ thuật. Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi ngụ ý chỉ con người đã từng trải.
Lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và bất ngờ của những cơn mưa giông mùa hạ đã bớt đi. Hàng cây không còn bị giật mình, run rẩy vì tiếng sấm. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự rằng với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì bản lĩnh cũng vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên, chân thật, cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tài tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Với bài Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu mang dấu ấn riêng của mình vào những chùm thơ thu hay và đẹp của thơ ca Việt Nam.
Bài 2:
g suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.