K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN

1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?

Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.

Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.

Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.

Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại

Trả lời:

Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.

2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?

- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.

- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.

- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.

- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.

Trả lời:

Những trường hợp cần viết đơn là:

-    Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.

-    Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.

-    Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.

II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN

Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?

Trả lời:

Qua hai mẫu đơn ta thấy:

*  Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.

*  Khác nhau:

-  Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.

-  Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.

*  Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:

-  Quốc hiệu

-  Tên đơn

-  Tên người viết đơn

- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

-  Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.

-  Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

-  Chữ kí của người viết đơn.



 

Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.

- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.

  • Đơn trình báo việc mất xe -> gửi đến Công an gần nhất (chẳn hạn công an phường, thành phố, …)
  • Đơn xin học lớp ngoại khóa nhạc, họa ở trường -> gửi đến BGH nhà trường và thầy Hiệu trưởng.
  • Đơn xin kiểm điểm bản thân về hành vi ồn ào trong lớp học -> Gửi đến Thầy giáo và Ban cán sự lớp.
  • Đơn xin nhập học trường mới -> Gửi đến BGH và thầy hiệu trưởng trường mới.
19 tháng 10 2017
  • Câu 1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm :

- Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

  • Câu 2.

 a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ? ‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau : - Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.

- Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại. - Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.

b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào ? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? - Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’. 6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó. - Hoàn cảnh thiếu thốn : Nhà thơ kể về gia cảnh của mình : trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ

= > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu. - Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? - Vị trí của câu thứ tám : Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường. - Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.


 

19 tháng 10 2017

Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

- Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Luyện tập

Câu 1: 1. Ngôn ngữ ở bài 'Bạn đến chơi nhà' có khác gì với ngôn ngữ ở đoạn thơ 'Sau phút chia li' đã học?

Khác nhau:

- Sau phút chia li:

   + Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

   + Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

- Bạn đến chơi nhà:

   + Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

   + Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

   + Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

Giống nhau : Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.

Câu 2:

a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng, mẫu mực.

b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

22 tháng 10 2018

. Thế nào là quan hệ từ

1. Xác định các quan hệ từ

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…

2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

2. Các cặp quan hệ từ

- Nếu … thì…

- Vì… nên…

- Tuy… nhưng…

- Hễ… thì…

- Sở dĩ… nên…

3. Đặt câu

- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

22 tháng 10 2018

Vietjack hân hạnh tài trợ cho chương trình này ! :)

I. Thế nào là quan hệ từ

1. Xác định các quan hệ từ

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…

2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

2. Các cặp quan hệ từ

- Nếu … thì…

- Vì… nên…

- Tuy… nhưng…

- Hễ… thì…

- Sở dĩ… nên…

3. Đặt câu

- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.

Bài 3 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Bài 4 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Bài 5 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.

a, Nhấn mạnh sự khỏe

b, Nhấn mạnh tính chất gầy

P/s : Không nhận gạch đá !

16 tháng 11 2017

Số từ và lượng từ

I. Số từ

Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật, hoặc biểu thị thứ tự.

Số từVị tríDanh từ được số từ bổ sungý nghĩa biểu thị của số từ
HaiĐứng trước danh từchàngBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từván cơm nếpBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từnếp bánh chưngBiểu thị số lượng sự vật
ChínĐứng trước danh từngà, cựa, hồng maoBiểu thị số lượng sự vật
MộtĐứng trước danh từđôiBiểu thị số lượng sự vật
SáuĐứng sau danh từHùng VươngBiểu thị thứ tự

Câu 2: Một đôi là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, một là số từ. Như vậy đôi trong câu (a) không phải số từ.

Câu 3: Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.

    + Một tá bút chì

    + Một cặp bánh giày

    + Một chục trứng gà

II. Lượng từ

Câu 1: Các cụm danh từ là:

    + các hoàng tử

    + những kẻ thua trận

    + cả mấy vạn tướng lĩnh

- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

    + Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;

    + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Câu 2 Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:

Số từ và lượng từ

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

III. Luyện tập

Câu 1:

    + Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.

    + Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.

Câu 2: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

Câu 3:

- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau là:

    + Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

    + Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

16 tháng 11 2017
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ  I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Số từ là gì?a) Ví dụ:(1) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi".(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)(2) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.b) Dựa vào các từ in đậm, hãy tìm các cụm danh từ.Gợi ý: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi; thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.c) Các từ hai, một trăm, chín, một, sáu.. đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?Gợi ý: Các từ trên là số từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.d) Hãy mở rộng cụm từ một đôi về phía sau, ví dụ: một đôi đũađ) Từ đôi trong các cụm từ trên có phải là số từ không? vì sao?Gợi ý: một đôi, một đôi đũa là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, đũa là danh từ chỉ sự vật, một là số từ.e) Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, ví dụ: thứ sáu.Chú ý phân biệt giữa số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng, ví dụ một đôi: đôi không phải là số từ, là danh từ chỉ đơn vị (một đôi đũa). Các danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa gắn với số lượng thường gặp như: đôi, tá, cặp, chục,...f) Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.Gợi ý:- một tá bút chì- một cặp bánh giày- một chục trứng gà2. Lượng từa) Ví dụ:[...] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.(Thạch Sanh)b) Dựa vào các từ in đậm, hãy xác định các cụm danh từ.Gợi ý: các hoàng tử; những kẻ thua trận; cả mấy vạn tướng lĩnhc) So sánh các từ in đậm trên với số từ (về vị trí so với danh từ, về ý nghĩa).Gợi ý: Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:- Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.d) Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:
Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
t2t1T1T2s1s2
 các hoàng tử  
 nhữngkẻ thua trận 
cảmấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ  
đ) Người ta chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (ví dụ: cả, tất cả, tất thảy,...) và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (ví dụ: các, những, mọi, mấy, mỗi, từng,...).f) Đặt 3 câu trong đó có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể, 3 câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối.Gợi ý:- Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.- Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tìm số từ có trong bài thơ sau. Chúng thuộc loại số từ nào?              Không ngủ đượcMột canh... hai canh... lại ba canh,Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.(Hồ Chí Minh)Gợi ý:- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh;- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.,2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau thuộc loại số từ nào? Chúng được dùng với ý nghĩa ra sao?Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm(Tố Hữu)Gợi ý: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.3. So sánh ý nghĩa của từ "từng" và "mỗi" trong hai câu sau:a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.(Sự tích Hồ Gươm)Gợi ý: Điểm giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể. Khác nhau là: từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác còn mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.
26 tháng 8 2016

Liên kết trong văn bản hả bạn

26 tháng 8 2016

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết.

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1.

  - Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền từ thích hợp.

Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4.

  - Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.

30 tháng 8 2016

Mẹ Tôi

                                                     _ Ét – môn – đô đơ A- xi –mi _

I. Đọc – tìm hiểu chung

 1. Tác giả : Ét-môn –đô đơ A-xi-mi ( 1846 – 1908)

 - Nhà văn người I-ta-li-a ( Ý)

- Nhà văn chuyên viết về đề tài thiếu nhi, nhà trường, … và những tấm lòng nhân hậu.

 

2. Tác phẩm:

 - Xuất xứ: In trong tập : “ Những tấm lòng cao cả” ( 1886)

3. Đại ý:

- Nói về vị trí, ý nghĩa và vai trò của người mẹ rất thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

4. Nhan đề

5. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 : từ đầu … “ vô cùng” : Lí do viết thư

- Phần 2: tiếp theo … “ tình yêu thương đó” : Nói về nội dung bức thư.

- Phần 3 : Còn lại: Mong muốn của người viết thư.

II. Đọc – tìm hiểu văn bản

1. Sự hi sinh của mẹ

- Thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho con

- Bỏ một năm hạnh phúc để tránh con 1 giờ đau đớn

- Đi ăn xin để nuôi con

- Hi sinh tính mạng để cứu sống con

=> Mẹ hi sinh tất cả: thời gian, hạnh phúc, danh dự, tính mạng.

2. Ý nghĩa của người mẹ trong cuộc đời của mỗi con người

- Ngày buồn thảm nhất là ngày con mất mẹ

- Khi mất mẹ, con them được nghe tiếng nói, được sà vào vòng tay mẹ, yếu đuối, tội nghiệp, ko được chở che, có ăn năn, hối hận thì quá muộn

=> Cha, mẹ có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với con cái. Con cái phái biết yêu thương, trân trọng, hiếu thảo với cha, mẹ.

III. Tổng kết :

Ghi nhớ : SGK

30 tháng 8 2016

MẸ TÔI

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

 

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),... Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,... được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.

2. Tác phẩm

 Tóm tắt

Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận

 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

- “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”......

3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?

a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 

b) Vì En-ri-cô sợ bố.

c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Trả lời : Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.

5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

( Trong hoc24 có mak bạn: undefinedundefinedundefined

20 tháng 1 2021

Mọi người giúp mik vs , mai mik nộp r

20 tháng 1 2021

 biết làm :D,bruh

17 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé:

Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây. Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung... Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.

20 tháng 3 2021

ko có mở bài kết bài như bài văn ạ chị

 

19 tháng 1 2022

Tham khảo

 

“ Tùng...Tùng...Tùng” tiếng trống trường ngân lên dõng dạc báo hiệu giờ học bắt đầu. Mỗi đứa học trò chúng em lại náo nức mong chờ môn tiếng anh bởi hình ảnh đẹp tươi khi cô giáo đang giảng bài còn đọng mãi trong lòng em.

Khi cô Hoa bước vào lớp, cô luôn dịu dàng trong chiếc áo dài xanh da trời. Cô gần ba mươi tuổi nên chiếc áo cùng mái tóc đen nhánh xõa ngang lưng làm tôn thêm vẻ đẹp thanh thoát của cô. Mỗi thầy cô đều có cách dạy riêng của mình, cô Hoa cũng vậy. Cô giảng bài bằng tiếng anh nhưng cô nói chậm rãi, điềm đạm. Giọng nói cô nhẹ nhàng, êm ái theo trọng âm từng từ tựa như lời một bài hát vậy. Cô hướng dẫn chúng em cách phát âm, nghĩa của các từ mới trong bài học. Cô bước từng bước xuống lớp, quan sát chúng em làm bài tập nhóm. Mỗi giờ học, cô đều nhắc nhở chúng em cách học hiệu quả, đôi khi cô giới thiệu những phần mềm học tập tiếng anh thú vị. Ánh nhìn trìu mến của cô như cổ vũ, khuyến khích từng bạn học tập chăm chỉ hơn. Lúc giảng bài, thỉnh thoảng cô nở nụ cười tươi, duyên dáng, để lộ hàm răng trắng sáng. Cô Hoa không xinh nhưng cô mang nét duyên thầm qua ánh mắt và nụ cười xinh tươi ấy. Những ngón tay thon dài của cô cầm phấn, tay kia cô uyển chuyển đưa theo nhịp lời nói. Em còn ngỡ cô là một nhà ảo thuật, cô dùng phép màu đưa chúng em vượt không gian, thời gian để biết tới những vùng miền văn hóa mới lạ của Châu Âu, Châu Mỹ. Bên cạnh đó, cô không quên chia sẻ những trải nghiệm, chuyến đi công tác lý thú của mình tại các quốc gia đó. Lũ học trò chúng em mắt không rời bài học mặc những chú chim cứ lảnh lót cất tiếng ca hay tia nắng tinh nghịch đùa vui cùng gió.

19 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Sáng nay, chúng em học giờ kể chuyện cùng cô giáo chủ nhiệm. Đó thực sự là một tiết học thú vị.

Đầu tiết học, vẫn như thường lệ, cô bắt đầu với việc kiểm tra bài tập về nhà của mọi người. Có ba bạn may mắn sẽ được cô chấm điểm vào vở. Sau đó, tiết học mới chính thức bắt đầu.

Trên màn hình chiếu, là các bức tranh minh họa cho câu chuyện vừa đẹp và dễ hiểu. Tiếp đó, cô giáo bắt đầu chầm chậm kể lại câu chuyện với chất giọng ấm áp và ngọt ngào của mình. Một mình cô mà có thể nhập vai biết bao nhân vật. Nào là dê mẹ dịu hiền, dê con thông minh nhanh nhảu, tên sói xám gian ác. Chúng em hồi hộp tập trung theo từng lời kể của cô không thể dứt ra được. Không chỉ kể, cô còn làm ra đủ các hành động minh họa hết sức thú vị. Khi thì cô cúi lưng, cong bàn tay thành hình móng vuốt khẽ gõ cửa như sói xám. Khi thì cô nghiêng đầu, hé mắt nhìn qua những ngón tay như dê con. Nhờ cô, mà tiết kể chuyện trôi qua hấp dẫn vô cùng. Mãi đến khi dòng chữ Kết thúc hiện ra trên màn hình, em mới nhận ra được.

Em rất thích được học cùng với cô chủ nhiệm của mình.