K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được...
Đọc tiếp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được dùng để giám sát các khí thể trong tầng khí quyển, nó chú ý đến ozon. Tầng ozon là áo giáp của Trái Đất chỗng lại những bức xạ có hại - tia tử ngoại đến từ Mặt Trời. Những năm 90 con người cho rằng tầng ozon giảm đi là do các rác thải hóa học. Ở trên bầu trời Nam Cực vệ tinh đã phát hiện ra một lỗ thủng ozon lớn và nó vẫn tiếp tục mở rộng ra. Về nguyên nhân dẫn đến tầng băng ở hai cực dần dần tan ra, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận thống nhất. Hiện nay vệ tinh vẫn tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân, rất có thể sự nóng lên của Trái Đất là quá trình điều chỉnh; cũng có thể do con người gây ra nhưng bất luận thế nào thì chỉ cần nhiệt độ tăng lên một chút nữa cả vùng Tây Bắc Âu sẽ bị chìm trong biển nước.

Một con tàu chở dầu gặp sự cố, dầu bị rò rỉ là một nguy hiểm đối với môi trường. Khi đó các bức ảnh chụp được từ vệ tinh có thể giúp chúng ta cách xử lí, cho chúng ta biết phạm vi ô nhiễm và nên bắt tay từ hướng nào. Vệ tinh còn giúp chúng ta phát hiện ra những vùng biển có dầu phủ do một nguyên nhân nào đó như bức ảnh vệ tinh chụp ở vùng biển Cô-oét trước và sau khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Ở lưu vực sông Amazôn, hệ thống sinh thái đang bị uy hiếp nghiêm trọng, rừng nhiệt đới đang dần dần biến mất, nơi cung cấp 1/4 lượng ôxi cho Trái Đất đang bị tàn phá. Tàu vũ trụ đã chụp được cảnh tàn phá của rừng và nạn cháy rừng, các hình ảnh mà vệ tinh gửi về làm cho chúng ta thực sự lo lắng. Vệ tinh không chỉ quan sát mà còn có thể giúp chúng ta sử dụng đất đai một cách tốt nhất, nó cung cấp cho các nhà qui hoạch viễn cảnh mới của việc phát triển một thành phố và ngoại ô. Các vệ tinh này tiến hành chụp ảnh vào một khu nào đó trên Trái Đất từ nhiều vị trí trên quỹ đạo; thông qua xử lí các bức ảnh này chúng ta có một cảnh không gian ba chiều, thông qua xử lí của máy vi tính chúng ta biết nên đặt các công trình ở đâu. Các rađa lắp trên vệ tinh có thể giúp thị lực của chúng ta xuyên qua lớp tro bụi của núi lửa như thể hiện lại dung nham của núi lửa ở Philipin, phát hiện ra các lòng sông bị chôn vùi dưới sa mạc Sahara...Vệ tinh cung cấp những thông tin quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp các tin tức về đại dịch mùa màng như phát hiện ra nạn châu chấu. Từ trên vệ tinh có thể thấy được khu vực châu chấu đẻ trứng làm cơ sở để máy bay đi phun thuốc tiêu diệt chúng. Như vậy có thể thấy rằng vệ tinh là lính tuần tiễu của Trái Đất chúng ta.

Bước đầu tiên trong chuyến du lịch không gian là nhận thức lại Trái Đất quê hương của chính chúng ta. Vệ tinh ứng dụng trực tiếp phục vụ cuộc sống và kinh tế quốc dân như các ngành thông tin khí tượng, vận tải...Bên cạnh đó còn một loại vệ tinh nữa được gọi là vệ tinh khoa học, chúng có nhiệm vụ ngắm thẳng về phía các thiên thể. Trên những vệ tinh này người ta cho lắp đặt các kính viễn vọng quang học và phản xạ, trong điều kiện vũ trụ không có những nhiễu loạn do bầu khí quyển gây ra, độ nhạy của các kính này được cải thiện có thể nhìn được rõ và xa hơn. Sau khi có cái nhìn từ ngoai tầng khí quyển, con người dõi mắt đến những vùng sâu hơn của vũ trụ và bắt đầu đưa máy thăm dò đến những thiên thể ở xa trong hệ Mặt Trời.

0
''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những...
Đọc tiếp

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?

Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những mục tiêu thăm dò của con người. Từ những búc ảnh mà phi thuyền ''Người du hành'' số 2 gửi về có thể thấy được kỳ quan của vệ tinh số 2 sao Mộc mà lần đầu tiên nhân loại ghi lại được. Trong những bức ảnh này có thể nhìn thấy chi tiết đến độ rộng vài thước Anh, trên bề mặt vệ tinh số 2 này cái mà có người đã cho rằng giống như mạng lưới sông trên sao Hỏa là những đường thẳng và những đường cong ngang dọc cắt nhau tạo nên một mạng lưới rất phức tạp, chúng có thể là những gân núi hoặc những khe sâu và liệu chúng có giống với kết cấu tảng ghép của Trái Đất hay không? Theo kết quả xử lý của máy vi tính thì trên vệ tinh số 2 sao Mộc có một đặc trưng giống với hố sao băng nhưng hố sao băng này đã bị lấp đầy. Ngoài ra, việc xử lý trên máy vi tính cũng có tác dụng rất lớn với một phát hiện quan trọng khác của ''Người du hành'' đối với vệ tinh số 1 sao Mộc. Từ Trái Đất nhìn qua kính viễn vọng chúng ta có thể thấy vệ tinh này có ánh sáng rất kì lạ. Chúng ta biết lưu huỳnh đã từng thông qua một phương thức nào đó tràn ra bề mặt vệ tinh số 1 sao Mộc và bắn ra đến vòng mây lớn thể khí bao quanh sao Mộc và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ''Người du hành'' số 1 phải tiếp cận vệ tinh số 1 này. Ở một số chỗ trên vệ tinh số 1 giống như những miệng núi lửa, điều này rất khó khẳng định, sau đó một thành viên của tổ nhiệm vụ ''Người du hành'' đã dùng máy tính tăng cường đồ họa vùng rìa của vệ tinh số 1 sao Mộc để hằng tinh phía sau nó hiện rõ ra.

Ngày thứ tư sau khi ''Người du hành'' số 1 bay đến cận kề sao Mộc thì xuất hiện một cảnh tượng, cảnh tượng mà sau khi được phóng to lên có thể nhìn thấy ở góc phía trái có một vật hình trăng đầu tháng xuất hiện đúng vào chỗ được nghi ngờ là vị trí của núi lửa và trong thực tế cũng đúng là lần núi lửa đang phun. Đây là núi lửa hoạt động đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trái Đất, về sau chúng ta còn phát hiện trên vệ tinh số 1 này có nhiều núi lửa trong đó có 9 núi lửa thường xuyên hoạt động và khoảng vài trăm núi lửa đã tắt. Khi núi lửa hoạt động, lưu huỳnh và các nguyên tố khác phun ra bên ngoài vệ tinh số 1 và đậy chính là câu trả lời tại sao xung quanh sao Mộc có một lớp mây lưu huỳnh. Dung nham tan ra thành những dòng sông nhỏ chảy khắp nơi và đây có thể là nguyên nhân làm cho vệ tinh này có màu sắc đặc biệt. Rất có thể dưới lòng đất có độ tuổi vài nghìn năm của vệ tinh này còn có một biển lưu huỳnh lỏng lớn mà núi lửa chính là cửa để lưu huỳnh phun ra.

Chúng ta biết được vòng sáng sao Thổ vào những năm 1980 theo các tư liệu mà ''Người du hành'' gửi về. Những tư liệu này đã tiết lộ bảy dải vòng của sao Thổ, trong mỗi dải vòng lại có hàng trăm vòng nhỏ. ''Người du hành'' đã ghi lại quá trình biến hóa thần bí này bất kể là nhỏ nhất và ghi chép lại từng vòng cũng như khoảng cách giữa chúng. Khe hở lớn nhất giữa các vòng mang tên Casini rộng 4.000km. Vòng sáng sao Thổ đến nay vẫn là một điều kì bí, chúng rất có thể là những mảnh vỡ nham thạch do ở sát sao Thổ nên không ngừng ngưng tụ lại thành vệ tinh và rất có thể vài trăm năm sau vòng sáng sao Thổ sẽ tan đi.

''Người du hành'' đã tiến hành quan sát sao Thổ và các vệ tinh của nó. Sao Thổ có 31 vệ tinh đã được phát hiện. Vệ tinh số 1 của nó là một trong những vệ tinh đặc biệt nhất được tạo thành do băng và nham thạch. Trên bề mặt của nó vẫn còn dấu vết của một hố thiên thạch và nếu như thiên thể tác giả của hố thiên thạch này lớn hơn một chút thì rất có thể vệ tinh số 1 này đã biến thành một vòng sáng sao Thổ rồi. Vệ tinh số 2 lớn gấp đôi nhưng cũng chỉ có 500km, bên trên là băng và rất có thể là do nước phía dưới tràn ra tạo thành. Vệ tinh số 3 có đường kính 400km và có một khe núi lớn, vệ tinh số 4 của nó cũng tương tự như vậy nhưng nó có nửa bán cầu đẹp hơn nửa bán cầu còn lại, bề mặt của nó có những dãy núi hình vòng và những khe nông bị băng tuyết che phủ. Vệ tinh số 8 có một nửa bán cầu có màu đen như than còn nửa bán cầu kia thì lại rất sáng. Vệ tinh nhỏ số 7 giống như một chiếc bánh hambơgơ. Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là vệ tinh số 6 lớn hơn cả sao Thủy, do nhà thiên văn học Huygens người Hà Lan phát hiện ra năm 1655, nó giống như Trái Đất thời kì đóng băng. Dù vệ tinh số 6 này bị mây che phủ nhưng ''Người du hành" vẫn thăm dò được ở đó có dấu vết của các phân tử hữu cơ - chính thứ hợp chất này đã tạo nên sự sống ngoài Trái Đất, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể suy đoán còn đối với lớp mây dày đặc thì "Người du hành" cũng chẳng có cách nào phát hiện gì hơn được.

Sau khi bay qua sao Thổ "Người du hành" tiếp tục bay về phía sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Máy thăm dò cũng tiếp tục gửi về Trái Đất diện mạo địa hình của các hành tinh này và thăm dò cấu tạo địa chất của chúng. Năm 1986, "Người du hành" số 2 cũng đã phát hiện ra sao Thiên Vương có tất cả 24 vệ tinh. Sao Hải Vương cũng được phát hiện có 11 vệ tinh. Cho đến hiện nay máy thăm dò của loài người vẫn chưa tới được sao Diêm Vương - sao xa nhất của hệ Mặt Trời.

2
3 tháng 2 2019

k bt vì ng ta khám phá chứ mk có khám phá đâu mà mk bt

9 tháng 2 2019

Nhô các bnbnbn, kb nha #ttt#

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰

CÁC VỆ TINH QUAN SÁT ĐẠI DƯƠNG HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ? Vệ tinh quan sát đại dương chuyên đo đạc những thay đổi trên bề mặt đại dương chính xác đến 4,3cm và được gọi là nghiên cứu ngoại cảm. Mỗi tháng vệ tinh này cung cấp cho chúng ta lượng thông tin về đại dương gấp nhiều lần so với những cống hiến của các thủy thủ trong hàng trăm năm. Đại dương là điểm mấu chốt của biến...
Đọc tiếp

CÁC VỆ TINH QUAN SÁT ĐẠI DƯƠNG HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ?

Vệ tinh quan sát đại dương chuyên đo đạc những thay đổi trên bề mặt đại dương chính xác đến 4,3cm và được gọi là nghiên cứu ngoại cảm. Mỗi tháng vệ tinh này cung cấp cho chúng ta lượng thông tin về đại dương gấp nhiều lần so với những cống hiến của các thủy thủ trong hàng trăm năm. Đại dương là điểm mấu chốt của biến đổi khí hậu, ở tầng nước 3m trên cùng chứa đựng nhiệt lượng tương đương với cả bầu khí quyển. Sự trao đổi nhiệt của đại dương và bầu khí quyển tạo ra sự biến đổi của khí quyển, thông qua giám sát các dòng biển, đo đạc nhiệt độ ở đó chúng ta có thể dự báo thời tiết. Nhiệt độ của đại dương có thể có được thông qua đo đạc sự thay đổi của mặt biển. Khi nhiệt độ ấm, đại dương nở ra, mặt biển dâng cao còn khi nhiệt độ lạnh thì mặt biển thấp xuống. Các vệ tinh này còn chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng En-ni-no ở Thái Bình Dương. Khi En-ni-no xuất hiện, gió mậu dịch sẽ ngừng thổi, nước biển nóng chảy về phía Đông chứ không chảy về phía tây nữa, mang một lượng nước mưa lớn hướng về phía châu Nam Mĩ trong khi phần phía bên này Thái Bình Dương là châu Úc và Ấn Độ chỉ có dòng biển lạnh và khô. Ngành vận chuyển đường biển cũng nhận được nhiều lợi ích từ vệ tinh, các vệ tinh dẫn đường tạo ra một mạng lưới phủ lên toàn Trái Đất, thông qua sự định vị của ít nhất ba vệ tinh mà tàu thuyền có thể xác định được vị trí của mình với sai số không đến 10m, vệ tinh còn có thể chỉ ra những con đường tốt nhất trên những vùng biển có băng.

0
HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ TRÊN KHÔNG TRUNG CÓ LỢI GÌ ? Không khí là điều kiện tối thiểu cho sự sống nhưng không khí ở một mức độ nào đó lại che khuất tầm quan sát của loài người. Hàm lượng nước và cacbonic trong không khí hấp thụ tia hồng ngoại đến từ các thiên thể xa xôi, còn ôxy, nitơ lại hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Như vậy, con người quan sát các hằng tinh qua bầu khí...
Đọc tiếp

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ TRÊN KHÔNG TRUNG CÓ LỢI GÌ ?

Không khí là điều kiện tối thiểu cho sự sống nhưng không khí ở một mức độ nào đó lại che khuất tầm quan sát của loài người. Hàm lượng nước và cacbonic trong không khí hấp thụ tia hồng ngoại đến từ các thiên thể xa xôi, còn ôxy, nitơ lại hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Như vậy, con người quan sát các hằng tinh qua bầu khí quyển khác nào nằm dưới đáy hồ quan sát một con chim đang bay qua tầng nước. Con người đã từng hi vọng vượt qua bầu khí quyển để có thể quan sát rõ hơn. Đến thế kỉ XX định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn ra đời, lý luận hàng không giữa các vì sao cũng xuất hiện rồi tên lửa nhiên liệu lỏng được chế tạo; sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người khắc phục được lực hút của Trái Đất để đưa vật thể bay ra ngoài. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, vệ tinh nhân tạo của Liên Xô được phóng lên và đã bay trong không trung 92 ngày mở đầu cho việc loài người tiến hành thực hiện khoa học không gian.

0
Siêu núi lửa sẽ 'huỷ diệt' Trái Đất trong 80 năm tới?Các siêu núi lửa đang nằm "ẩn mình" ở khắp nơi trên trái đất có thể phun trào bất cứ lúc nào và có thể khiến hàng trăm triệu người thiệt mạng.Theo các chuyên gia, nếu bất kỳ siêu núi lửa nào đang tồn tại như ngọn núi lửa trong công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ, phun trào, hàng trăm triệu người sẽ thiệt mạng ngay lập tức và...
Đọc tiếp

Siêu núi lửa sẽ 'huỷ diệt' Trái Đất trong 80 năm tới?

Các siêu núi lửa đang nằm "ẩn mình" ở khắp nơi trên trái đất có thể phun trào bất cứ lúc nào và có thể khiến hàng trăm triệu người thiệt mạng.

Theo các chuyên gia, nếu bất kỳ siêu núi lửa nào đang tồn tại như ngọn núi lửa trong công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ, phun trào, hàng trăm triệu người sẽ thiệt mạng ngay lập tức và hậu quả lâu dài có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hành tinh.

Theo International Business Times, trong báo cáo công bố vào năm ngoái, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Khoa học châu Âu nhận định siêu núi lửa mang đến nhiều mối nguy hại cho loài người hơn bất kỳ hiểm họa địa chất nào khác, bao gồm thiên thạch, sóng thần, động đất hay quá trình nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ các nước chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thảm họa này.

Dù động đất là nguyên nhân chính gây tử vong và thiệt hại trong vài thập kỷ qua, một nguy cơ toàn cầu là những vụ phun trào núi lửa lớn không thường xuyên xảy ra nhưng có tác động lớn hơn hẳn động đất cấp cao nhất.

Do ảnh hưởng sâu rộng đến khí hậu, an toàn thực phẩm, vận chuyển và cung ứng, các vụ phun trào có khả năng gây nên thảm họa trên toàn cầu. Chi phí đối phó và khả năng xử lý nằm ngoài năng lực của mọi quốc gia.

Một trong những siêu núi lửa lớn nhất thế giới đang ẩn mình tại Yellowstone. Vào tháng 4/2015, các nhà khoa học phát hiện một lượng magma khổng lồ trong lòng núi lửa bằng công nghệ địa chấn.

Ngọn núi lửa phun trào lần cuối cùng cách đây 640.000 năm, bao phủ nước Mỹ dưới lớp tro dày hàng mét. Các chuyên gia tin rằng nó sẽ sớm phun trào trở lại, với xác suất là 10% trong 8 thập kỷ tới, phá hủy bờ tây nước Mỹ và ảnh hưởng đến sản xuất lương thực trên toàn thế giới.

Siêu núi lửa là núi lửa phun trào hơn 1.000 km3 magma. Hai siêu núi lửa khác trên thế giới nằm ở hồ Toba, Indonesia và Atana Ignimbrite, Chile.

4
20 tháng 1 2019

Nguy hiểm

20 tháng 1 2019

nguy hiemr quá

SAO MỘC CÓ BAO NHIÊU VỆ TINH?Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh. Ngày 7 và ngày 13 tháng 1 năm 1610, Galilê dùng kính viễn vọng chế tạo lần đầu tiên quan sát bốn điểm sáng gần sao Mộc và ông đoán định 4 thiên thể này quay quanh sao Mộc giống như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.Năm 1982 nhà thiên văn học người Mĩ là E.Banad quan sát một điểm sáng mờ gần sao Mộc và đây chính là vệ tinh thứ năm của...
Đọc tiếp

SAO MỘC CÓ BAO NHIÊU VỆ TINH?

Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh. Ngày 7 và ngày 13 tháng 1 năm 1610, Galilê dùng kính viễn vọng chế tạo lần đầu tiên quan sát bốn điểm sáng gần sao Mộc và ông đoán định 4 thiên thể này quay quanh sao Mộc giống như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Năm 1982 nhà thiên văn học người Mĩ là E.Banad quan sát một điểm sáng mờ gần sao Mộc và đây chính là vệ tinh thứ năm của sao Mộc. Cũng kể từ đó các vệ tinh phát hiện được đều thông qua các máy thăm dò và các bức ảnh chụp.

Từ năm 1904 đến năm 1974 loài người đã phát hiện được 8 vệ tinh ở tầng ngoài sao Mộc. Đến cuối năm 2003 các đài thiên văn và các máy thăm dò đã quan sát được tổng cộng 60 vệ tinh của sao Mộc. Điều nằm ngoài sự tưởng tượng đó là kết cấu của các vệ tinh này, có vệ tinh được kết cấu hiện tầng, có lõi thuộc kim sắt, xung quanh là nham thạch và tầng ngoài là lớp vỏ băng. Có những vệ tinh núi lửa hoạt động dữ dội, có vệ tinh trên bề mặt đầy rẫy các vết nứt và khe sâu làm người ta nghĩ đến đại dương đóng băng trên Trái Đất và điều này lại nhóm lên hi vọng có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất ở đây.

0
6 tháng 12 2018

1. Đặc điểm của lớp vỏ TĐ là :

  • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
  • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
  • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau
6 tháng 12 2018

1. Vai trò đối với đời sống con người :

Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

7 tháng 12 2018

1.Đặc điểm:

Độ dàyTrạng tháiNhiệt độ
Từ 5 km đến 70 kmRắn chắcCàng xuống sâu 
nhiệt độ càng cao, 
nhưng tối đa chỉ 
tới 1000°C

-Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất . Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất , nhưng lại có vai trò rất quan trọng . Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như : không khí , sinh vật , ... và là nơi sinh sống , hoạt động xã hội loài người .

-Vỏ Trái Đất dc cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

2. Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả. 
Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. Tuy nhiên: Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc và tạo ra suối nước nóng, cột nước nóng ( có nhiều chất rắn hoà tan)...

3. 

Núi trẻNúi già
-Thấp 
-Dáng mềm 
-Bị bào mòn nhiều 
-Sườn thoải 
-Thung lũng rộng 
-Được hình thành cách 
đây hàng trăm triệu năm .
-Cao 
-Lớn 
-Ít bị bào mòn 
-Đỉnh nhọn 
-Sườn dốc 
-Thung lũng hẹp và sâu 
-Được hình thành cách đây hàng chục triệu năm