Một người làm được một sản phẩm . Tuần đầu người đó bán ra 3/7 số sảm phẩm với giá 18000 đồng một sản phẩm và thu được 54000 đồng tiền lãi . Tuần sau người đó bán tiếp 2/3 số sản phẩm còn lại với giá 20000 đồng một sản phẩm và thu được 80000 đồng tiền lãi . Hỏi người đó làm được bao nhiêu sản phẩm và đã bán được tất cả bao nhiêu sản phẩm ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giả thiết tạm ở dạng phức tạp. Coi anh chàng sản phẩm làm đc là 21 phần. Tuần đầu 9 phần. Tuần sau 8 phần. Còn lại là 4 phần.( còn vì sao lại chia phần như thế thì cứ đưa về hai tỉ số sẽ ra số phần) Ta bắt đầu giả sử như sau: Giả sử số sản phẩm bán ngày hai cũng với giá 18000/1sp thì lãi : 54000:9x8=48000 Số tiền lãi giảm đi: 80000 - 48000= 32000 Số tiền lãi giảm là do mỗi sp bán 20000 bị tính giảm 2000 Số sp bán trong ngày 2 : 32000:2000=16 sp số sp làm ra: 16:8x21=42 Số sp đã bán: 42:21x17=34
Giả thiết tạm ở dạng phức tạp. Coi anh chàng sản phẩm làm đc là 21 phần. Tuần đầu 9 phần. Tuần sau 8 phần. Còn lại là 4 phần.( còn vì sao lại chia phần như thế thì cứ đưa về hai tỉ số sẽ ra số phần)
Ta bắt đầu giả sử như sau:
Giả sử số sản phẩm bán ngày hai cũng với giá 18000/1sp thì lãi : 54000:9x8=48000
Số tiền lãi giảm đi: 80000 - 48000= 32000
Số tiền lãi giảm là do mỗi sp bán 20000 bị tính giảm 2000
Số sp bán trong ngày 2 : 32000:2000=16 sp
số sp làm ra: 16:8x21=42
Số sp đã bán: 42:21x17=34
Nếu tuần đầu bán tất cả số SP với giá 18.000 thì lãi là:
54.000*7/3=126.000 (đồng)
Sau khi bán tuần 1, số phần SP còn lại là:
1-3/7=4/7
Tuần 2 bán số phần SP là:
2/3*4/7=8/21
Nếu bán tất cả số SP với giá 20.000 thì lãi là:
80.000*21/8=210.000 (đồng)
Chênh lệch tiền lãi giữa bán 20.000 và 18.000 là:
210.000-126.000=84.000 (đồng)
Tổng số SP là: 84.000:(20.000-18.000)=42 (Sản phẩm).
Tuần 1 bán số SP là: 42*3/7=18 (SP)
Tuần 2 bán số SP là: 42*8/21=16 (SP)
Cả 2 tuần bán số SP là: 18+16=34 (SP)
Đ/S: Tổng 42 SP
Đã bán 34 SP.
Em tham khảo tại link dưới đây nhé:
Câu hỏi của Mi Mi Mi - Toán lớp 4 - Học toán với OnlineMath
Bài 2:Phân số chỉ số SP còn lại sau khi bán tuần đầu là:: 1 - 3/7 = 4/7 ( số SP )
Tuần sau người đó bán được: 2/3 x 4/7= 8/21 ( số SP)
Giả sử tuần đầu bán được hết số SP với giá 18 000 đồng 1 SP thì số tiền lãi sẽ là:
54 000: 3/7=126 000 ( đồng)
Giả sử tuần sau người đó bán hết số SP với giá 20000 đồng 1 SP thì số tiền lãi sẽ là:
80 000:8/21= 210 000 (đồng)
Như vậy lãi tuần sau hơn số lãi tuần trước là:
210 000 - 126 000 = 84 000 (đồng)
Một SP tuần sau bán đắt hơn 1 SP tuần đầu là:
20 000 - 18 000 = 2000 (đồng)
Số SP người đó làm ra là:
84 000: 2000= 42 (SP)
Số SP người đó đã bán là:
42x ( 3/7 + 8/21) = 34 (SP)
Phân số chỉ số sản phẩm còn lại sau khi bán tuần đầu là:
\(1-\frac{3}{7}=\frac{4}{7}\) ( tổng số sản phẩm)
Phân số chỉ số sản phẩm đã bán trong tuần sau là:
\(\frac{4}{7}.\frac{2}{3}=\frac{8}{21}\) ( tổng số sản phẩm)
Ta có \(\frac{3}{7}=\frac{9}{21}\).
Vậy nên nếu tuần đầu người đó bán \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm với giá 18 000 đồng/sp thì lãi thu được là: 54 000 : 9 = 6 000 (đồng)
Nếu tuần sau người đó bán \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm với giá 20 000 đồng/sp thì lãi thu được là: 80 000 : 8 = 10 000 (đồng)
Số tiền lãi chênh nhau là: 10 000 - 6 000 = 4 000 (đồng)
Số tiền lãi chênh nhau của mỗi sản phẩm là: 20 000 - 18 000 = 2 000 (đồng)
Vậy \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm tương đương với số sản phẩm là: 4 000 : 2 000 = 2 (sản phẩm)
Vậy tổng số sản phẩm là: 2 x 21 = 42 (sản phẩm)
Người đó đã bán được số sản phẩm là: \(42\times\left(\frac{3}{7}+\frac{8}{21}\right)=34\) (sản phẩm)
ĐS.