* Đồ thị hàm số, hàm số, đồ thị. Mấy cái này khác nhau như thế nào vậy ạ? Lấy ví dụ giúp mình nhá!
*Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị
+ Tọa độ giao điểm của 2 đồ thị nghĩa là như nào ạ?
+ Nếu làm theo cách vẽ đồ thị thì đối với trường hợp nào. Và cách giải theo vẽ đồ thị hàm số như nào ạ?
+ Với nhiều hàm số trở lên thì làm như nào ạ?
+ Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị là nghiệm của phương trình. Tại sao là hoành độ giao điểm mà không phải tung độ giao điểm ạ?
+ Ví dụ y= -2x+3 (d1). Mình gọi (d1) là đường thẳng. Đường thẳng này khác với hàm số như nào ạ. Ví dụ thay x = 2 vào (d1) thì không đung mà phải nói thay x = 2 vào y = -2x+3 thì mới đúng ạ? Mà mình đặt hàm số đó là đường thẳng (d1) vậy tại sao khác nhau như nào ạ?
Lời giải:
Nói đơn giản thế này. Khi đề cho: Cho đồ thị hàm số $y=x+2$
- Hàm số: chính là $y=x+2$, biểu diễn mối quan hệ giữa biến $x$ và biến $y$. Hàm số hiểu đơn giản giống như phép biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến.
- Đồ thị hàm số (hay đồ thị): Khi có hàm số rồi, người ta muốn biểu diễn nó trên mặt phẳng tọa độ ra được 1 hình thù nào đó thì đó là đồ thị hàm số. Ví dụ, đths $y=x+2$ có dạng như thế này:
- Tọa độ giao điểm của hai đồ thị: Khi ta vẽ được đồ thị trên mặt phẳng tọa độ, 2 đồ thị đó giao nhau ở vị trí nào thì đó chính là tọa độ giao điểm. Ví dụ, trên mp tọa độ ta có 2 đồ thị $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Điểm $A$, có tọa độ $(-1,5)$ chính là giao điểm. Như vậy, $(-1,5)$ là tọa độ giao điểm.
- Nhìn hình vẽ của đồ thị chỉ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn. Khi muốn tìm giao điểm của 2 đồ thị hàm số, người ta thường dùng hàm số để tìm cho nhanh, vì hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến một cách "số hóa" hơn.
- Với nhiều hàm số trở lên thì ta cứ xét từng cặp 1 thôi.