K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019
  • Học tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng nhất là chúng ta học được
  • cách làm người của Bác kính yêu. Thơ Bác đẹp, hấp dẫn chúng ta trước hết bởi vì cuộc
  • đời Bác đẹp, tâm hồn Bác đẹp. Phát biểu về tập Nhật kí trong tù, nhà thơ Xuân Diệu có
  • viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.

    Sự nghiệp chính của Bác là hoạt động cách mạng. Bác chưa một lần hối hận mình là nhà
  • văn, nhà thơ. Nhật kí trong tù trước hết là một tập nhật kí của một người tù cộng sản nhằm
  • ghi lại những sự việc bình thường hằng ngày mà tác giả trải qua. Thật may mắn, tập thơ đã
  • đến với chúng ta, giúp chúng ta hiểu thêm một quãng đời gian khổ của vị lãnh tụ vĩ đại.
  • Thông qua tập thơ, ta hiểu thêm về con người Bác. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói
  • ” Cai hay vô song của tập thơ”, sợ chỉ đỏ xuyên suốt là phẩm chất cao đẹp của người chiến
  • sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

  • Nói đến “chất người cộng sản” trước hết nói đến những phẩm chất tốt đẹp của con người
  • chân chính nói chung. Phẩm chất ấy được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước và
  • tình yêu con người; đấy chính là tình thần căm thù sự bất công tàn bạo. Đặc biệt phẩm chất
  • người cộng sản được thử thách qua việc chiến đấu kiên cường sẵn sàng hy sinh phấn đấu
  • vì lí tưởng cộng sản cao đẹp.

    Chúng ta còn nhớ, vào năm 1942 trên đường sang Trung Quốc công tác, Bác đã bị bọn
  • Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chúng giải Bác qua nhiều nhà lao, Bác đã phải chịu đựng bao
  • gian khổ của chế độ nhà tù tàn bạo. Bị đọa đày, Bác vẫn bình tĩnh, lạc quan tin tưởng vào
  • sự tất thắng của cách mạng, Bác có một tình yêu bao là rộng lớn. Trước hết, đấy là tình
  • yêu con người. Bác cảm thông sâu sắc với những người bạn tù cùng cảnh ngộ. Nghe tiếng
  • sáo của người bạn tù, Bác viết thành bài thơ:

    Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
    Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu:
    Muốn dặm quan hà khôn xiết nỗi.
    Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

    Qua tiếng sáo, Bác hình dung ra không chỉ nỗi niềm của người thổi sao mà con vẽ lên được
  • ở một vùng quê xa xôi kia có người vợ của người bạn tù dõi mắt ngóng về phía chân trời xa,
  • nơi chồng mình bị giam cầm. Từ tình thương người bạn tù, Bác gửi nỗi niềm cảm thông của
  • mình đến với những người thân của họ. Có lần, bỗng bác nghe thấy một cháu bé khóc, khi
  • biết nguyên nhân phải vào tù, Bác đã xúc động viết bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương:

    Oa…!Oa…!Oa…!
    Cha trốn không đi lính nước nhà.
    Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
    Phải theo mẹ đến ở nhà pha.

    Trong lao tù, Bác phải chịu biết bao cay đắng cực khổ, nhưng ta ít thấy Bác nói về nỗi khổ
  • của mình, có chăng nỗi khổ ấy được nói đến kèm theo một nụ cười hóm hỉnh, còn chủ yếu
    Hồ Chủ tịch nói về nỗi khổ của người khác với sự cảm thông chân thành. Đọc lại những bài
  • thơ, chúng ta vô cùng xúc động trước tình thương bao la của Người dành cho những ai
  • cùng cảnh ngộ, những ai bị đày đọa cực khổ trong chế độ xã hội bất công.

    Yêu thương con người chân thành tha thiết, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng là người yêu quí
  • thiên nhiên. Thiên nhiên đối với Bác vừa gần gũi, vừa sinh động tươi đẹp. Người viết nhiều
  • về thiên nhiên. Dường như, trong thơ Bác, thiên nhiên và con người có sự hòa hợp thật
  • đáng quí. Dưới đây là một bài thơ Bác sáng tác ngay trên đường chuyển nhà lao:

    Mặc dù bị trói chân tay,
    Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng;
    Vui say ai cấm ta đừng,
    Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

    Vượt lên sự đau khổ về thân xác, Bác hòa tâm hồn mình vào cảnh đất trời tươi đẹp, thưởng
  • thức tiếng chim ca rộn rã ở chốn núi rừng ngào ngạt hương bay. Bác bị trói, giải đi đường
  • mà ung dung tự tại như một tiên ông say cảnh thiên nhiên. Người đọc cũng cảm thấy lòng
  • mình hứng khởi qua cách nhìn cảnh vật của Bác. Đằng sau vẻ đẹp của thiên nhiên là hình
    ảnh của một người tù cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi sáng của Cách
  • mạng. Người đã từng tâm niệm:

    Ví không có cảnh đông tàn
    Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
    Nghĩ mình trong lúc gian truân.
    Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.

    Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian
  • khổ, hy sinh chiến đấu. Bác coi lao tù chính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng
  • sản. Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ. Phải chăng đó là những nhân tố
  • tạo nên phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn
  • đấu hi sinh vì lí tưởng cao đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng
  • không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác. Bác đã nói về điều này một cách ngắn gọn
  • và giản dị:

    Thân thể ở trong lao
    Tinh thần ở ngoài lao,
    Muốn nên sự nghiệp lớn,
    Tinh thần càng phải cao.

    Ý thức được về hoàn cảnh xung quanh, có ý chí tận dụng mọi cơ hội để phụ sự lí tưởng là
  • một đặc điểm trong nhân cách người cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổ quốc là hình ảnh luôn
  • thường trực trong tâm trí Bác. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, Người ra đi tìm đường cứu nước.
  • Với hai bàn tay trắng, Bác đã đặt chân lên khắp châu Âu, châu Mĩ, đã làm đủ nghề cực
    nhọc để sinh sống, học hỏi và “tìm hình của nước”. Tổ quốc đây chính là nhân dân lao
  • động, là đất nước đang đau thương đòi giải phóng…Cảm động biết bao khi chúng ta đọc
  • được bài “Không ngủ được”.

    Một canh…hai canh…lại ba canh,
    Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

    Sao vàng, đấy chính là hình ảnh của Tổ quốc, của đất nước. Bác trằn trọc băn khoăn biết
  • bao đêm trường vì Tổ quốc. Vừa chợp mắt, hình ảnh thân thương ấy lại hiện về. Và hạnh
  • phúc cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ quốc chính là khát vọng duy nhất, lớn lao trong
  • suốt cả cuộc đời của Bác, của một người “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).

    Trong Nhật kí trong tù, chất người cộng sản thấm đượm vào từng bài thơ, từng câu thơ.
  • Người đọc ngày càng phát hiện rõ chất người cộng sản trong bài Tự khuyên mình, Không
  • ngủ được – những bài Bác viết về chính bản thân mình – và cũng có thể thể thấy được qua
  • những bài ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước Trung Hoa như Cảnh ngoài đồng,
  • Chiều tối…những bài viết về những người cùng cảnh ngộ lao tù với Bác: Vợ người tù đến
  • thăm chồng, Cờ bạc…, những người lao động vất vả như Phu làm đường… chất người
  • cộng sản cao quí này đã tạo nên trong thơ Bác chất thép cứng rắn thể hiện qua tình thần
  • chiến đấu không mệt mỏi vì lí tưởng cộng sản “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”
  • (Nguyễn Trãi), đồng thời nó cũng tạo nên tình yêu mênh mông trong thơ Bác, xuất phát từ
  • con tìm thật dễ rung động trước một cuộc đời sẵn lòng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với bao
  • kiếp người cùng khổ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói hộ chúng ta những cảm nghĩ rất
  • sâu sắc và sức hấp dẫn trong thơ của Hồ Chủ tịch:

    Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
    Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
    Vần thơ của Bác vần thơ thép,
    Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

    Nhận định của nhà thơ Xuân Diệu có phần thiên về mặt nội dung trong thơ của Bác. Thật ra,
  • chất người cộng sản trong thơ của Bác có thể đến với chúng ta, chinh phục sự ngưỡng mộ
  • của chúng ta lại còn nhờ vào tài năng của người chiến sĩ –thi sĩ Hồ Chí Minh. Thơ Bác thật
  • giản dị, nhưng cũng thật sâu sắc. Thơ Bác nói ít gợi nhiều, Bác đề cập đến mọi đề tài. Từ
  • chiếc gậy, cái răng rụng, đến con muỗi, con rệp…đều có thể đi một cách tự nhiên vào thơ
  • Bác. Nhật kí trong tù tuy viết bằng chữ Hán, đề cập đến nhiều vấn đề hiện đại, thể hiện tư
  • tưởng tình cảm của một chiến sĩ cộng sản, nhưng cả về mặt nội dung cũng như hình thức
  • đều đậm đà tính dân tộc gần gũi với chúng ta, vừa cổ điển vừa hiện đại.

    Ngày nay, đọc Nhật kí trong tù, trước hết làm chúng ta nhớ lại một quãng đường hoạt động
  • cách mạng cực kì gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng có điều kiện
  • hiểu biết về những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất này đã được thể hiện
  • khá sinh động qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù. Tựu trung lại, phẩm chất cao đẹp
  • ấy là “chất người cộng sản” như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét và chính nó đã tạo nên giá
  • trị vô song cho tác phẩm.

    Trước mắt chúng ta hiện nay còn không ít khó khăn gian khổ, thế hệ trẻ tìm thấy trong
  • “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” một nguồn cổ vũ lớn lao. Nhiều bài thơ của Bác, khi đọc
  • lên đường như tiếp cho chúng ta sức mạnh để đi tới, để “không ngừng thế tấn công”. Tấn
  • công vào cái tiêu cực của xã hội, tấn công vào nhứng tính toán nhỏ nhen ích kỉ trong lòng
    mình, hướng tới một điều tốt đẹp hơn, sẵn sàng đón nhận mọi phong ba thử thách…để có
  • thể trở thành một công dân có ích.

    Đọc thơ Người, học tập đạo lí làm người của Bác là một điều không phải là dễ dàng, nhất là
  • trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng, phải chăng đấy là cách tốt nhất để chúng ta tu dưỡng, rèn
  • luyện để có thể tự tin bước vào đời với “chất người cộng sản” cao đẹp?
14 tháng 8 2016

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

 

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

 


 

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

11 tháng 2 2018

- tuy thân thể Bác trong tù nhưng tâm hồn Bác chưa tùng ở chốn ngục tù ấy

- Bác quên đi sự khó khăn , gian khổ trong tù, vượt lên chúng để thưởng thức trăng

 + trong tù ko rượu cũng ko hoa

 + người ta thường ngắm trăg trong tâm trạng tốt , tâm hồn thư thái

- trong tù thiếu thốn đủ điều nhưng tình yêu thiên nhiên, yêu người bạn (trăng) đã đánh thức tâm hồn Bác

- phép đối ở 2 câu cuối đã thể hiện thành công sự giao hòa đặc biệt giữa người tù vs vầng trăng( nhân hướng><nguyệt tòng ; song tiền><song khích ; khán minh nguyệt>< khán ti gia )

 - "người tù" và vầng trăng như đag ở 2 thế giới bị ngăn cách bởi song sắt nhưng người vẫn thả hồn mình sang bên kia để giao hòa vs trăng

=) Bác và trăng giao hòa vs nhau

- nhà tù - 1 thế giới của chiến tranh và hiện thực tàn bạo đã trở nên vô nghĩa trước vầng trăng - thế giới của sự tự do và cái đẹp=) đằng sau những vầng thơ của Bác là 1 tinh thần thép , phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh

- người tù cách mạng đã thưởng thức trọn vẹ đêm trăng , ko bị vướng bận bởi hoàn cảnh=) nhà tù chỉ giam cầm được Người về mặt thể xác nhưng mãi mãi cũng sẽ ko giam cầm được tinh thần của người chiến sĩ ấy. Về mặt tinh thần , người đã vượt ngục để trở thanhf 1 người tự do ngắm trăng trọn vẹn

( kb vs mk nhé)

21 tháng 4 2021

      Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
       Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.
                   Trong tù không rượu cũng không hoa
                   Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

         Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.
                 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
                 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
        Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.
Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.