1. Cho 60,5g hỗn hợp gồm 2 kim loại Zn & Fe ( Biết Fe chiếm 46,289 % về khối lượng ) tác dụng hết với dung dịch HCl . Tính :
a. Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ?
b. Tính thể tích H2 ( đktc )
c. Tính khối lượng muối tạo thành ?
2. Hòa tan 16g oxit của kim loại vào dung dịch HCl dư thu đc 32,5g muối clorua của kim loại đó. Xác định CTHH của oxit, biết kim loại có hóa trị tối đa là III
Bài 1:
PTHH:
Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl\(_2\) + H\(_2\)
Mol: 0,5 : 1 \(\rightarrow\) 0,5 : 0,5
Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl\(_2\) + H\(_2\)
Mol: 0,5 : 1 \(\rightarrow\) 0,5 : 0,5
a) Ta có:
%m\(_{Fe}\)= 46,289%
=> m\(_{Fe}\)= \(\frac{46,289\%.60,5}{100\%}\)= 28(g)
m\(_{Zn}\)= 60,5 - 28 = 32,5 (g)
b) Ta có: m\(_{Fe}\)= 28(g)
=> n\(_{Fe}\)= 0,5(mol)
Ta lại có: m\(_{Zn}\)= 32,5 (g)
=> n\(_{Zn}\)= 0,5(mol)
V\(_{H_2}\)= (0,5 + 0,5).22,4= 22,4 (l)
c) m\(_{ZnCl_2}\) = 0,5. 136= 68(g)
m\(_{FeCl_2}\)= 0,5.127= 63,5(g)
m\(_{Muối}\)= 131,5(g)
Chúc bạn học tốt
Bài 2:
Gọi kim loại là A, oxit A là AxOy
AxOy + 2yHCl => xACl2y/x + yH2O
nA = m/M = 16/(Ax+16y) (mol)
nAClx = 32.5/(A+35.5x2y/x)
Đặt hai số mol trên lên phương trình
Theo đề bài và phương trình trên, ta có:
\(\frac{16}{Ax+16y}x=\frac{32.5}{A+35.5\frac{2y}{x}}\)
32.5Ax + 520y = 16Ax + 1136y
16.5Ax = 616y => A = \(\frac{112}{3}\)y/x
Vì kim loại có hóa trị tối đa là III
Nếu: x = 1, y = 1 => A = 112/3 (Loại)
Nếu x = 2; y = 1 => A = 112x2/3 (loại)
Nếu x = 2; y = 3 => A = 56 (nhận)
Vậy kim loại là Fe (sắt)