K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2019

Bạn tự tìm đi nhưng đừng học ở ICES nhé bạn

1 tháng 7 2019

học ở ICES vừa tốn tiền vừa học không ra gì.

7 tháng 9 2021

Đề bài cóa hoán dụ à

7 tháng 9 2021

Ukm

 

Em tham khảo đề 1 :

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

   Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.

      Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.

      Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

     Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

     Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.

12 tháng 4 2020

lên google

12 tháng 4 2020

Bài làm:

 a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Luận cứ :

  • Có thói quen tốt và thói quen xấu
  • Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
  • Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ

Lập luận :

  • Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
  • Hút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
  • Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người

b. Tìm hiểu đề:

Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.

Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng

Lập làn ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?

2.Thân bài:

Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

  • Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.
  •  Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân
  • Cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột

=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.

Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:

Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

  • Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.
  • Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.
  • Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng

Luận:  Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.

  • Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
  • Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
  • Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)

Rút: Rút ra bài học:

  •  Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. 
  • Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

3. Kết bài: 

  • Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
  • Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...

Tham khảo

Đề 1:

Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.

– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :

+ Lợi: tác dụng giải trí.

+ Hại:

– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …

– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:

+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

– Giải thích các từ Hán Việt :

+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

+ Canh: làm canh tác.

+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.

– Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).

+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

14 tháng 2 2022

ok bạn giúp với

20 tháng 2 2016

Dàn bài văn lập luận chứng minh

- Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh

- Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn

- Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài

20 tháng 2 2016

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiên 4 bước

- Tìm hiểu đề và tìm ý

- Lập dàn bài

- Viết bài 

- Đọc lại và sửa chữa

8 tháng 5 2016

tớ đang học lớp 6 thôi

8 tháng 5 2016

Lớp 6 cũng được bạn 

29 tháng 4 2019

 1. Viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây.
  2. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
  3. Miêu tả chân dung một người bạn thân.
  4. Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
  5. Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
  6. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
  7. Tả dòng sông quê em.
  8. Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
  9. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
  10. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

29 tháng 4 2019

Tổng hợp : một số đề văn nghị luận lớp 7 :

(1)Giải thích câu tục ngữ ''lá lành đùm lá rách'' ?

(2)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''uống nước nhớ nguồn''

(3)Chứng minh rằng nói dối có hại ?

(4)Giải thích câu tục ngữ ''đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' ?

(5)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''thương người như thể thương thân'' ?

(6)Em hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của chúng ta ?

#)Chúc bn học tốt :D

Nếu cần bảo mk mk sẽ chỉ thêm cho :P