K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)                     Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:Cây dừaCây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió, gật đầu gọi trăngThân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa – đàn lợn con nằm trên caoĐêm hè hoa nở cùng saoTàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanhAi mang nước ngọt, nước lànhAi đeo bao hũ rượu quanh cổ dừaTiếng dừa làm dịu nắng trưaGọi đàn gió đến cùng dừa múa...
Đọc tiếp

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)

                     Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Cây dừa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...

Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi


1967

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2(1,0đ). Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên

 Câu 3(1,0đ)    Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4(1,0đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Mình sẽ tích cho người nhanh nhất và chính xác nhất

0
5 tháng 3 2021

a, Thể thơ tự do

b, BPTT: nhân hóa (dang tay, gật đầu, chải) , so sánh(đàn lợn con nằm...)

Tác dụng: Giúp cho nguời đọc hình dung rõ về cây dừa và làm cho bài thơ thêm sinh động

(1)             Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió, gật đầu gọi trăngThân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. (2)              Đêm hè hoa nở cùng saoTàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanhAi mang nước ngọt, nước lànhAi đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...(Trích Cây dừa- Trần Đăng Khoa)Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức...
Đọc tiếp

(1)             Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.

 

(2)              Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...

(Trích Cây dừa- Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Đối tượng trữ tình được nhắc đến trong đoạn trích là gì?

Câu 4 (0.5 điểm). Chép lại câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

Câu 5 (1.0 điểm). Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1) và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 6 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.

2
10 tháng 8 2021

1.Thể thơ lục bát

2.Phương thúc biểu đạt chính miêu tả

3.Đối tượng trữ tình được nhắc đến là cây dừa

4. Câu thơ đó là: Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Thành phần phụ chú

5.Biện pháp so sánh:Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao ;Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

Biện pháp nhân hóa: Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Tác dụng:

+)Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động và hấp dẫn

+)Làm cho cây dừa trở nên có hồn

6. Miêu tả từng bộ phận của cây dừa

10 tháng 8 2021

1. Thể thơ lục bát

2. PTBD: Biểu cảm

3. Là cây dừa

4. Câu thơ: ''Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh''

TPBL phụ chú

5. BPTT: Nhân hóa (Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng) , so sánh (Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao)

Tác dụng: Làm cho cây dừa và quả dừa trở nên sinh động và có hồn hơn, cho thấy sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế của tác giả với cây dừa

6. NDC: Đoạn thơ miêu tả chi tiết về cây dừa, làm cho chúng trở nên sinh động và đáng yêu hơn