cho vd về mô hình VAC, RVAC (ruộng, vườn, ao , chuồng)
công nghệ 7
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MÔ HÌNH
Phát triển Kinh tế VAC
I. KHÁI NIỆM
VAC là gì ?
VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ ‘vườn’, ‘ao’ và ‘chuồng’. Trong khái niệm chung : ‘Vườn’ là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong vườn, ‘Ao’ là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm... Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) đã tập hợp các yếu tố từ các hoạt động phát triển sinh kế truyền thống gắn liền với sự hình thành, phát triển và lập nghiệp của đại bộ phận nông dân Việt Nam và đã đúc kết để nâng lên thành Mô hình sản xuất tổng hợp VAC (VAC integrated system). Đây chính là Hệ thống nông trang viên, một hệ thống kinh tế nông nghiệp tổng hợp mà Hội Làm vườn Việt Nam đã khởi xướng và thúc đẩy phát triển từ năm 1986 khi Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân bắt đầu có hiệu lực.
VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo nên một một Hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
VAC và các mối quan hệ tương hỗ thúc đẩy phát triển:
Như chúng ta có thể thấy: ‘Vườn’ cung cấp các thức ăn cho chăn nuôi (rau, cỏ, thân cây đậu, ngô, rau lang, lá sắn...), ngược lại ‘chuồng’ cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn; ‘Ao’ cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong ‘Vườn’, ngược lại nhiều cây thực vật từ ‘Vườn’ có thể làm thức ăn cho cá trong ‘Ao’; Rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm từ ‘Ao’ là nuồn thức ăn bổ xung có chất lượng cho chăn nuôi gia cầm (ruột, xương và đầu tôm, cá các loại...) làm thức ăn bổ sung với lượng đạm cao cho gia cầm. Nước từ ‘ao’ rất cần để rửa sạch và vệ sinh hệ thông chuồng trại chăn nuôi và sau đó có thể xử lý để quay trở lại ‘Ao’ với nguồn dinh dưỡng tốt cho cá... Chất thải gia súc sau khi phân hủy để tạo khí sinh học thay thế chất đốt truyền thống (củi, than đá, rơm rạ...) thì bã thải của nó trở thành nguồn thức ăn có giá trị để nuôi cá, hoặc nuôi giun làm thức ăn cho cá hoặc cho gia cầm... Vì vậy, mô hình VAC có thể được quản lý và phát triển như một mô hình sản xuất tổng hợp, khép kín phi chất thải.
Vai trò của con người thúc đẩy các mối quan hệ tương hỗ trong VAC:
Hệ thống VAC được vận hành bởi một nhân tố quan trọng, đó chính là con người. Con người ở vị trí trung tâm tiêu thụ các sản phẩm VAC để tồn tại và phát triển và ngược lại, con người tác động và điều chỉnh các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của hệ thống bằng các yếu tố bổ xung từ bên ngoài như: phân bón sinh học, thức ăn cho chăn nuôi, v.v.. và kiểm soát quá trình xử lý chất thải của VAC, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho hệ thống và bảo vệ môi trường.
Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân và cơ chế ’Đổi mới’ quản lý kinh tế nông nghiệp đã trở thành động lực cơ bản giúp cho VAC không chỉ giới hạn trong khuôn viên của mỗi gia đình. VAC được mở rộng khái niệm để phát triển với quy mô hàng chục và hàng trăm ha vườn đồi, trang trại, rừng, đầm, hồ...; Khu vực chăn nuôi cũng phát triển dưới dạng trang trại với trăm nghìn gia súc, vật nuôi được hình thành. Định nghĩa của VAC vì thế cũng mở rộng:
- V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng...
- A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển ... với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba ba v.v..
- C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò,... Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn,...
VAC dựa trên Cơ sở khoa học để phát triển bền vững:
- VAC Gắn liền các yếu tố ‘truyền thống’ và ‘hiện đại’: Các yếu tố truyền thống về giống cây, con bản địa được hỗ trợ để phát triển bằng các công nghệ sinh học tiên tiens và hiện đại.
- Kỹ thuật áp dụng trong VAC là: Kỹ thuật Thâm canh sinh học cao - Trong vườn trồng nhiều loại cây cao thấp khác nhau để tận dụng tối đa sự quang hợp từ ánh nắng mặt trời ; Dưới ao nuôi nhiều loại cá, tôm để tận dụng nguồn thức ăn ở nhiều tầng theo độ sâu của nước...
- Ký thuật trong VAC dựa trên cơ sở của chiến lược tái tạo: Ánh nắng mặt trời được tái tạo qua quang hợp của lá cây để tạo ra nguồn thực phẩm cho nhu cầu của con người, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Phế thải và các phần dư thừa từ các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt được tái tạo để thành nguồn nguyên liệu đầu vào (biogas, phân vi sinh) cho các chu trình sản xuất tiếp theo và để giữ gìn môi trường trong sạch.
- VAC và Nông nghiệp bền vững:
Về cơ bản, một Nền nông nghiệp được xác định là bền vững khi sự phát triển của nó không những đáp ứng được nhu cầu của đời sống hiện tại, mà còn thỏa mãn được các nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nông nghiệp bền vững chủ yếu dựa trên sự đa dạng và phong phú các hệ thống nông nghiệp có khả năng phát triển lâu bền với tiềm năng kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm cho con người, trong đó sự phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới các nguồn lực xã hội, tài nguyên và môi trường.
Ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam, các hệ thống VAC có thể đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp bền vững với các khía cạnh cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể là:
* VAC bảo đảm cân bằng sinh học và cải thiện đất trồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế
cao, ổn định và lâu dài.
* VAC góp phần xóa đói và giảm nghèo: tăng thu nhập và tạo ra công ăn việc làm tại
chỗ, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân.
* VAC khái thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra nguồn thực phẩm đa dạng
mà không làm cạn kiệt nguồn lực này, ngược lại VAC góp phần tạo ra môi trường
sạch, đẹp hơn.
Phát triển VAC là để thiết lập một phần quan trọng của nông nghiệp sinh học, một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và các khu vực, các hệ thống VAC-sinh học có thể bao gồm tất cả 3 thành phần V, A, C hoặc chỉ có 2 thành phần như VA, CV hoặc AC. Trong những trường hợp như vậy, sự tác động tương hỗ của con người đối với các thành phần của hệ thống vẫn đóng vai trò quyết định.
Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi phụ thuộc vào những tác động quan trọng từ những điều chỉnh của con người như nguồn phân bón hay thức ăn chăn nuôi được cung cấp theo đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên điều kiện của môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng của chúng. Do đó, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu là các yếu tố căn bản để hình thành các mô hình VAC cho các vũng sinh thái khác nhau. Các mô hình VAC có thể áp dụng theo mỗi vùng, bao gồm :
III. LỢI ÍCH
Mô hình kinh tế VAC là một hệ thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại, trong đó việc đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nông dân là một yếu tố chính được cấu thành. Tuy nhiên, trong thời gian phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tập thể, hệ thống canh tác VAC gần như đã bị quên lãng. VAC được khôi phục và phát triển trong thời kỳ khi Chính sách ‘Đổi mới’ được ban hành, trong đó khuyến khích phát triển kinh tế hộ. Từ năm 1986 thực hành VAC đã được VACVINA thúc đẩy mở rộng nhanh chóng ở các vùng khác nhau trên cả nước. Kết quả của VAC đã được đánh giá và ghi nhận về lợi ích các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
- VAC cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, trái cây có múi...), hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình.
Kết quả nhận được từ điều tra ở một số vùng thực hiện thí điểm VAC (Dự án an ninh lương thực hộ gia đình – HFS/UNICEF) cho thấy việc cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình như sau: Cá tăng 3,14 lần; Thịt (gà, lợn, bò,...) tăng 2,40 lần;Trứng (gà, vịt) tăng 2,90 lần; Trái cây tăng 3,14 lần và đặc biệt VAC có thể đóng góp hiệu quả để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
VAC trong vườn xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói trong các thời kỳ “giáp hạt” giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau, củ có thể nhanh chóng phục hồi sau các thảm họa thiên tai.
Thực hành mô hình VAC tạo ra cơ hội làm việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩm tươi sống và an toàn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người.
Nhiều người già và người mắc bệnh mãn tính khi hành nghề làm vườn VAC có điều kiện cải thiện sức khỏe vì họ có thể có một 'nghỉ ngơi tích cực' kết hợp với giải trí tốt hơn, thư giãn tinh thần và tình yêu sâu sắc hơn với thiên nhiên.
'Kinh tế VAC' là một thành phần chính của sản xuất nông nghiệp và là một bộ phận quan trọng của thu nhập hộ gia đình nông dân Việt Nam.
Các Nghiên cứu đã cho thấy: ở nhiều xã của vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập từ các hoạt động VAC của nhiều gia đình nông dân đã đạt tới 70% tổng thu nhập và từ 3-5 lần cao hơn (và đôi khi mười lần cao hơn) so với sản xuất từ trồng lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích.
Nhiều gia đình nông dân trở nên giàu có bằng thực hành VAC. Kinh tế VAC có một tiềm năng rất lớn, cần được kết hợp vào các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương. VAC phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thâm canh, đa dạng và bền vững. Nó sẽ cung cấp sản phẩm nhiều hơn cho tiêu thụ, xuất khẩu và cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến liên quan.
VAC ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan tới đói nghèo. Thực hành VAC giúp tăng thu nhập và cải thiện các tiêu chuẩn của đời sống.
Thực hành VAC sẽ tạo việc làm và công việc sản suất tốt hơn cho những gia đình đông người trước tình trạng nông nhàn hiện nay (tình trạng thất nghiệp hiện nay cao trong các khu vực nông thôn), qua đó giảm bớt áp lực di cư của người dân nông thôn vào các thành phố. VAC cũng cung cấp các sản phẩm và tăng thêm thu nhập cho người cao tuổi khi về hưu với đồng lương hưu thấp.
Những nông dân phụ nữ Việt Nam thường phải làm việc trên đồng ruộng và xa nhà. Thực hành VAC cho phép phụ nữ làm việc trong môi trường lành mạnh, gần nhà và có thêm nhiều thời gian chăm sóc con cái của họ.
'VAC tình nghĩa' là mô hình đã được thiết lập cho các gia đinh thương binh, liệt sĩ sau chiến tranh.
Nhiều mô hình VAC cũng được thiết kế cho các lớp mẫu giáo và trường học, cho đồng bào người dân tộc thiểu số để cải thiện dinh dưỡng của trẻ em và học sinh.
VAC trong các trường học có thể được sử dụng như là trung tâm trình diễn để giới thiệu các kỹ thuật VAC cho học sinh và người nông dân.
VAC tại các bản làng có thể cho phép trẻ mồ côi, người tàn tật... có thể làm việc cùng nhau tạo ra nguồn thực phẩm đa dạng và thu nhập.
VAC cũng tao ra kết quả với một loạt các sản phẩm liên đới. Trái cây và rau quả có thể được chế biến ở quy mô công nghiệp; Các sản phẩm thủ công như dệt, kéo sợi... góp phần đáng kể vào thu nhập gia đình và chất lượng cuộc sống.
Cũng như thực tế đã xảy ra ở các nước phát triển, Việt Nam đang trong tình trạng bị ô nhiễm từ khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Nguồn không khí, nước, đất bị ô nhiễm nặng nề đã gây nhiều tác động tiêu cực tới nguồn lương thực và thực phẩm, gây hậu quả nặng nề tới dời sống con người. Sự phát triển của hệ thống VAC có thể góp phần hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường. Bên cạnh yêu tố quan trọng do VAC giúp sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên đất, nước và năng lượng mặt trời, tất cả các chất thải qua chu trình sản xuất khép kín (khí sinh học, phân sinh học) được xử lý bằng các công nghệ sinh học sẽ giúp cho chất lượng môi trường nước, đất và không khí được cải thiện theo thời gian khi hệ thống VAC phát triển rộng rãi.
IV. ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THỰC HIỆN
Toàn quốc.
V. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh nghiệm khi thực hiện mô hình:
- Tổ chức tập huấn cho nông dân nòng cốt;
- Xây dựng các mô hình mẫu để tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong các cộng đồng...
là giải pháp tốt nhất để phát triển nhân rộng trong các cộng đồng.
Mặc dù VAC đang là nhân tố quan trọng và cơ bản để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất lớn để cung cấp nguồn hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, với đại bộ phận người dân nghèo và những nhóm người luôn bị tổn thương thì mô hình VAC vẫn sẽ tiếp tục là mô hình phù hợp khi nguồn lực của họ không thể đáp ứng cho cơ chế phát triển hàng hóa quy mô lớn hay quy mô trang trại. VAC giúp họ xóa bỏ nạn đói và giảm tình trạng nghèo bằng chính nguồn lực hạn chế của họ và chủ động để có được nguồn lương tực và thực phẩm giàu dinh dưỡng ngay trong các khu vườn của riêng họ.
2. Kết quả mô hình:
VAC là một trong những hệ sinh thái bền vững - tiềm năng để phát triển kinh tế và có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người bởi sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, tiết kiệm và tái chế. VAC đã trở thành một mô hình quan trọng và hiệu quả đẻ xóa đói nghèo. Phong trào khai hoang, phục hóa nhằm khai thác hợp lý nguồn lực con người và nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng bằng áp dụng mô hình VAC đang góp phần quan trọng vào Chương trình phát triển kinh tế chung trong cả nước.
VAC đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hội Làm vườn Việt Nam. Từ 1986 đến nay Tổ chức Hội đã thu hút được 980,000 hội viên với mạng lưới Tổ chức hình thành từ cấp Trung ương đến 61 tỉnh thành và tổ chức tới tận các xã, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực hành nông nghiệp bền vững.
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn (CCRD) là một đơn vị trực thuộc, với các nỗ lực thành công trong công tác nghiên cứu để ứng dụng các công nghệ sinh học cho việc hoàn thiện các Mô hình VAC tại các vùng sinh tái khác nhau trên địa bàn cả nước. Kết quả từ các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ và phát huy các nguồn lực sẵn có bản địa đã đóng góp quan trọng vào Chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm báo an ninh lương thực cho các vùng nghèo.
VAC là hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp bao gồm Vườn (sản xuất trồng trọt), Ao (nuôi trồng thủy sản) và Chuồng (chăn nuôi gia súc gia cầm); là kiểu sản xuất phổ biến của nhiều cộng đồng nông thôn Việt Nam, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp; là mô hình kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững, có chức năng chính là cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho nhu cầu thực phẩm của con người và tạo một nguồn thu nhập nhất định
TK
Việc thiết kế xây dựng vườn phải căn cứ vào những yếu tố sau:- Điều kiện đất đai, nguồn nước, mặt nước, khí hậu ở địa phương. Mỗi một loại cây, con vật thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, dinh dưỡng khác nhau.- Mục đích sản xuất và vấn đề tiêu thụ sản phẩm: Phải chọn những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng ưa thích, hiệu quả kinh tế cao.- Dựa vào khả năng lao động, vật tư và vốn mà tiến hành thiết kế vườn sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.- Trình độ kỹ thuật của người làm vườn: Nên trồng loại cây, nuôi con vật đã nắm được kỹ thuật.
TK:
https://tailieu.vn/doc/giao-an-nghe-lam-vuon-lop-12-bai-1-thiet-ke-vuon-theo-he-sinh-thai-vac-756106.html