K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2019
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của khu vực Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ có diện tích chiếm 7,5% diện tích cả nước (23,6 nghìn km2) với số dân chiếm 17,3% tổng dân số (hơn 15,7 triệu người).

  • Đông Nam Bộ được cấu thành bởi 6 tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
  • Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Đông: giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ – nơi có nguồn nguyên liệu nông – lâm – nghiệp, khoáng sản, thủy sản phong phú, dồi dào.

+ Phía Tây: giáp Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trữ lượng lương thức trong cả nước.

+ Phía Bắc: giáp Campuchia

+ Phía Đông: giáp biển Đông đem lại tiềm năng phát triển khai thác thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và du lịch.

Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, thông thương qua các cảng biển cả trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Bộ

Bên cạnh những đặc điểm về vị trí địa lý, miền Đông Nam Bộ còn sở hữu cho mình những điều kiện tự nhiên mang nét đặc trưng riêng.

cảnh đẹp ở đông nam bộ

Thuận lợi
  • Đất đai: chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…
  • Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và thoải. Từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao giảm dần thuận lợi trong xây dựng.
  • Khí hậu: thuộc loại cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.
  • Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • Rừng: tuy rừng không nhiều nhưng là nơi đảm bảo sự sống cho sinh thủy ở các sông và là địa điểm du lịch thú vị. Vì vậy, cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông Đông Nam Bộ.
  • Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng, đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.

Ở Đông Nam Bộ phát triển việc khai thác dầu khí thềm lục địa, đánh bắt hải sản và du lịch biển.

Khó khăn
  • Môi trường đang dần bị ô nhiễm bởi các khí thải công nghiệp và đô thị tăng nhanh.
  • Nguồn khoáng sản không phong phú, đa dạng
Đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Bộ

Đặc điểm dân cư, xã hội ở miền Đông Nam Bộ đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho vùng.

một góc đông nam bộ

Thuận lợi
  • Đông Nam Bộ là nơi đông dân, mật độ dân số cao với tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta, tiêu biểu là TP. Hồ Chí Minh. Sự đông dân tạo nên nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Là nơi dân trí cao: tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước.
  • Tuổi thọ trung bình tại Đông Nam Bộ cũng cao hơn so với cả nước.
  • Là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn.
Khó khăn
  • Vì là trung tâm nên sự di cư dân từ nơi khác đến để sinh sống và tìm việc làm ngày càng đông gây nên sự báo động về dân số.
15 tháng 3 2019
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
  • Tiếp giáp với phía Tây vùng Đông Nam Bộ chính là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây 3 mặt đều là biển, được cấu thành bởi 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.

  • Lãnh thổ gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờ biển dài 73,2km.
  • Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của nước ta thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là trồng cây công nghiệp.
  • Liền kề với phía Tây vùng Đông Nam Bộ cũng là lợi thế lớn. Bởi lẽ, xét về sự phát triển thì vùng Đông Nam Bộ thuộc TOP năng động nhất cả nước. Sự giao lưu kinh tế diễn ra mạnh. Các ngành như công nghiệp chế biến được hỗ trợ, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
  • Thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế.
  • Campuchia là quốc gia giáp phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

Vị trí địa lý cùng giới hạn lãnh thổ như vậy giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên

Không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng.

Địa hình đồng bằng sông Cửu Long

Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.

Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long
  • Khí hậu thuộc loại cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
  • Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C, với biên độ nhiệt 2- 3 độ C/năm. Nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp.
  • Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  • Là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.

Điều kiện khí hậu đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đất đai đồng bằng sông Cửu Long
  • Đất đai phong phú: đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha), đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha).
  • Đất phù sa: có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Đất có độ phì nhiêu cao thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày
  • Đất phèn: độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ. Ngày nay, người ta đang nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất phèn.
  • Đất xám: có độ phì nhiêu thấp, nhẹ và tơi xốp. Loại đất này có nhiều ở biên giới Campuchia và bậc thềm phù sa cổ ở Đồng Tháp Mười.
  • Diện tích tự nhiên chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước (39,734km2)
  • Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn.

Có thể thấy, đất đai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để trồng các loại cây như dừa, mía, cây ăn quả…

Nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
  • Có thể bạn chưa biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Kênh rạch như một mạng lưới chằng chịt nên nơi đây có nguồn nước dồi dào.
  • Vào mùa mưa nước sông dâng cao và ngược lại vào mùa khô gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
  • Tài nguyên biển đồng bằng sông Cửu Long

    Nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú và dồi dào cùng nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến.

    Khoáng sản đồng bằng sông Cửu Long

    Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. Nói chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể.

    Đặc điểm dân cư xã hội

  • Dân số đông (chỉ sau Đồng bằng sông Hồng) và đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Chăm, Khơ -me, Hoa…
  • Người dân có trình độ sản xuất hàng hóa, làm nông nghiệp tương đối cao.
29 tháng 1 2021

Câu 1:

Vị trí- giới hạn:

Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao lưu vs các vùng xung quanh và vs quốc tế đồng thời phát triển tiềm năng kinh tế biển đảo

Tự nhiên:

Nhiều tài nguyên để phát triển ktế: Đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nh hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa

Dân cư xh:

-Lực lượng lđ dồi dào

-Thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Ng lđ có tay nghề cao, năng động, sáng tạo

-Nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển kinh tế

Câu 2:

Về công nghiệp:

- Khu vực cn-xd tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối

Về nông nghiệp:

- Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng giữ vai trò quan trọng

- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới nc ta

- Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng

- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển

 

8 tháng 5 2021

Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

 - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

 - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

 - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.

Ý nghĩa:
Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :
- Đất liền : 330991 km2, hình chữ S.
- Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

18 tháng 12 2020

Đồng bằng sông Hồng

Vị trí địa lý

          Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

          Địa hình:

          - Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

          - Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

          Khí hậu:

          - Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.

          Tài nguyên khoáng sản:

          - Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên  đá vôi  ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

          Tài nguyên biển:

          - Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.

          - Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...

          Tài nguyên đất đai:

          - Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.

          - Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.

          - Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.

          Tài nguyên sinh vật:

          - Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

20 tháng 12 2020

a.undefined

20 tháng 12 2020

b.undefined

21 tháng 3 2022

Tham khảo

 

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-  Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

21 tháng 3 2022

trùm nhanh vậy:(