K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2019

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.

Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không biết xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: Lễ hôm nay không chỉ có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân, ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Trích: loigiaihay.com


 

13 tháng 3 2019

mik chỉ cần một đoạn văn ngắn thôi

28 tháng 2 2020

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. 

1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

5 tháng 6 2020

how to???

30 tháng 4 2021

mở bài vs kế bài ự viế :

Chú mèo mướp nhà em có cái đầu tròn như quả cam nhỏ. Đôi tai vểnh lên như hai cái lá nhãn, bên trong là một hệ thống dây thần kinh để giúp chú có biệt danh đôi tai thính nhất. Chiếc mũi hồng ươn ướt trông rất nhu mì, yểu điệu như thiếu nữ vậy. Bộ ria mép trắng như cước, trông rất oai phong và tinh nghịch. Bộ lông của chú có ba màu, màu xám, màu trắng và màu vàng nâu trông rất duyên dáng, đáng yêu. Chiếc đuôi dài, thon thon trông chú mới duyên dáng, đáng yêu làm sao.

Chú mèo mướp nhà em rất ngoan, thỉnh thoảng có hay lục xục linh tinh ăn vụng một chút nhưng vẫn được cả nhà yêu quý. Ban đêm khi cả nhà em đi ngủ thì cũng là lúc chú bắt đầu làm nhiệm vụ trinh sát của mình, tiêu diệt lũ chuột đáng ghét đã phá hoại bao nhiêu lương thực trong nhà em. Bộ móng vuốt dài, sắc nhọn chính là vũ khí lợi hại để chú giết chết những con chuột đáng ghét. Nhìn lúc chú bắt chuột, cảm giác giống như ta đang theo dõi những thước phim hành động mạo hiểm, gay cấn. Chú nấp trong một xó, thấy con mồi xuất hiện, từ từ quan sát và khi đã ăn chắc phần thắng trong tay chú lao tới, đè bẹp con mồi dưới bộ móng vuốt sắc nhọn. Vậy là đã có một đĩa điểm tâm ngon lành trong móng vuốt của chú, con chuột nằm im lìm không dám nhúc nhích. Quả thật rất tuyệt phải không.

17 tháng 5 2020

Bài học:
     - Ko nên kiêu căng, hống hách rồi có ngày cũng rước họa vào thân
     - Ng khác khổ cực ko nên chê bai mà phải bt giúp đỡ
     - Lịch sự, thân thiện vs mọi ng
#cố lên#

17 tháng 5 2020
 

Bài học: Mỗi chúng ta không nên tự kiêu, tự đại mà cần phải biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống để không phải hối hận về việc mình đã làm. 

8 tháng 11 2016

I.Bản chất hai nhân vật Lí Thông,Thạch Sanh:

+)Lí Thông:gian xảo,quỷ quyệt,độc ác,bất nhân,vong ân bội nghĩa.

+)Thạch Sanh:thật thà,chất phác,tốt bụng,dũng cảm,tài hoa,nhân ái và yêu chuộng hòa bình.

II.THẦY BÓI XẸM VOI :

1.Giống nhau:

-Các thầy bói đã dùng tay ''sờ''voi.

-nhận thức sai:Đây là bộ phận của con voi,chứ không phải con voi.

Khác nhau:

-5 thầy,mỗi người sờ 1 bộ phận khác nhau của con voi.

2.Kết luận:

+Kết luận của các thầy sai vì đó chỉ là 1 bộ phận của con voi,chứ không phải con voi.

3.Bài học:

-Phải biết suy nghĩ kĩ càng.

-Phải có phương pháp phù hợp với mục đích và đối tượng.

-Không nên bảo thủ,chủ quan.

10 tháng 11 2017

bạn lên mang là có vì chác chan se co 1 danh tu chung con danh tu rieng la ten cô giáo

16 tháng 8 2018

Mùa hè đến không khí thật là nóng  nực. Trên bầu trời cao trong xanh không một gợn mây, những tia nắng tinh nghịch vui đùa một cách vui vẻ . Những chú chim bay ra không biết từ đâu bay đến bay ra bay lượn cùng làn mây biếc. Chị giờ cũng hòa mình vào ánh mặt trời chói chang mùa hè  len lỏi vào những khế lá tạo nên một màu ngọc bích tươi trẻ . Những chú ve sầu đang thi nhau ca hát lên khúc nhạc mùa hè > Càng gần trưa , thời tiết càng trở nên khắc nghiệt hơn. Mùa hè đến là lũ học sinh chúng tôi lại cảm thấy vô cùng háo hức với những chùm hoa phượng nở đỏ rực.Mùa hè thật là tuyệt vời!

16 tháng 8 2018

Nếu có cần mình giúp gì thì cứ bảo  nha