gdcd nha
nêu nhiệm vụ của người học sinh
nhanh nha mk đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Chức năng:
-Bộ máy nhà nước nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó gồm có bốn loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
+Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại điện cho nhân dân, đó là quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
+các cơ quan hành chính nhà nước:Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
+Các cơ quan xét xử:Toà án nhân đân tối cao, các toà án nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các toà án quân sự.
+Các cơ quan kiểm soát:Viện kiểm soát nhân dân tối cao, các viện kiểm soát nhân dân địa phương(tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các huyện kiểm soát quân sự.
*Nhiệm vụ:
-Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tụe do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ tỏi quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
-Công dân có quyền và trách nghiệm giám sát, góp ý kiếm vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ta, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
Năm nào cũng vậy, cứ đến 29 Tết, em và mẹ lại rủ nhau đi chợ xuân. Trên đường đi, các phương tiện lưu thông thuận lợi.
Gần Tết, không khí thường trở lạnh. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn lại rơi nhiều hơn khiến cho mọi người ai cũng muốn nhanh thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình.
Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa mỗi lúc một mau khiến cho đường càng trở nên trơn và bẩn. Giữa dòng người đông đúc, thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ đồng phục công an, bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh lá vối. Tay chú cầm một chiếc dùi cui giơ lên giơ xuống không ngừng.
Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn bên dưới là khuôn mặt chữ điền, toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Trong làn mưa, đôi mắt đen to của chú lấp lánh. Còn làn da hơi ngăm màu bánh mật càng tỏ rõ vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của người chiến sĩ. Trên ngực chú đeo một chiếc thẻ đề tên và chức vụ rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng chú lại đưa chiếc còi đeo trên ngực lên miệng thổi đế’ báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Mọi động tác của chú rất nhanh chóng và chính xác.
Càng lúc dòng người càng đông, con đường Trường Chinh trở nên chật chội hơn. Các phương tiện không đi theo một hàng lối nhất định, xe nào xe nấy mạnh ai nấy đi. Vỉa hè giờ cũng trở thành đường đi.
Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phần đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng đi xuống. Nhanh nhẹn tháo vát, chú chạy lên chạy xuống để hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Chiếc áo mưa màu xanh rách mất mảng lớn phía sau nhưng chú cũng chẳng nề hà. Mặt chú ướt đẫm nước mưa nhưng tay chú vẫn luôn điều chỉnh hướng đi cho xe. Dòng xe cộ lộn xộn dần dần được phân thành hai luồng. Một luồng đi lên, một luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào.
Giải quyết tạm ổn chỗ ách tắc, chú nhanh nhẹn chạy lại phía dầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng một phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một lúc sau đường đã thông hơn. Trên khuôn mặt ướt nước mưa và mồ hôi của chú thoáng nở một nụ cười mãn nguyện trước thành quả lao động của mình./Em rất khâm phục các chú – những con người luôn ngày đêm không quản gian khó phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Sau này nhất định em sẽ trở thành một chiến sĩ công an, trở thành người đảm bảo an toàn cho xã hội.
em sẽ vượt qua nó 1 cách dễ dàng , với lòng quyết tâm của mình . em tin mình sẽ chiến thắng nếu cố dùng hết năng lực vào việc mình muốn làm , muốn đạt được nó ...nên khó khăn sẽ không bao giờ cản trở được
- vì nếu thế e sẽ khẳng định được bản thân mình ,và học được thêm nhiều điều mà mik chưa có thể bt trong cuộc sống muôn mùa này
Hãy bình tĩnh giải quyết công việc theo một cách đúng đắn.
Vì đôi khi việc quan trọng hóa một vấn đề không cần thiết cũng khiến ta trở nên căng thẳng và từ đó dẫn đến việc suy nghĩ nhiều hơn. Nhưng càng suy nghĩ nhiều thì mọi chuyện lại càng rối rắm và không thể giải quyết được gì cả. Người ta chỉ biến chuyện lớn thành chuyện bé chứ không ai lại tìm cách khiến một chuyện nhỏ nhặt trở thành chuyện nghiêm trọng cả.
Mik nghĩ là như vậy . Chúc bạn học tốt ^-^
PHÒNG GD - ĐT BÌNH MINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG BÌNH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI II (2016 - 2017) MÔN: GDCD 7 (Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian chép đề) |
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD
I/ Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Chọn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 đ/câu)
Câu 1: Trong các hành vi sau đây, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đánh đập, hành hạ trẻ em. B. Không bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.
C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
Câu 2: Trong các di sản văn hóa sau đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Vịnh Hạ Long B. Hồ Gươm
C. Cồng chiêng Tây Nguyên D. Phố cổ Hội An
Câu 3: Di sản văn hóa của nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới:
A. Chùa Một Cột B. Bến Nhà Rồng.
C. Ca trù D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 4: Trong các hành vi sau, hành vi nào gây ô nhiễm phá hủy môi trường?
A. Săn bắt động vật qúy, hiếm trong rừng. B. Khai thác gỗ theo chu kỳ, kết hợp cải tạo rừng.
C. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc. D. Không phá rừng để trồng cây lương thực.
Câu 5: Tác dụng quan trọng nhất của rừng là:
A. Ngăn lũ, chống xói mòn. C. Phục vụ việc học tập, tìm hiểu tự nhiên.
B. Lấy gỗ làm nhà, đồ dựng trong sinh hoạt. D. Phục vụ tham quan, du lịch.
Câu 6. Ý kiến đúng về "sống và làm việc có kế hoạch":
A. Việc làm đến đâu biết đến đó. B. Thích thì làm dở thì bỏ.
C. Biết cân đối thời gian học và chơi. D. Vừa học vừa chơi cho thỏa thích.
Câu 7: Để thực hiện tốt "sống và làm việc có kế hoạch" học sinh phải:
A. Đó lập ra kế hoạch phải thực hiện. B. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
C. Chẳng cần kế hoạch. D. Bố mẹ bảo thì mình làm.
Câu 8: "Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch" là thuộc nhóm quyền:
A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục. D. Quyền phát triển.
II/ Tự luận: (8.0 điểm).
Câu 1 (2.5 điểm): Thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Cho biết tên 2 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới ?
Câu 2 (2,5 điểm): Hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn? Hãy kể 4 việc làm mà gia đình đến cơ quan chính quyền cơ sở giải quyết?.
Câu 3 (3 điểm): Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em Tú không làm tròn bổn phận nào của trẻ em?
Phát hiện mỗi lỗi sai sau đây và sửa lỗi trong các câu sau:
a. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành đứng lên.
-> lớn lên
b. Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
-> sinh động
c. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của (thiếu )dân tộc.
-> chỗ thiếu : văn hoá
d. Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
-> nhược điểm
a) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành đứng lên.
-> Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
b) Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
-> Tiếng Việt có khả năng diển tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của dân tộc.
-> Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của dân tộc.
d) Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
-> Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.
Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa.
Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng đi lên, đất nước ngày càng đổi mới vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho thế hệ trẻ ngày càng to lớn bởi thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mà thanh niên ấy chính là những học sinh của hiện tại. Học sinh có nhiệm vụ to lớn trong học tập rèn luyện hôm nay và cống hiến ngày mai.
Đối với học sinh, việc học tập rèn luyện ngày hôm nay vô cùng quan trọng. Không phải đó là vì học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì bắt buộc phải học tập mà việc học tập rèn luyện chính là căn cốt để hình thành nên nhân cách và phẩm chất của một con người. Rèn luyện ở đây đầu tiên chính là rèn luyện về mặt đạo đức, nhân cách. Ngay từ khi còn là học sinh phải hiểu được tầm quan trọng của chữ “đức” và sống có nhân cách tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ như giúp đỡ người khác, trung thực, chân thành,… Thứ hai đó là rèn luyện về sức khỏe, con người đầu tiên phải có sức khỏe mới có thể làm được những việc khác. Khi trí lớn mà sức khỏe không đủ thì cũng đành bất lực nên nhất định phải có sức khỏe mới có thể làm bất cứ việc gì. Rèn luyện thứ ba cũng vô cùng quan trọng đó là rèn luyện về mặt tri thức. Tri thức là một điều vô cùng quan trọng đối với con người bởi làm bất cứ điều gì ta cũng cần có tri thức. Học sinh được đến trường mỗi ngày cũng là vì muốn có tri thức để có thể cống hiến cho xã hội. Không thể không có tri thức, con người nếu thiếu đi tri thức thì làm bất kì điều gì cũng khó khăn.
Tất cả những rèn luyện kể trên đều hướng đến mục đích cống hiến cho tổ quốc vào ngày mai. Học sinh chính là thế hệ thanh niên tương lai, là chủ nhân tương lai của đất nước, những người đi trước đã cống hiến hết mình cho tổ quốc để chúng ta có được một cuộc sống xung túc đầy đủ trong một quốc gia như ngày hôm nay, chúng ta cần hiểu, ghi nhớ và báo đáp lại công lao to lớn ấy. Báo đáp to lớn nhất mà ta có thể làm được đó là tạo ra những giá trị tốt đẹp cho thế hệ đời sau giống như cách mà thế hệ trước đã làm. Hơn nữa, đất nước chúng ta đang không ngừng cố gắng vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Là một công dân chân chính của tổ quốc mình, chúng ta không thể đứng ngoài lề của sự cố gắng ấy mà phải cống hiến hết mình cho xã hội mà muốn cống hiến thì cần có sức khỏe, nhân cách và cả tài năng. Cống hiến cho đất nước thực ra không phải điều gì quá xa vời mà đơn giản chỉ là sống là người có ích cho xã hội, cho đất nước, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cao hơn nữa đó là trở thành những người tiên phong trong những công tác cống hiến sức mình trên các lĩnh vực: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế,… để mong muốn đất nước ngày càng phát triển đi lên, xã hội ngày càng tốt đẹp, con người ngày càng sống tốt hơn.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi thấy ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân mình và tự nhủ mình cần cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện để cống hiến cho xã hội, cho đất nước.
Học tập rèn luyện hôm nay là nhiệm vụ hiện tại của học sinh còn cống hiến cho tổ quốc, cho xã hội vào ngày mai chính là nhiệm vụ to lớn mà tương lai người học sinh hướng tới. Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của bản thân và cố gắng vì trách nhiệm to lớn ấy.