c1 a, em hãy cho biết những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSCL
b, phát triển mạnh công nghiệp để chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa ntn dến sản xuất nông nghiệp ở dồng bằng sông cửu long
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:
-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.
-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.
-Nâng cao đời sống nông dân.
-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước
- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.
- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.
- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên mòn hóa.
REFER
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
tham khảo- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
- Diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) màu mỡ, thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. Vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thuỷ sán. Vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp hơn cả cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Sông Mê Công và hệ thống kênh rạch chằng chịt, bồi đắp phù sa, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khái thác thủy sản... vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn ..thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.
- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.
=> Chọn đáp án A
Đáp án: C
Giải thích: Các cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.
- Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
Câu 1:
a. Thế mạnh:
-Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng(gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
-Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
-Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, số giờ nắng trong năm là 2200-2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25-270C, lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm- 2000mm. Thời tiết ít biến động, thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ.
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
-Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản.
b. Ý nghĩa:
-Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn lợi lớn.
-Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
-Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.