TUI MÚN ĐI DỰ FANSIGN ARMY BTS 1 LẦN...TUI BI ĐÔI KHI ƯỚC MƠ CHỈ LÀ MƠ ƯỚC, NHƯNG CỨ MƠ ĐI, CUỘC SỐNG MÀ...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2: Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể ( Đây là thành phần tình thái thể hiện mức độ phỏng đoán ở mức độ sẽ xảy ra ) xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người.
Câu 3: Thử thách sẽ luôn tồn tại ở hành trình của mỗi người và nó cũng sẵn sàng làm con người gục ngã bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn ấy, vượt qua chúng bằng chính sự dũng cảm và khát vọng của chính mình.
Câu 4: Em đồng ý với quan điểm " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Ước mơ nó chỉ là những khao khát, là giấc mơ của con người về tương lai, nó còn là động lực làm điểm tựa để con người phấn đấu vươn lên trên mọi giới hạn của bản thân. Thế nhưng ước mơ không thành sự thật nếu bạn chỉ nuôi dưỡng nó trong sự ảo tưởng mà không hành động. Không có thành công nào mà không được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Mác nói rằng " nên biết ước mơ" còn Lênin " phải hành động". Hành động sẽ mang tính đột phá vì nó là do năng lực và quyền của bạn, và bạn xứng đáng có được thành công trong cuộc sống nếu bạn dám đánh đổi. Chính vì thế, ước mơ của bạn dù chỉ là những điều bình thường hay vĩ đại thì hãy sống hết mình để theo đuổi ước mơ và hãy hành động để ước mơ ấy được duy trì ở thực tại chứ không phải trong sự ảo tưởng.
a. VB trên mang đặc trưng của kiểu VB truyện đồng thoại.
b. Nhân vật chính là cánh diều.
c. ước mơ: là những điều người ta mong muốn, cố gắng đạt được.
d. Qua "đôi mắt sáng lắm của cậu bé", cánh diều cảm nhận được niềm vui, hi vọng, hạnh phúc khi được nhìn ngắm những ước mơ của các cậu bé, cô bé.
e. Cánh diều là biểu tưởng của những ước mơ vì cánh diều có thể bay cao, bay xa, vươn đến được những chân trời mới lạ.
g. HS viết đoạn văn chia sẻ ước mơ của cá nhân mình
a. Nội dung của đoạn trích : bàn luận về con đường theo đuổi ước mơ và khái niệm về nó.
b.Câu rút gọn : Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc.
Thành phần được rút gọn : chủ ngữ,
c. Bài học :
+ Can đảm , dũng cảm theo đuổi ước mơ
+ luyện tập mài giũa hàng ngày những ước mơ đẹp đẽ , thực tế của bản thân ,
+ hống lên định kiến xã hội để đi theo con đường mà mình chọn .
Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
– “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
– Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiến…
II. Thân bài : Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau
1. Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng :
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi…)
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do :
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy… ( d/c…)
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…( d/c…)
2. Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
- “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…(d/c…)
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c…)
3. Kết bài : Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
(Internet)