K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất thời trung đại. Tác phẩm có hàng trăm nhân vật, những mỗi nhân vật luôn được tái hiện với tính cách ngoại hình riêng. Và trong số những nhân vật đó, ta không thể không nhớ đến Trương Phi, bộc trực, thẳng thắn, trượng nghĩa. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích Hồi trống cổ thành. Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình. Trương Phi vốn mang trong mình tính cách bộc trực, thẳng thắn, không bao giờ có nữa lời nói dối, không mập mờ, úp mở. Quan điểm, lập trường này của Trương Phi được thể hiện rất rõ ràng, rạch ròi qua câu nói với hai chị dâu cũng chính là để nói với Quang Công: “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”. Theo quan niệm phong kiến, người trung thần là người chỉ thờ một chủ, sống chết chỉ có một chủ đó mà thôi, còn ai thờ hai chủ, ấy là kẻ phản bội. Từ lập luận đó, Trương Phi suy xét, phán đoán về sự xuất hiện của Quang Công. Quan Công đột triên trở về sau khi đã bội nghĩa vườn đào, bỏ lại anh mà đầu hàng Tào Tháo, vốn là kẻ thù lớn của Lưu Bị. Không chỉ vậy Quan Công khi ở dưới trướng Tào Tháo còn được phong hầu tứ tước, Quan Công đã quy phục Tào Tháo. Bởi vậy sự trở về của Quan Công là để đánh lừa Trương Phi, hòng chiếm Cổ Thành. Thêm vào đó hành động Trương Phi dẫn theo quân mã càng làm cho Trương Phi tin tưởng vào nhận định của mình hơn. Trước những chứng cớ, suy luận quá rõ ràng, Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công. Buộc tội Quan Công vong ân, bội nghĩa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa”. Không dừng lại ở đó Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất trung: “Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày”. Và cuối cùng buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó”. Những lời buộc tội này đều xuất phát từ tính cách của Trương Phi, đây là sự bộc trực, thẳng thắn, chỉ tin những gì mình thấy, đây là tính cách cần có của một trung thần.

Từ những suy luận, những gì mình chứng kiến Trương Phi đã có phản ứng hết sức quyết liệt với Quan Công. Khi Tôn Càn báo tin Quan Công mời Trương Phi ra đón, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”, Trương Phi sẵn sàng giao chiến. Khi vừa nhìn thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy lại đâm Quan Công”. Quan Công cất lời hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát, xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công phản bội. Dù được hai chị dâu cùng Tồn Càn thanh minh cho Quan Công nhưng Trương Phi gạt đi tất cả vẫn luôn giữ vững những lập luận và suy xét của mình. Nhất là khi toán quân mang cờ Tào kéo đến, Trương Phi càng giận dữ hơn và quát: “bây giờ còn trối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào kéo đến là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công và ngay lập tức Trương Phi lấy bát xà mâu, xông đến đâm Trương Phi. Trước yêu cầu của Quan Công chứng thực lòng trung thành của mình bằng cách chém đầu tướng Tào, Trương Phi nhận lời, nhưng đưa ra điều kiện thử thách Trương Phi, là phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống. Đây quả là thử thách rất lớn đối với Quan Công, nó vừa dùng để minh chứng cho sự trong sạch, vừa cho thấy tài năng của Quan Công. Vậy tại sao chỉ là ba hồi trống mà không phải năm hồi trống. Nếu năm hồi trống sẽ là quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nẩy, vội vã của Trương Phi, đồng thời năm hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công. Bởi vậy, ba hồi là hợp lí nhất. Đồng thời, khi đưa ra điều kiện là ba hồi trống Trương Phi cũng ngầm thể hiện, gửi gắm niềm hi vọng với Quan Công, rằng Quan Công vẫn như xưa, không phản bội anh và chính mình. Và Quan Công đã không để Trương Phi phải thất vọng. Trong ba hồi trống đã hạ gục tướng của Tào Tháo, lòng trung của Quan Công đã được chứng thực. Đó cũng là giờ phút bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu lúc đầu Trương Phi giận dữ, nóng nảy bao nhiêu thì đến đây lại thận trọng bấy nhiêu, khác hẳn tính cách thông thường của Trương Phi. Trương Phi làm như vậy là bởi rất sợ tình nghĩa anh em bị nên cần phải có thời gian để chứng thực lòng trung của Quan Công. Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với Sái Dương “giết cháu tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi, khi ấy Phi mới tin anh là thực. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của hai chị dâu kể về quá trình vất vả, khó khăn biết bao nguy hiểm mà Quan Công đã phải trải qua, và Trương Phi đã hiểu ra mọi chuyện. Giọt nước mắt của Trương Phi đã cho thấy rõ tấm lòng, tình cảm của Trương Phi với Quan Công. Nhân vật được xây dựng chủ yếu qua lời đối thoại và hành động. Qua đó bộc lộ rõ suy nghĩ, tính cách nhân vật – Trương Phi một người bộc trực, nóng nảy nhưng cũng hết sức tình nghĩa. Cốt truyện như một màn kịch giàu kịch tính, gây sức hấp dẫn với người đọc. Chi tiết truyện đặc dắc, đặc biệt là chi tiết hồi trống có ý nghĩa thách thức và minh oan.Bằng cốt truyện hấp dẫn, với những chi tiết đặc sắc đoạn trích đã cho thấy tính cách bộc trực, thẳng thắn của Trương Phi - vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật. Đồng thời đoạn trích còn ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.

22 tháng 2 2019

Gợi ý

Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào, “được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ Thành là để lập mưu bắt Phi! Nên phải đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã…”.

- Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời Trương Phi ra đón, Phi “chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt qua Cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Mạt sát Quan Công: “mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa”.

- Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chỉ có một điều kiện “xong 3 hồi trống phải chém đầu tướng Tào” để làm tin. Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới tin: “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”. Phục thiện và biết điều.

==>>>Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa.

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

27 tháng 7 2021

2 điều quan trọng 1 bài văn như vậy chị nghĩ nó sẽ không tập trung vào ý nào hết á, nó sẽ bị loãng ý, em có thể xem lại đề không?

27 tháng 7 2021

1 bài văn mà bắt viết  2 ý quan trọng thì em bó tay chịu trói

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Cuộc sống vốn công bằng, không thiên vị một ai. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của bạn. Bởi thế, xây dựng một thái độ sống tích cực là một điều rất cần thiết để bạn nhận rõ bản thân và nắm bắt cơ hội thành công. Thay đổi nhỏ nhất về cách nhìn có thể biến đổi cả một cuộc đời. Điều chỉnh thái độ dù chỉ một chút thôi cũng có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Hãy sống lạc quan, yêu đời, tự tin. Sống có ước mơ, lí tưởng, hoài bão và luôn kiên trì thực hiện ước mơ. Hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn để khẳng định giá trị bản thân, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chẳng có gì là xấu hay tốt, cũng chẳng có gì là thất bại hay thành công, nó như thế nào là do chính bạn nhìn nhận nó. Trong cái xấu có chứa những cái tốt cần phải gìn giữ; trong thất bại cũng có mầm mống của thành công. Đừng bi quan, oán trách hay thù ghét bất cứ điều gì, hãy nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và tự hoàn thiện bản thân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp như bạn mong muốn. Thật đáng trách cho những ai luôn bi quan, chán nản, bỏ cuộc trước khó khăn. Họ quá yếu đuối và dễ bị những trở ngại khuất phục, sống phụ thuộc vào hoàn cảnh mà không hề có ý chí vượt lên.

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

4 tháng 1 2022

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

26 tháng 2 2022

Lắng nghe những giai điệu ngày xuân vang vọng khắp các đại lộ, phố huyện, ta biết rằng Tết sắp về trên mảnh đất Việt Nam. Lắng nghe tiếng hát của chàng nghệ sĩ ve sầu giữa nắng trời mùa hạ, ta chạnh lòng nhận ra lại một mùa chia tay. Khi vấp ngã, đớn đau, ta lắng nghe những lời an ủi chân thành như được truyền thêm sức mạnh. Hay giữa tiếng ồn ào, huyên náo của ngoại cảnh, ta thấy bình yên khi lắng nghe những rung động tinh vi của trái tim. Cuộc sống luôn ẩn giấu trùng trùng điệp điệp bao thanh âm giản đơn mà diệu kì đến lạ. Bởi vậy, việc lắng nghe có ý nghĩa rất quan trọng. Như trong “Hiểu về trái tim” có viết: “Chữ “lắng nghe” có ý nghĩa rất hay. Phải “lắng” thì mới “nghe” được. Cho nên, “lắng” là ngõ vào của “nghe”. Không “lắng” thì không thể “nghe” trọn vẹn. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim. Hãy tập lắng nghe bằng chính con tim mình”.

Cuộc sống là thế giới thanh âm với những nốt nhạc đa hình đa sắc. Liệu trong xứ sở ấy, “lắng nghe” là gì? Lắng nghe bao gồm hai hành động “lắng” và “nghe”. “Lắng” là để trái tim chẳng còn những đợt sóng lòng dao động, để trí tuệ trầm tư mà ngẫm suy, nghĩ ngợi thấu đáo. “Lắng” đưa ta đến với miền đất “vô ngôn” nhưng không “vô tâm”. Ví như việc áp vào tai chiếc vỏ ốc nơi biển khơi, bạn trở nên im lặng sâu sắc từ tận cõi lòng để nghe chân thành và rõ ràng tiếng biển cả dịu êm, rì rào, tiếng đại dương thì thầm, ngân nga.

“Lắng” còn là sống chậm lại giữa dòng người hối hả, là trái tim khẽ đập nhẹ nhàng và đôi chân rảo bước bên vệ đường để lắng nghe cuộc sống. Và “lắng” là con thuyền đưa ta đến với “nghe”, là ngõ vào của “nghe”. Chỉ khi ta “lắng lòng” sâu sắc thì mới có thể “nghe” trọn vẹn. “Lắng nghe” là tận tâm, tận lòng thấu hiểu và tôn trọng những gì người đối diện đang nói để từ đó có những thái độ, cử chỉ giao tiếp thuận tình.

“Lắng nghe” là mở rộng lòng mình để rót vào trong ta bản hòa ca và tiếng vọng của thiên nhiên cuộc sống, là đón nhận cuộc giao thoa giữa xúc cảm, lí trí và tiếng nói bản thể của chính mình. Chữ “lắng nghe” có ý nghĩa rất hay, còn sự lắng nghe là nghệ thuật quan trọng giúp ta thấu suốt được nguồn tâm của mình, của người và của đời.

Chương trình “Quà tặng cuộc sống” vẫn luôn mở đầu với những nhạc điệu quen thuộc: “Hãy lắng nghe những câu chuyện nhỏ để thấy trái tim ta biết yêu thương…”. Phải chăng câu hát muốn dâng lên cho đời một ý nghĩa sâu sắc, ta lắng nghe ai đó nghĩa là ta đang yêu thương họ chân thành. Bạn lắng nghe để hiểu những người xung quanh nhiều hơn, rồi bạn sẽ thương họ nhiều hơn. Đó không phải là một sự cố gắng hay một sự miễn cưỡng mà là bản năng. Khi bạn hiểu đủ sâu, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy yêu thương họ thật nhiều.

Khi lắng nghe với tâm hồn rộng mở là lúc ta cho phép âm thanh cuộc sống đi vào đời mình và để trái tim được trầm mình trong thác suối yêu thương. Ta lắng nghe nghĩa là ta được sống trong yêu thương và cũng vọng lên những tiếng yêu thương, thứ âm thanh có sức chữa lành và lan toả. Lắng nghe trọn vẹn còn có giá trị hơn cả những lời an ủi bâng quơ. Bởi khi con người ta rơi vào hố sâu tuyệt vọng, tự mình gặm nhấm những niềm đau nỗi sầu quá lâu, cảm giác được trút hết cả cõi lòng mình ra cho một người thành thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm.

Đặc biệt, trong nhịp vận động hối hả của dòng chảy thời gian, giữa vô vàn những điều trái khuáy và đau khổ, tuyệt vọng, rối trí, niềm vui thì ít trái ngang thì nhiều, người ta lại càng giữ lấy những tâm sự trong “ốc đảo” của riêng mình. Và lắng nghe là cử chỉ ân cần của trái tim, là quán nhỏ bên đại lộ cuộc đời để nhân loại có dịp ngồi lại mà gắn kết, thấu hiểu và yêu thương nhau hơn.

Sức mạnh của lắng nghe sẽ là nấc thang nâng bước chân của ta tiến gần hơn tới sự thành công. Ta càng đón nhận những âm thanh xung quanh, càng mở lòng với những phận đời và phận người thì mới càng chiêm nghiệm, thấu hiểu được những khía cạnh của cuộc sống, càng biết cách sống sao cho ý nghĩa. Mỗi lần lắng nghe là mỗi lần ta tiếp thu được tri thức, học hỏi được kinh nghiệm nhiều hơn. Khi bạn toàn tâm toàn ý lắng nghe ai đó, đôi lúc bạn có thể nhận ra “chuyện của mình” trong chính “chuyện của người” và đúc rút được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của người khác.

Bên cạnh đó, biết lắng nghe, con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về chính mình từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục những thiếu sót. Đồng thời, khi ta lắng nghe, ta có thể thấu hiểu nhau hơn, nhận ra được tính cách của nhau và gắn kết, tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững.

Lắng nghe còn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn bởi khi ta thực sự chú tâm và lắng nghe một cách chân thành thì chính sự thành tâm ấy tựa như dòng nước mát lành xoa dịu cơn tức giận của đôi bên, tránh được những hành động, lời nói nhất thời hồ đồ, nông cạn ngốc nghếch. Kỹ năng lắng nghe sẽ đưa bạn thoát mình ra khỏi chiếc kén của sự vô minh và cất cao đôi cánh bay đến ngưỡng cửa của sự trưởng thành, chín chắn và thấu đáo, sáng suốt và khôn ngoan. Nhà báo Mỹ Frank Tyger từng nói: “Hãy học cách lắng nghe. Cơ hội có thể gõ cửa rất khẽ khàng.”

“Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu” – câu khẩu hiệu của Prudential. Lắng nghe để thấu hiểu cuộc đời, để những đôi tay ấm áp tìm đến những bàn tay hao gầy mà nắm lấy. Nhờ lắng nghe, con người có thể gìn dưỡng cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thời điểm mưa, bão, lũ lụt dồn dập ập tới nhấn chìm dải đất gánh vác hai đầu Tổ quốc, khúc ruột miền Trung tang thương. Chớp mắt, nát tan bao cảnh đời, bao kiếp người vùi chôn nơi sâu thẳm cơn nước lạnh lẽo, biết bao tiếng kêu đau thương, tiếng khóc ai oán của người dân miền trung đang vang vọng.

Nhưng miền Trung không cô độc, lẻ loi đâu, nhân dân cả nước vẫn luôn ở bên, lắng nghe miền Trung để rồi cùng rưng rưng nước mắt, cùng chung tiếng nấc nghẹn ngào. Từ ấy, ta thấy tình người trên đỉnh lũ, người dân mọi miền đồng cảm, sẻ chia, quyên góp vật chất, “truyền lửa” bằng những lời động viên, nâng đỡ tinh thần những người đang sống chung với lũ. Phải chân thành “nghe” thì ta mới biết rằng có một miền đất đang oằn mình trong lũ, đang vững lòng trụ vững trong hoạn nạn. Phải “lắng” từ tận trái tim, tận cõi lòng thì ta mới thấu hiểu trọn vẹn những mất mát, thương đau mà tê tái lòng người, để xót xa, đồng cảm và đáp lại tiếng gọi khẩn khiết giữa cơn lũ.

Trong cuộc triển lãm về chủ đề Covid-19, sách ảnh “Sài Gòn mùa Covid-19” của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong phản ánh một thành phố năng động, nghĩa tình bỗng dưng trầm lắng, nhẹ nhàng hơn. Có lẽ trong những ngày giản cách xã hội, người ta dần ly khai khỏi cái ồn ào của phố xá sầm uất giữa dòng người vội vã, để “nghe” về những “người hùng áo trắng”, chiếc máy ATM gạo, cửa hàng 0 đồng, các hoạt động thiện nguyện… Và ta “lắng” để thầm cảm ơn những hy sinh, cảm nhận được ánh nắng ban mai của “tình người” cứ mạnh mẽ và ấm áp trong cái không gian tĩnh lặng đến nao lòng. Lắng nghe giúp nhân loại hiểu được nhiều thứ, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp cho mảnh đất tâm hồn và xóa mờ đi nét vằn vệt, loang lổ, trầy xước, khổ đau.

“Kẻ thành công phải biết lắng nghe” của tác giả Mark Goulston đang là một trong những cuốn sách bán chạy trên thị trường. Ngay chính tựa đề tiếng việt của quyển sách đã ẩn chứa một ý nghĩa đúng đắn: Lắng nghe chính là kim chỉ nam dẫn lối ta vươn lên thành những người cự phách. Phải kể đến cô học trò Nguyễn Ngọc Khanh, thủ khoa khối D trong kì thi đại học năm 2020 với điểm số đáng ngưỡng mộ vô cùng. Cô nữ sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã chuyên tâm lắng và nghe rất nhiều. Cô lắng nghe những lời giảng dạy của thầy cô nơi giảng đường, lắng nghe những góp ý của gia đình và bạn bè.

Từ ấy, cô nàng dành thời gian để suy ngẫm đủ điều, và bắt đầu hành động sáng suốt, sửa chữa những khuyết điểm của bản thân. Một doanh nghiệp lớn như Viettel cũng luôn hăng hái trên chuyến đi tìm kiếm, thu thập ý kiến khách hàng qua chương trình “Lắng nghe để phát triển” được tổ chức suốt 5 năm liền. Để từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ, đưa ra những sản phẩm mới, ưu việt hơn và đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn.

Thoát khỏi tiếng ồn ào của động cơ, tiếng còi tàu thúc giục vào ga hay tiếng chuyện trò của dòng người rong ruổi trên đường đời, ta sẽ trở nên bình tâm hơn khi được lắng nghe giai điệu của thiên nhiên, đất trời. Đó là tiếng hát trầm bổng đắm say của loài chim khi sắc rạng đông ửng hồng bao phủ lấy bầu trời, là tiếng gió luồn qua kẽ lá, tiếng mưa rơi vội vã trước hiên nhà. Đắm mình trong bao la đất trời, mỗi khoảnh khắc ta chú ý lắng nghe, có bản nhạc sao mà tha thiết và nhiệm màu được đan dệt từ đủ loại âm thanh. Đó là tiếng thì thầm của cỏ, tiếng du dương của rừng thông, tiếng róc rách của mạch nước âm ỉ dưới vách núi, nhịp điệu cần mẫn của bầy ong, đàn bướm trên vạt mẫu đơn và từng vùng hoa hướng dương hay Chỉ khi “lắng” lòng ta mới “nghe” thấy giọng nói thiên nhiên, vẫn đang thủ thỉ cùng con người, mới thấy tâm mình tĩnh lặng, bình yên.

Trước khi lắng nghe đời, lắng nghe người, hãy cho phép đôi tai hướng vào con tim, hãy quay về với hơi thở của bạn để lắng nghe con người bên trong “tiểu vũ trụ” của bạn. Những tiếng động của ngoại cảnh vốn huyên náo, dễ được thu hút hơn những thanh âm ngự trị ở bên trong ta. Ấy vậy mà, những nốt nhạc chất chứa trong lòng lại là chất liệu của cuộc sống, là những “tiếng vô thanh” làm nên bài ca độc nhất vô nhị của mỗi con người. Đó là những chuyển động của cảm xúc, những khát khao thầm kín hay những gợn sóng của con tim.

Đó cũng có thể là tiếng cười hoan hỉ, hạnh phúc hay tiếng nói của trái tim bị tổn thương, của tương quan tan vỡ… đòi hỏi được chở che, được chữa lành. Ai đó từng nói rằng, muốn biết bạn là ai, cách khả dĩ là hãy lắng nghe chân thành tiếng lòng của mình. Lắng nghe tiếng nói bản thể của mình để biết rằng mình là ai, tâm tư, nguyện vọng của mình là gì, để thấu hiểu mình và sống đúng với con người thật của mình.

Con người ta mất 3 năm để học nói nhưng phải trải qua biết bao thăng hoa, trầm lặng, chiêm nghiệm bao trang viết của cuốn sách “cuộc đời” thì mới học được cách lắng nghe trọn vẹn. Một bước, hai bước… cuộc trường chinh vạn dặm chiếm lĩnh nghệ thuật lắng nghe luôn bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhặt nhưng phải vững vàng. Lắng nghe không chỉ hạn hẹp trong phạm vi của đôi tai mà còn là dùng trái tim để cảm nhận. Muốn lắng nghe trọn vẹn, ta hãy cất đi những nôn nóng suy tư, xóa tan bao phiền não giận hờn, những kinh nghiệm cũ kỹ về người ấy đang chế ngự trong tâm.

Chúng ta bắt đầu đón nhận và chấp nhận họ, trân trọng, tìm hiểu, ghi nhận từng lời họ nói ra. Ta thanh lọc tâm ý, đi vào bên trong nội tâm của tha nhân với khao khát được thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành, đồng cảm với những nỗi niềm của họ. Có thể nói chỉ nghe thôi chưa đủ, hãy nghe theo hướng tích cực, chủ động, nghĩa là phải có sự phản hồi thái độ. Nếu bạn đồng tình với đối phương, đừng tiếc chi một cái gật đầu tán thành, cái vỗ vai thấu cảm hay ánh nhìn trìu mến. Và có khi bạn chẳng thể ủng hộ với những suy nghĩ, phát ngôn của ai đó, hãy mạnh dạn đáp trả thông minh, quyết đoán để phản biện và đưa ra chính kiến, tư tưởng của bản thân. Lắng nghe cũng cần phải biết “gạn đục khơi trong”.

Song, ta cũng chỉ là khách trọ của tửu lầu “nhân gian”. Bởi thế, có đôi lần bơ vơ giữa dòng đời, hãy dành ra một “khoảng lặng” cho riêng mình để lắng nghe thật sâu, thật kĩ và thật rõ ràng tiếng vĩ cầm cất lên từ trái tim. Lắng nghe chính mình để hiểu, để thương chính mình thì mới có khả năng nghe và thấu hiểu được người khác. Shakespeare từng nói: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”. Người ta cốt chỉ nghĩ sao cho mình được phát biểu nhiều hơn, chứ chưa bao giờ nghĩ cách làm sao cho mình được lắng nghe nhiều hơn cả. Bởi vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói.

Đáp lại sự ồn ào bằng một sự ồn ào hơn chính là “tử huyệt” khiến bạn chẳng thể phát triển, chẳng thể nhìn thấy những “lỗ hổng” của bản thân mà chắp vá, khắc phục. Thế giới này sẽ thật buồn nếu ai cũng giữ kín những tâm tư, muôn vàn điều muốn nói nhưng lại cố chấp chẳng chịu hé môi nửa lời. Họ chọn cô độc với “chiếc tai nghe” của bản thân và từ chối sự hữu hình của những âm vang cuộc đời. Thế giới này còn buồn hơn nếu như một người khao khát được nói mà xung quanh đều đồng loạt chẳng thèm quan tâm, không ai muốn dừng chân và hỏi xem đối phương phải chăng đang muốn tâm sự. Hình như ai cũng bận rộn với bộn bề lo toan, với cuộc sống tất bật của riêng mình mà quên lãng việc lắng nghe lẫn nhau.

Có những người lớn tuổi vì không được sự lắng nghe của con cháu, nên phải nương tựa vào bàn trà và thú chơi cây cảnh để tâm sự, giải bày. Có những đứa trẻ dần thu mình trong góc tối vì chẳng có ai lắng nghe tiếng nói khe khẽ, những mong ước và tâm tư của họ. Bởi một số người lớn bận rộn đến vô tâm, cố chấp đến mù quáng với ý nghĩ “chỉ vì tốt cho con”, “trẻ con thì biết cái gì”. Có những sự nghiệp suy tàn vì không chịu lắng nghe người khác, vì chỉ nghe những lời giả dối, xu nịnh mà phớt lờ bao lời khuyên chân thành. Có những cuộc hôn nhân kết thúc bằng “tờ li hôn” chứ chẳng phải viễn cảnh “răng long đầu bạc” chỉ vì không ai chịu ngồi lại mà lắng nghe ai cả.

Đâu đó trên thế giới này, từ phố xá sầm uất đến triền đê lộng gió, từ những người đang ngao du nơi lưng đồi “tuổi trẻ” đến những người chậm rãi đón lấy ngọn gió già nua và trong những vận hội, biến cố, đều có điều gì đó đáng để nhân loại lắng nghe. Mỗi khoảnh khắc trong chốn kia hay chỗ nọ đều vang vọng âm thanh nhẹ êm lẫn những tiếng động huyên náo.

Giữa sự đời muôn trùng hình sắc, muôn điệu âm hưởng, sống tròn đầy là biết lắng nghe. Bởi lẽ, lắng nghe là cử chỉ sâu đậm, là nhịp cầu diệu kì kết nối người với người, để trái tim sưởi ấm trái tim, để tâm hồn ôm lấy những điệu hồn đồng điệu. Yêu thương gửi gắm trong hai chữ “lắng nghe” và đoá hoa thành công cũng bừng nở khi hứng lấy giọt nắng mang tên “lắng nghe”.

Nhận ra ý nghĩa sáng ngời đằng sau hai chữ “lắng nghe”, tôi thiết nghĩ bản thân nên sống chậm lại, dành thời gian để ghé qua quán nhỏ bên đại lộ cuộc đời, cho cõi lòng những khoảnh khắc lắng đọng, để nghe thật trọn vẹn, đắm chìm trong những rung cảm trước thanh âm của người, của đời và của chính mình.

(Nguồn: Âu Dương Nhật Hạ)

 
11 tháng 5 2023
 

Ai cũng từng trải qua tuổi trẻ, trải qua giai đoạn nhiệt huyết sục sôi với những ước mơ, lí tưởng và cả những nông nổi, sai lầm để dần trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Có thể thấy tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, là thời điểm mà chúng ta dám nghĩ, dám làm và có đủ thủ thời gian, sức lực, đam mê để hiện thực những giấc mơ của mình.

Cái sục sôi của nhiệt huyết và chút "ngông cuồng" của tuổi trẻ mang đến cho chúng ta nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi khó khăn, nắm bắt cơ hội cho bản thân. Nguồn năng lượng căng tràn không bao giờ cạn của tuổi trẻ giúp chúng ta nỗ lực hết mình, phấn đấu hết minh cho những mục đích cao đẹp, khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc đời. Tuổi trẻ mang đến cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời nhất để dần "lớn lên", đó có thể là thành công, là những vấp ngã, là những sai lầm khiến chúng ta ngượng ngùng khi nhắc lại, thế nhưng tất cả những trải nghiệm ấy đã giúp chúng ta chín chắn hơn trong nhận thức, hành động, tôi rèn một con người trưởng thành trong tương lai.

Tạo hóa rất công bằng khi ban cho mỗi người một thời tuổi trẻ, vì vậy chúng ta hãy tận dụng để sống thật ý nghĩa để tuổi trẻ không trôi qua vô nghĩa qua kẽ tay.