K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:a) Thế nào là kể chuyện?b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?2. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:Ai giỏi nhất?Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng ai giỏi...
Đọc tiếp

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:

a) Thế nào là kể chuyện?

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

2.

 Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:

Ai giỏi nhất?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu, câu ta kêu:

- Tôi vẫn còn!

Gõ Kiến hỏi:

- Còn mà túi lại rỗng không thế này?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn:

- Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy!

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.

Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

a) Hai           b) Ba              c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

a) Lời nói         b) Hành động          c) Cả lời nói và hành động

2
16 tháng 2 2019

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :

a)  Thế nào là kể chuyện ?

b)  Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

c)  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

Trả lời:

a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

-  Hành động của nhân vật

-  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

-  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

-  Mờ đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)

-  Diễn biến (thân bài)

-   Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). 

2. Đọc câu chuyên dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:

Ai giỏi nhất ?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu. Cậu ta kêu :

- Tôi vẫn còn !

Gõ Kiến hỏi :

- Còn mà túi lại rỗng không thế này ?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn :

- Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy !

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.

Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1 . Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?

a) Hai       b) Ba      c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

a)  Lời nói                  b) Hành động               c) cả lời nói và hành động

3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?

a)  Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

b)  Khuyên người ta tiết kiệm.

c)  Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Trả lời:

1. c

2. c

3. c


 

1)

a) Là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay nhiều nhân vật, mỗi chuyện đều chứa đựng 1 điều có ý nghĩa.

b) Hành động, lời nói, ý nghĩ và ngoại hình của nhân vật.

c) 3 phần :

- Mở đầu ( trực tiếp hay gián tiếp )

- Diễn biến

- Kết thúc ( không mở rộng hay mở rộng )

2)

1. c) Bốn 

2. c) Qua cả lời nói và hành động

3. c) Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc

Tk mk nha

16 tháng 5 2017

a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.

b) Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa :

- Hành động của nhân vật.

- Lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Cấu tạo của bài văn kể chuyện :

- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Diễn biến câu chuyện (thân bài).

- Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

22 tháng 1 2019

A ) Là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu,cuối: liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói 1 điều có ý nghĩa 

B) Tính cách của nhân vật thể hiện qua :

 + Hành động của nhân vật

+ Lời nói ,ý nghĩa của nhân vật

+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu

C ) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần :

Mở đầu : trực tiếp hoặc gián tiếp

Diễn biến : thân bài

Kết thúc : kết bài ko mở rộng hoặc mở rộng

HT

22 tháng 1 2019

Trả lời

   a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

   b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:

   + Hành động của nhân vật.

   + Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

   + Những đặc điểm biếu biểu về ngoại hình.

   c) Cấu tạo của bài văn kể chuvện gồm ba phần:

   + Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).

   + Thân bài (nêu diễn biến).

   + Kết bài (không mở rộng hoặc mở rộng).


 

30 tháng 3 2017

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2