Sau khi học xong văn bản lão hạc em hãy nêu nhận xét về cuộc đời và phẩm chất của nhân vật lão hạc Giải giúp em với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.
Em tham khảo:
Người nông dân là một trong số những đề tài lớn, là mảnh đất màu mỡ của nền văn học hiện đại Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng và trong số đó không thể không nhắc tới "Lão Hạc" của Nam Cao và "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Đọc truyện ngắn "Lão Hạc" người đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc hình tượng người nông dân qua hình ảnh của lão Hạc - một người cha, một người nông dân nghèo khó. Còn với tiểu thuyết "Tắt đèn" nói chung, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nói riêng, hình ảnh của chị Dậu chính là hiện thân cho số phận, cuộc đời của người nông dân trước cách mạng. Vậy hình tượng người nông dân hiện lên như thế nào và được xây dựng ra sao qua hai đoạn trích "Lão Hạc" và "Tức nước vỡ bờ"?
Trước hết, cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đọc "Lão Hạc", người đọc sẽ thấy hình ảnh lão Hạc với một hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương. Có lẽ, cũng như bao người nông dân khác trước cách mạng tháng Tám, lão Hạc phải sống trong sự cơ cực, nghèo đói, vất vả với biết bao nhọc nhằn, lo toan với cuộc sống mưu sinh. Nhưng có lẽ, lão Hạc bất hạnh hơn nhiều so với những người khác bởi lẽ, vợ lão chết sớm, lão gà trống nuôi con một mình những mong hai bố con sẽ có những tháng ngày bình dị, ấm áp bên nhau. Nhưng rồi, con trai lão vì phẫn chí không có tiền cưới vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với cậu Vàng và những tháng ngày tuổi già ốm đau, nghèo đói. Và rồi, đến một ngày, khi cái cơ cực đã tới đường cùng, lão không còn cách nào để cố gắng được nữa, lão đành bán cậu Vàng - người bạn của lão với niềm đau xót khôn nguôi "Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc"... Và có lẽ, xót xa hơn cả đó là lão tự kết liễu đời mình với một cái chết đầy đau đớn và thương tâm khiến ai nấy đều bàng hoàng - lão chết bằng cách ăn bả chó. Với những chi tiết trên đây có thể giúp chúng ta cảm nhận được hoàn cảnh éo le và số phận đầy bất hạnh của lão Hạc.
Còn với chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ", tác giả Ngô Tất Tố cũng đặt chị trong một hoàn cảnh với đầy những nhọc nhằn, lo toan và gánh vác. Chị Dậu là người nông dân nghèo, có người chồng đau ốm nên mọi gánh nặng, lo toan trong căn nhà đã dồn lên đôi vai của chị. Thêm vào đó, vì gánh nặng sưu thuế vô lí mà chị đã phải bán hết mọi thứ trong nhà - khoai, sắn, đàn chó,... để có tiền đóng sưu nhưng vẫn không đủ. Và để rồi, đến cuối cùng, khi không còn cách nào để cứu vãn tất cả mọi thứ, chị phải bán luôn đứa con gái của mình để lấy tiền đóng thuế. Như vậy, cũng như những người nông dân khác, gánh nặng sưu thuế đã làm cho cuộc sống của chị Dậu vốn đã nghèo túng lại càng trở nên vất vả, lam lũ và thiếu thốn nhiều hơn.
Như vậy, cả Nam Cao và Ngô Tất Tố đều xây dựng người nông dân trong những hoàn cảnh éo le, vất vả, cơ cực. Và để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của người nông dân được thể hiện một cách chân thực và rõ nét.
Trước hết, lão Hạc trong tác phẩm cùng tên hiện lên với nhiều phẩm chất đáng trân quý, dẫu trong hoàn cảnh nghèo khổ, khốn cùng đến đâu đi chăng nữa lão cũng không đánh mất đi những nét nhân phẩm tốt đẹp trong con người mình. Lão Hạc hiện lên trước hơn hết là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết sớm, lão ở vậy, một mình nuôi con. Và rồi, trong những tháng ngày ốm đau, cơ cực và tối tăm nhất của cuộc đời mình lão đã tìm đến cái chết chỉ vì lão muốn giữ trọn lại mảnh đất cho con trai của mình. Thêm vào đó, lão Hạc còn là người giàu lòng tự trọng. Dẫu cuộc sống vất vả, cơ cực song khi ông giáo muốn giúp đỡ lão thì lão lại từ chối vì không muốn làm phiền đến ông giáo. Lão chấp nhận cái chết bằng bả chó - một cái chết đau đớn và dữ dội để giữ trọn nhân phẩm của chính mình. Ở lão Hạc, ta thấy lão hiện lên nhiều phẩm chất đáng quý, tận sâu trong con người với hoàn cảnh đáng thương ấy là một con người tràn đầy những phẩm chất đáng trân trọng.
Cũng giống như lão Hạc, ở chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ" chúng ta cũng thấy hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Và có thể nói, chị Dậu là hình tượng điển hình cho những vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Trước hết, chị Dậu hiện lên là một người vợ, người mẹ hết lòng yêu thương chồng con. Vì món sưu thuế, chị phải nén nỗi đau đến tột cùng của mình để bán con. Khi bị thúc thuế, giữa lúc nước sôi lửa bỏng chị vẫn nhẹ nhàng, ân cần chăm sóc cho chồng, khẩn khoản bảo chồng ăn cháo cho đỡ mệt với biết bao yêu thương, trìu mến "Thầy em cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Không dừng lại ở đó, chị Dậu còn là người phụ nữ với sức phản kháng tiềm tàng, chị sẵn sàng đáp trả lại bọn cai lệ. Lúc đầu, chị đã nhẹ giọng van xin bọn cai lệ tha cho chồng chị nhưng về sau khi tên cai vệ "Dựt phắt dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình" chị đã không thể nào chịu đựng được nữa và dã phản kháng lại chúng để bảo vệ chồng mình. Sự phản kháng ấy của chị thể hiện trước hết ở cách thay đổi từ ngữ xưng hô "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem" rồi tiếp đó là hành động của chị "Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Như vậy ở cả lão Hạc và chị Dậu, hai tác giả đã cùng làm bật nổi lên ở họ những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Những nét đẹp ấy của họ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hai tác giả đã sử dụng những nghệ thuật xây dựng nhân vật khác nhau. Ở nhân vật lão Hạc nhà văn Nam Cao đi sâu tái hiện, miêu tả những dòng tình cảm, biến thái tinh vi trong cảm xúc của lão Hạc với hàng hoạt các chi tiết, câu văn đầy cảm xúc "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước", "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít",... Còn ở đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung xây dựng thành công nhân vật chị Dậu thông qua việc miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật nhất là giữa chị Dậu với tên cai vệ đã giúp bộc lộ một cách rõ nét những nét tính cách, tâm lí và phẩm chất tốt đẹp ở chị.
Tóm lại, thông qua nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám cũng như cách các nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật của mình.
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Câu 1: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Em tham khảo:
1. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
2.
a, Lão Hạc. Đoạn trích được trích từ văn bản cùng tên nhân vật
b, Khóc vì phải bán chó. Lão là người có tấm lòng nhân hậu và vô cùng lương thiện
c, Từ tượng hình: móm mém
Từ tượng thanh: hu hu
d,
Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.
THAM KHẢO:
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muộn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Đúng như câu hỏi ở trên ko vậy ạ