đẹp rồi đó nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.
Hà Nội có biết bao cảnh đẹp nhưng em thích nhất là ngắm Hồ Gươm xanh xanh giữa lòng Hà Nội. Đó là màu xanh ngọc nõn nà của lá cây, xanh thăm thẳm của mây trời và xanh biếc lóng lánh của làn nước. Mỗi khi những chị gió rủ nhau đi dã ngoại lướt qua, làn nước hồ lại lăn tăn gợn sóng. Xung quanh, những hàng cây xà cừ, sấu, si,… cổ thụ như những vệ sĩ canh giữ lòng hồ. Đêm đêm, Hồ Gươm lấp lánh ánh đèn với Tháp Bút, với đền Ngọc Sơn, với cầu Thê Húc. Ai ai cũng nô nức kéo đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng biệt của hồ. Em luôn mong những tối cuối tuần để được ngắm cảnh, ngắm dòng người và chơi nhiều trò chơi vui thú quanh hồ.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
Những câu hát buổi sáng ngân lên báo hiệu một ngày mới đã thực sự bắt đầu! Nhân dịp nghỉ hè tôi được về quê thăm ngoại và được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn đấy sức sống trong khu vườn nhỏ thân yêu của ngoại tôi!
Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.
Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!
Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.
Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấyđã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập ròn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mổi cảm nhận được hượng thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!
Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!
Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:
"Ve… Ve… Ve… Hè về!"
Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.
Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.
Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.
Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.
1. Mở bài:
- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.
- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.
2. Thân bài:
a) Trời chưa sáng hẳn:
- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.
- Làn sương mờ ảo chập chờn.
- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.
b) Mặt trời lên:
- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.
- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.
- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.
- Lá lúa chuyển sang màu úa.
- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.
- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.
- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.
- Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao.
- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.
- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.
- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.
- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.
3. Kết bài:
- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.
Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.
Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?
Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.
Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.
Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?
Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.
Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.
bạn phải địt mình cơ lồn mình đang nứng oooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo
nào cho mk mời bạn oOo nàng công chúa dễ thương oOo , bạn Mischievous Queen và nhiều bạn nữa đăng hình anime
Âu kê đẹp:>