Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương , nhà văn Nam Cao đã khẳng đinh :
" 1 tác phẩm thật giá trị , phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn , phải là 1 tác phẩm chung cho cả loài người . Nó phải chứa đựng 1 cái gì lớn lao mạnh mẽ ... Nó ca tụng lòng thương người , tình bác ái , sự công bình ... Nó làm cho người gần người hơn "
Hãy chứng minh ý kiến trên
Gợi ý
+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).
+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.
+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.
+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.
Mở bài :
_văn học nghệ thuật cũng như biển lớn bao la bám chặt sự sống để lớn lên với tư cách đứa con tinh thần
_Nghĩ về văn học, Nam cao nói:.............
Thân bài
_Cuộc sống là một vườn hoa đầy hương sắc. Như những con ong cần cù làm mật cho đời, nhà văn không chỉ đem đến cho người đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn mong muốn t/phẩm mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn. Muốn thế phải làm nguòi ta tin, tin vào sự chân thự. Là một nhà văn hiện thực phê phán sống gần tầng lớp cùng đinh, Nam Cao hiểu sâu sắc thế nào là hiện thực đời sống, hiện thực của những ngày thuế thúc,trống dồn, những kiếp người méo mó, tội nghiệp, những cuộc sống mốc mòn, mục rỉ.....Dù anh viết về ai, viết về cái gì cũng kh6ong nên, không thể quay lưng lại,lẩn tránh thực tế đau khổ và lầm than
_ Có bắt rễ vào hiện thực đời sống, mà phải là đời sống thật, văn học mới bền vững và tồn tại đuợc. M.Gorki từng nói "người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận là độc giả". Người đọc chỉ ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹp cho những t/phẩm chân chính một khi những t/phẩm ấy đề cập đến hiện thức đời sống đích thực của họ, nói về họ và vì họ. Chỉ có thể tạo nên giá trị của tác phẩm một khi nghệ sĩ sống hết mình, biết suy nghĩ và trăn trở với những nỗi đau của thân phận con nguòi,, biêế khơi lên từ cuộc sống những vấn đề mà nhìu người ko nhìn thấy
- hiện thực trong văn học phải là muối của biển. nó phải được gạn ra từ hiện thức xô bồ của cuộc sống. Nhà văn phải biết chọn ra những điều tinh túy nhất đưa vào t/phẩm. Đó là thước đo giá trị trong văn chương
_ Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học lay động đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con nguời . Những giọt nước mắt khóc thương cho cuộc đời đau khổ sẽ làm cho tâm hồn người ta trong sạch hơn, tư tưỡng và tâm hồn được nâng cao về chất, để vượt qua những nhỏ nhặt tầm thường của cái vị kỉ, để hòa nhập vào cuộc sồng tâm hồn của đồng loại, đồng cảm với họ, cùng chiến đấu cho sự hoàn thiện của con người, làm cho "người gần người hơn". Đó chính là chức năng nhân đạo hốacn nguời của các tác phẩm nghệ thuật