K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BẠN BIẾT GÌ VỀ MỤC TIÊU ĐƯA NGƯỜI BAY VÀO VŨ TRỤ ? Mỗi lần phóng máy thăm dò lên không trung con người lại hi vọng có thể đặt chân lên các hành tinh. Đặt chân lên các hành tinh người ta đặt ra là điều mơ ước nhưng đặt chân lên Mặt Trăng thì con người đã làm được. Mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng được đặt ra vào những năm 60 của thế kỉ XX. Kế hoạch Mặt Trăng được chia...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ MỤC TIÊU ĐƯA NGƯỜI BAY VÀO VŨ TRỤ ?

Mỗi lần phóng máy thăm dò lên không trung con người lại hi vọng có thể đặt chân lên các hành tinh. Đặt chân lên các hành tinh người ta đặt ra là điều mơ ước nhưng đặt chân lên Mặt Trăng thì con người đã làm được.

Mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng được đặt ra vào những năm 60 của thế kỉ XX. Kế hoạch Mặt Trăng được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một có tên là kế hoạch sao Thủy và giai đoạn này đã đưa một nhà du hành vũ trụ Mỹ vào vũ trụ. Nhà du hành Glen bay trên phi thuyền ''Hữu nghị'' số 7 tiến vào quỹ đạo của Trái Đất sau 10 tháng kể từ khi Gagarin bay lên không trung. Sau khi bay 3 vòng quanh Trái Đất thì có cảnh báo vỏ phòng nhiệt bên ngoài có vấn đề, phi thuyền có khả năng sẽ bị thiêu cháy, tuy nhiên cuối cùng thì nhà du hành này cũng trở về được. Giai đoạn thứ hai có tên là kế hoạch sao Song Tử. Năm 1965, hai phi thuyền mang tên chòm sao Song Tử đã gặp nhau trên thái không. Giai đoạn thứ ba là kế hoạch Apôlô. Tên lửa dùng để đẩy phi thuyền Apôlô là tên lửa lớn nhất mang kí hiệu sao Thổ. Tháng 8 năm 1968 tàu Apôlô số 8 bay vòng quanh Mặt Trăng. Đầu năm 1968 người ta đã cho tiến hành thử nghiệm sử dụng áo vũ trụ và thử nghiệm thuyền tiếp đất. Ngày 16 tháng 7 năm 1969, tàu Apôlô số 11 được phóng lên, ba ngày sau thì đến tầng không phía bên trên của Mặt Trăng. Ngày 20 tháng 7, các nhà du hành Amstrong và Edwin Aldrin sang thuyền tiếp đất và từ từ hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Cửa khoang mở ra, Amstrong leo lên cửa và dừng lại vài phút ở bệ cửa ra vào sau đó hết sức cẩn thận đặt chân trái rồi đến chân phải lên Mặt Trăng, Amstrong đã đứng trên Mặt Trăng. Vậy là lần đầu tiên con người đã lưu lại dấu chân của mình trên Mặt Trăng.

Thế nhưng chị Hằng Nga không như trong câu truyện cổ, thực tế đó là một thế giới hết sức hoang vu lạnh lẽo. Sau tàu Apôlô số 11, Mỹ tiếp tục phóng lên 6 phi thuyền Apôlô nữa đưa 12 nhà du hành lên Mặt Trăng. Như vậy, nhờ phi thuyền vũ trụ và các máy bay hàng không vũ trụ con người đã thực hiện được giấc mơ bay lên vũ trụ. Kể từ năm 1961, khi nhà du hành vũ trụ của Liên Xô Gagarin lần đầu tiên bay vào vũ trụ mở ra lịch sử loài người tiến vào vũ trụ đến nay đã có 900 lượt các nhà du hành vũ trụ bay lên thái không. Tuy nhiên cũng đã có rất nhiều rủi ro xảy ra. Năm 1967 ''Saiuz người lái phi thyền số 1'' của Liên Xô đã gặp phải sự cố, năm 1986 máy bay hàng không vũ trụ thử của Mỹ trong lần bay thứ 10 có 7 nhà du hành vũ trụ đã nổ tung. Sau đó người ta đã tiến hành cải tiến 400 hạng mục của máy bay hàng không vũ trụ nhưng đến năm 2003 lại có một máy bay hàng không vũ trụ gặp sự cố, nhân loại lại mất đi 7 nhà du hành vũ trụ nữa. Tuy nhiên không vì thế mà dũng khí thăm dò vũ trụ của con người nguội đi, bởi chinh phục vũ trụ là một công việc vô cùng nguy hiểm nhưng lại hết sức vẻ vang và đáng giá.

1
23 tháng 3 2019

hành tinh Europa

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ ĐƯỢC ĐƯA LÊN KHÔNG TRUNG NHƯ THẾ NÀO ? Năm 1959 Liên Xô cũ đã phóng máy thăm dò Mặt Trăng số 3 lên không trung và chụp ảnh Mặt Trăng. Qua những bức ảnh này lần đầu tiên con người thấy được diện mạo phía bên kia của Mặt Trăng. Bề mặt Mặt Trăng gồ ghề lỗ chỗ, đây là kết quả của các tiểu hành tinh không ngừng lao vào Mặt Trăng. Giống như một vệ sĩ...
Đọc tiếp

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ ĐƯỢC ĐƯA LÊN KHÔNG TRUNG NHƯ THẾ NÀO ?

Năm 1959 Liên Xô cũ đã phóng máy thăm dò Mặt Trăng số 3 lên không trung và chụp ảnh Mặt Trăng. Qua những bức ảnh này lần đầu tiên con người thấy được diện mạo phía bên kia của Mặt Trăng. Bề mặt Mặt Trăng gồ ghề lỗ chỗ, đây là kết quả của các tiểu hành tinh không ngừng lao vào Mặt Trăng. Giống như một vệ sĩ trung thành, Mặt Trăng âm thầm lấy thân mình che chắn những đợt công kích của các du khách vũ trụ, bảo vệ sự bình yên cho Trái Đất. Và loài người chỉ biết được điều này khi hoạt động quan sát của chúng ta được đưa lên không trung.

Cách đây rất lâu, người Trung Quốc đã biết chế tạo ra tên lửa. Trải qua nhiều lần thử nghiệm, năm 1926 nhà vật lý người Mỹ là Doddar Robet Hutchings đã phóng thành công một tên lửa có nhiên liệu là chất liệu lỏng. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai người Đức đã chế tạo và sử dụng các tên lửa quân dụng cực mạnh nhưng Liên Xô mới là nước đầu tiên tiến vào không trung. Tháng 10 năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên đi vào quỹ đạo, sau đó người Liên Xô còn đưa một chú chó nhỏ lên vũ trụ. Năm 1961, người Mỹ đã thành công đưa một con tinh tinh lên thái không. Lúc đầu nhịp tim của con vật này đập rất mạnh nhưng ngay sau đó nó đã khôi phục bình thường và trở về được mặt đất. Cùng lúc đó Liên Xô đã âm thầm chuẩn bị cho một kế hoạch lớn hơn và ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin đã làm nên lịch sử - trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Các kế hoạch của Liên Xô đưa ra nối tiếp nhau, người nữ phi hành đầu tiên bay vào vũ trụ rồi nhà du hành đầu tiên rời khỏi phi thuyền bước ra vũ trụ. Ngày 20 tháng 7 năm 1969 người Mỹ đặt chân lên Mặt Trăng. Năm 1975 tên lửa Sao Thổ cuối cùng của kế hoạch Apôlô được phóng lên đồng thời với một tên lửa của Liên Xô, hai phi thuyền đã tiếp giáp nhau trên quỹ đạo của Trái Đất.

0
1 tháng 1 2020

Đáp án B

1. Trung Quốc phòng tàu”Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian (15-10-2003)

2. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất (1961)

3. Mĩ phóng tàu Apôlô đưa Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng (1969)

Chọn đáp án: B (2,3,1)

30 tháng 9 2017

a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ

   Người đầu tiên bay vào vũ trụ :

   Ga-ga-rin ,Liên Xô, ngày 12 tháng 4 năm 1961.

b) Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng :

   Am-xtơ-rông, Mĩ, ngày 21 tháng 7 năm 1969.

c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ :

   Phạm Tuân, 1980 trên tàu Liên hợp của Liên Xô.

1 tháng 11 2021

người Việt Nam là Phạm Tuân

Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ là trên chuyến du hành không gian .Người đầu tiên của trái đất đặt chân lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Neil Alden Armstrong .Còn người Việt Nam đầu tiên bay vũ trụ là Phạm Tuân

15 tháng 5 2022

Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ là trên tàu vũ trụ Phương Đông 1. Người đầu tiên của trái đất đặt chân lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am-stơ-rông. Còn người Việt Nam đầu tiên bay vũ trụ là Phạm Tuân.

18 tháng 12 2021

Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô đó : Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.

=> B

NHỮNG QUỐC GIA NÀO XÂY DỰNG NÊN TRẠM KHÔNG GIAN VŨ TRỤ ? Phi thuyền vũ trụ và máy bay hàng không vũ trụ là phương tiên đón đưa các nhà du hành vũ trụ, còn trạm không gian mới là nơi các nhà du hành làm việc và sinh hoạt. Trong trạm không gian vũ trụ Hòa bình của Liên Xô, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều các thử nghiệm khoa học trên nhiều các lĩnh vực. Ngày 23 tháng 3 năm 2001 lịch sử huy...
Đọc tiếp

NHỮNG QUỐC GIA NÀO XÂY DỰNG NÊN TRẠM KHÔNG GIAN VŨ TRỤ ?

Phi thuyền vũ trụ và máy bay hàng không vũ trụ là phương tiên đón đưa các nhà du hành vũ trụ, còn trạm không gian mới là nơi các nhà du hành làm việc và sinh hoạt. Trong trạm không gian vũ trụ Hòa bình của Liên Xô, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều các thử nghiệm khoa học trên nhiều các lĩnh vực. Ngày 23 tháng 3 năm 2001 lịch sử huy hoàng trong suốt 15 năm của trạm Hòa bình đã khép lại, trạm này đã được cho rơi xuống Nam Thái Bình Dương theo quỹ đạo đã dự tính. Trên cơ sở những kinh nghiệm mà trạm Hòa bình tích lũy được, trạm không gian quốc tế - một căn cứ trên không nữa của nhân loại sẽ được vận hành trong nay mai.

Một cần cẩu đang vươn cánh tay dài đưa một cấu kiện thép vào đúng vị trí, những người công nhân xuất hiện, họ leo lên công trình và dùng các công cụ cố định những cấu kiện này lại; chúng ta có thể thấy được cảnh lao động này ở khắp mọi nơi trên Trái Đất nhưng điểm khác ở đây là họ đang làm việc trên độ cao cách mặt đất 400km. Và họ rất vinh dự bởi công trình họ đang làm chính là trạm không gian quốc tế. Trạm không gian quốc tế là hợp tác phi quân sự lớn nhất trong lịch sử nhân loại với sự tham gia của 16 nước và các vùng lãnh thổ trên Trái Đất như Canada, Mỹ, Nhật, Nga, Braxin và Cục Không gian Châu Âu. Công trình này có ý nghĩa thời đại giống như ý nghĩa lịch sử mà nhân loại đã xây dựng nên kim tự tháp cách đây mấy nghìn năm. Trung tâm của công trình là 6 khoang thực nghiệm với rất nhiều căn phòng, mỗi nhà du hành vũ trụ có thể có tới 6 căn phòng. Một đợt du hành của một nhà du hành vũ trụ thường kéo dài 90 ngày, trạm không gian này cung cấp cho họ sống và sinh hoạt tốt hơn nhiều so với trạm Hòa bình trước kia. Trạm không gian này tiêu tốn đến 100 tỷ đô la Mĩ, nó sẽ tiếp tục sứ mệnh mà trạm Hòa bình chưa hoàn thành hết và mục tiêu chủ yếu là kiểm tra các phản ứng của có thể sống lâu ở trong không trung làm cơ sở cho việc đưa người lên sao Hỏa.

Với tinh thành hợp tác xây dựng công trình không gian, chúng ta tin rằng loài người sẽ có những bước tiến xa hơn trong nghiên cứu vũ trụ. Trong tiến trình thăm dò khám phá vũ trụ, một câu hỏi luôn được đặt ra là liệu có sự sống trí tuệ ở ngoài Trái Đất hay không? Cho dù những câu chuyện về người ngoài hành tinh bị phủ nhận nhưng con người vẫn không từ bỏ, thậm chí vẫn tiếp tục phát các tín hiệu của mình ra ngoài, chế tác ra danh thiếp của Trái Đất. Tấm danh thiếp này phản ánh vị trí của Trái Đất trong hệ Ngân Hà, có hình vẽ một nam và một nữ và tàu thăm dò ''Người du hành'', một đĩa tiếng ghi lại các thứ tiếng đại diện cho nền văn minh Trái Đất và mọi người đều hi vọng có một nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ phát hiện ra và biết được sự tồn tại của con người.

0
HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ TRÊN KHÔNG TRUNG CÓ LỢI GÌ ? Không khí là điều kiện tối thiểu cho sự sống nhưng không khí ở một mức độ nào đó lại che khuất tầm quan sát của loài người. Hàm lượng nước và cacbonic trong không khí hấp thụ tia hồng ngoại đến từ các thiên thể xa xôi, còn ôxy, nitơ lại hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Như vậy, con người quan sát các hằng tinh qua bầu khí...
Đọc tiếp

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VŨ TRỤ TRÊN KHÔNG TRUNG CÓ LỢI GÌ ?

Không khí là điều kiện tối thiểu cho sự sống nhưng không khí ở một mức độ nào đó lại che khuất tầm quan sát của loài người. Hàm lượng nước và cacbonic trong không khí hấp thụ tia hồng ngoại đến từ các thiên thể xa xôi, còn ôxy, nitơ lại hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Như vậy, con người quan sát các hằng tinh qua bầu khí quyển khác nào nằm dưới đáy hồ quan sát một con chim đang bay qua tầng nước. Con người đã từng hi vọng vượt qua bầu khí quyển để có thể quan sát rõ hơn. Đến thế kỉ XX định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn ra đời, lý luận hàng không giữa các vì sao cũng xuất hiện rồi tên lửa nhiên liệu lỏng được chế tạo; sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người khắc phục được lực hút của Trái Đất để đưa vật thể bay ra ngoài. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, vệ tinh nhân tạo của Liên Xô được phóng lên và đã bay trong không trung 92 ngày mở đầu cho việc loài người tiến hành thực hiện khoa học không gian.

0
BẠN BIẾT GÌ VỀ PHI THUYỀN VŨ TRỤ ? Các phi thuyền dương đại bay đến các hành tinh khác đều là các phi thuyền không người lái. Giống như một người máy có trí năng nhất định, phi thuyền là hai mắt của một máy thăm dò. "Người du hành" là hai camera có thể chụp được hàng vạn các bức ảnh về hệ Mặt Trời. Hệ thống chỉ huy của người du hành là ba máy vi tính được nối lại với nhau...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ PHI THUYỀN VŨ TRỤ ?

Các phi thuyền dương đại bay đến các hành tinh khác đều là các phi thuyền không người lái. Giống như một người máy có trí năng nhất định, phi thuyền là hai mắt của một máy thăm dò. "Người du hành" là hai camera có thể chụp được hàng vạn các bức ảnh về hệ Mặt Trời. Hệ thống chỉ huy của người du hành là ba máy vi tính được nối lại với nhau và liên lạc với Trái Đất thông qua một ăngten hình buồm được mang theo từ Trái Đất. Nếu như một ngày nào đó "Người du hành" bắt gặp một nền văn minh khác nó sẽ phát đi những thông tin mà nó mang đi từ Trái Đất. Bởi "Người du hành'' bay cách xa Mặt Trời nên nó không thể vận động dựa vào năng lượng Mặt Trời, người ta đã lắp cho nó một máy phát điện loại nhỏ và cách biệt hẳn với phi thuyền.

Trong mỗi lần bay mang tính thử nghiệm, rất có thể xảy ra những sự việc ngoài dự đoán cho nên các nhân viên của trung tâm điều khiển luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Xung quanh sao Mộc có một tầng các hạt mang điện năng lượng cao vô cùng nguy hiểm lại không nhìn thấy được, do đó nếu phi thuyền tiến sát lại gần các hạt này thì rất có thể bị tổn hại. Phi thuyền cũng rất có thể va chạm vào các khối băng nhỏ trong vòng sáng sao Mộc và nếu va chạm xảy ra thì phi thuyền sẽ hoàn toàn mất điều khiển, chúng ta chẳng có cách nào lấy được những tư liệu mà nó gửi về. Năm 1977, "Người du hành" số 1 và số 2 lần lượt được phóng vào không trung, trải qua bao lo lắng cuối cùng thì hai phi thuyền này đã đến được hệ thống sao Mộc và làm việc hết sức xuất sắc, lần đầu tiên chúng ta đã cung cấp cho con người những cảnh đặc tả về hành tinh này và vệ tinh của nó. Trong bốn vệ tinh của sao Mộc, vệ tinh ở gần sao Mộc nhất được gọi là vệ tinh số 1 sau đó đến vệ tinh số 2 và số 3, ngoài cùng là vệ tinh số 4. Sao Mộc giống như Mặt Trời, có thành phần cấu tạo chủ yếu là hydro và hêli, nếu thể trọng của sao Mộc tăng lên gấp mấy chục lần nữa thì vật chất trong lòng nó sẽ làm xảy ra phản ứng nhiệt hạch và như vậy sao Mộc sẽ biến thành một tinh cầu phát sáng. Rất may là sao Mộc không biến thành hằng tinh, nếu không chúng ta sẽ sống trong hệ thống sao đồng hành, nghĩa là trong không trung có đến hai Mặt Trời, ban đêm Trái Đất sẽ còn rất ngắn. Ở sâu trong lớp mây sao Mộc, trọng lượng lớp khí quyển bên trên sinh ra áp lực lớn, áp lực này lớn hơn bất cứ áp lực nào trên Trái Đất.

Trong trung tâm sao Mộc rất có thể có một khối nham thạch và sắt, nghĩa là có một thế giới giống như Trái Đất dưới áp lực lớn không gì sánh nổi đã chôn vùi vĩnh viễn ở trung tâm của hành tinh lớn nhất này.

0