K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2019

- B1 : Chia tờ giấy A4 ra làm đổi để vẽ phần trên là cảnh Chuột đưa vật lễ cho Mèo, còn phần dưới vẽ đám cưới Chuột.

- B2 : Vẽ 1 con Mèo giống con Hổ ở phần cuối của phần trên.

- B3 : Vẽ 4 con chuột từ trái qua phải : con 1 cầm cái kèn, con 2 cầm cái kèn , con 3 cầm con cá, con 4 cầm con chim.

- B4 : Vẽ chú rể chuột ngồi trên ngựa ở phía cuối thẳng con mèo đang ngoái cổ ra sau để xem Mèo có ăn thịt cô dâu chuột không.

- B5 : Vẽ 2 con chuột theo sau, 1 con cầm cái ô che cho chú rể, 1 con cầm cái que có gắn cái bảng đi sau con cầm ô.

- B6 : Vẽ 2 con chuột cầm que đằng trước cái kiệu và vẽ cái kiệu bên trong có cô dâu.

- B7 : Vẽ 2 con chuột cầm que đằng sau cái kiệu.

- B8 : Tô màu sau khi vẽ vài nét chữ ở trong tranh.

* Lưu ý :

- Tranh vẽ không tô màu sặc sỡ.

- Tranh vẽ có 4 màu chính : vàng, trắng, hồng, đen.

- Nếu thích có thể tô thêm màu xanh lá...

06:58 Tranh Đám Cưới Chuột - Tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng - 091

28 tháng 1 2019

thank you bn nha

4 tháng 12 2018

Dong Ho painting, or full name is Dong Ho folk wood carvings, is a line of Vietnamese folk paintings originating from Dong Ho village (Song Ho commune, Thuan Thanh district, Bac Ninh province). In the past, the paintings were sold mainly for the Lunar New Year, the rural people bought paintings on the wall, removed the last year, using new paintings. Dong Ho Folk Painting is a National Intangible Cultural Heritage. With the approval of the Prime Minister, the Ministry of Culture, Sports and Tourism coordinated with the People's Committee of Bac Ninh Province and professional agencies to conduct research and compile scientific dossiers for the painting industry. Dong Ho folk to submit to UNESCO for recognition of intangible cultural heritage.

4 tháng 12 2018

TIẾNG VIỆT

Ý nghĩa của một số bức tranh đông hồ

Khôn khổn khồn khôn đã có đuôi
Đỗ cao, cưới vợ tiếng rầm trời
Chú mèo vừa mới vênh đầu ngõ
Lễ cả sai quân đệ tới nơi.

Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng đã tỏ rõ cảnh trong bức tranh chuột vinh quy vẻ vang về làng cưới vợ đẹp. Khôn ngoan, tài giỏi nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh cúi đầu đút lót cho chú mèo. Việc làm ấy thực ra chẳng có tác dụng gì, bởi lẽ có khi nào mèo lại làm thân với chuột. Nhận của đút lót nhưng khi gặp chuột, mèo vẫn xơi như thường. Chi tiết đó cho ta thấy được cái tài tình của người xưa. Người dân quê Việt Nam xưa sống trong xã hội phong kiến không dám công khai công kích, phản kháng lại bọn quan tham nhũng, ức hiếp dân lành, nên đã mượn bức tranh chuột cưới vợ để gián tiếp lên án bọn quan tham và bày tỏ thái độ của mình. Bức tranh có cả biển, lọng, cân đai, áo, mão, ngựa hồng, kiệu hoa, kèn trống thật linh đình. Nhưng để có được cảnh vui vẻ đó, họ hàng nhà chuột phải đút lót cho mèo. Bức tranh không chỉ đả kích bọn tham quan mà còn phê phán lối thi cử đời Lê, thời Bảo Thái (1721) người nào có tiền đóng vào gọi là “tiền thông kinh”để xin đi thi thì được, không cần phải khảo hạch. Người đi thi rất đông, kẻ làm ruộng, người bán thịt, người đi buôn… một lũ hỗn độn. Trong phòng thi người lật sách ra chép, người thi hộ như phiên chợ đang họp với kẻ mua người bán mặc cả nhau. Kẻ có tài thực sự thì bị đánh rớt, kẻ dốt nát nhưng có tiền đút lót thì được tuyển chọn làm quan. Đã tốn tiền mua chức quan thì phải tìm cách lấy lại. Cuối cùng, chỉ có dân đen là gánh chịu hậu quả, còn bọn quan thì mặc sức cho đầy túi tham.Ý nghĩa của một số bức tranh đông hồ

  TIẾNG ANH

The meaning of some pictures of the lake

Misery has a tail
Do high, married wife rung heaven
The cat just swung his alley
The ceremony sent soldiers to the place.

Four short verses, but the scene in the mice glorious glory about the beautiful wedding village. Wise, talented but still not escape the scene of the crook of the cats. It really does not work, because there are times when the cats do relatives with mice. Get out of the bribe but when the mouse, cats are still as usual. That detail shows the ingenuity of the ancients. The old Vietnamese people living in feudal societies did not dare to publicly attack, protest against corrupt officials, bully the good people, borrowed the picture of the mice to marry and indirectly condemned the mourners. show your attitude. The painting has the sea, the hoop, the belt, the shirt, the horse, the pink horse, the flower palette, the drummer is so great. But to get that happy scene, the rat family must bribe the cat. The painting not only hit the visitors but also criized the Le style examination, the Bao Dai period (1721) people who have money to pay into the so-called "business intelligence" to apply for examinations is not necessary to test . Many people go to the test, the farmer, the butcher, the trader ... a mess. In the examination room people turn over the books, the testers the market is meeting with the bargain buyer bargain. Those who are really talented are beaten, ignorant but have bribes, they are selected as mandarins. Having paid for a job, you have to find a way to get it back. Finally, only the black people bear the consequences, and the mandarins are full of bags. The meaning of some paintings

4 tháng 12 2018

TIẾNG ANH :

The meaning of some pictures of the lake

Misery has a tail
Do high, married wife rung heaven
The cat just swung his alley
The ceremony sent soldiers to the place.

Four short verses, but the scene in the mice glorious glory about the beautiful wedding village. Wise, talented but still not escape the scene of the crook of the cats. It really does not work, because there are times when the cats do relatives with mice. Get out of the bribe but when the mouse, cats are still as usual. That detail shows the ingenuity of the ancients. The old Vietnamese people living in feudal societies did not dare to publicly attack, protest against corrupt officials, bully the good people, borrowed the picture of the mice to marry and indirectly condemned the mourners. show your attitude. The painting has the sea, the hoop, the belt, the shirt, the horse, the pink horse, the flower palette, the drummer is so great. But to get that happy scene, the rat family must bribe the cat. The painting not only hit the visitors but also criized the Le style examination, the Bao Dai period (1721) people who have money to pay into the so-called "business intelligence" to apply for examinations is not necessary to test . Many people go to the test, the farmer, the butcher, the trader ... a mess. In the examination room people turn over the books, the testers the market is meeting with the bargain buyer bargain. Those who are really talented are beaten, ignorant but have bribes, they are selected as mandarins. Having paid for a job, you have to find a way to get it back. Finally, only the black people bear the consequences, and the mandarins are full of bags. The meaning of some paintings

4 tháng 12 2018

Đó là nét phác về bức tranh phong cảnh ngày Xuân ở làng quê Việt Nam xưa. Hàng năm, vào dịp Xuân về, mỗi gia đình người dân đất Việt lại lo sắm sửa Tết tươi. Ngoài bánh, mứt, dưa hành, câu đối đỏ…, gia đình nào cũng cố mua cho được một bức tranh dân gian (thường gọi là tranh Tết) để treo trong nhà. Bởi thế mới có câu: “Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột/om sòm trên vách bức tranh gà”. Nổi tiếng trong số những làng tranh dân gian Việt Nam là làng tranh Đông Hồ (Hà Bắc). Với ngôn ngữ nghệ thuật đậm chất Folklore (dân gian) và kỹ thuật in tranh độc đáo, các “nghệ sĩ Đông Hồ” đã phản ánh một cách sinh động, chân thực cuộc sống xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ dân gian còn khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; giáo dục điều hay, lẽ phải, yêu chính nghĩa, ghét gian tà; đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của bọn thống trị, cũng như những hủ tục trong nội bộ nhân dân… Tiêu biểu trong số những loại tranh đả kích, châm biếm là tranh Đám cưới chuột (ảnh 1).

Tranh Đám cưới chuột.

Tranh dân gian Đám cưới chuột (còn có tên gọi Trạng chuột vinh quy) là một trong số những tranh độc đáo của làng tranh Đông Hồ. Mới nhìn thoáng qua, người xem thấy bức tranh diễn tả một đám cưới “quan trạng chuột” khá long trọng, đông vui. Giữa không khí kèn - trống, cờ quạt, mũ mão - cân đai, “chuột anh” cưỡi ngựa hồng đi trước, “chuột nàng” ngồi kiệu theo sau. Lũ lượt theo hầu hạ, đón rước là đông đảo họ hàng nhà…. chuột. Tuy vậy, nếu nhìn kỹ bức tranh, người xem tranh sẽ thấy ngay vẻ sợ hãi, thấp thỏm, ngơ ngác, mắt lấm la lấm lét, ngó trước, nhìn sau của họ nhà chuột. Tinh ý hơn chút nữa, người xem sẽ thấy một gã mèo già nằm ở góc trên, bên phải bức tranh. Dáng điệu của “gã” mèo già như đang gầm gừ, ra oai, vểnh râu, giơ tay lên như đang dọa dẫm… Đối diện trước mặt mèo già là “đại diện” họ nhà chuột đang “cống nộp” phẩm vật là những “đặc sản cao lương mỹ vị” mà họ nhà mèo cực kỳ ưa thích, như: chim câu, cá chép… Đáng lưu ý là những chữ Hán in trên bức tranh, như: Miêu (mèo), Tống lễ (lễ biếu), Tác nhạc (tấu nhạc), Lão thử (con chuột), Thủ thân (giữ mình), Chủ hôn (đứng đầu hôn lễ), Ngênh hôn (đón dâu)… Bất giác, người xem tranh lại nhớ đến câu: “Con mèo trèo lên cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?/ Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm, mua cá giỗ cha chú mèo”.

Thì ra, ý nghĩa của bức tranh là ở đây. Chuột - mèo vốn là đại diện “hai dòng họ” có mối thâm thù truyền kiếp. Chuột vốn sợ mèo. Muốn thoát khỏi nanh vuốt của mèo già; muốn tổ chức ngày vui của mình được trọn vẹn, họ nhà chuột phải bày đặt đủ thứ lễ vật để “kính biếu” lão mèo già. Ý tưởng sâu xa của Đám cưới chuột là chất châm biếm, đả kích sâu cay, lên án, tố cáo tệ nạn nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ, ăn của đút lót của bọn quan lại phong kiến thống trị. Đám cưới chuột cũng là tiếng cười hóm hỉnh, lời mỉa mai cay nghiệt của những người “dân đen” đối với những kẻ tự xưng là “đấng phụ mẫu chi dân”. Đồng thời, đây cũng là “nụ cười Xuân” bình dân nhưng không kém bác học, đầy ý vị và đậm “không khí Xuân”.

Dùng hình tượng chuột - mèo để ám chỉ, đả kích, tố cáo bọn quan lại thống trị không chỉ có ở tranh dân gian Việt Nam, mà còn có ở tranh dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể đơn cử như ở Đức có tranh Mèo và chú chuột; ở Nga có tranh Chuột làm ma cho mèo… Ngoài ra, tại Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập… cũng có những tranh khắc gỗ dân gian có nội dung chuột - mèo tương tự. Tuy nhiên, tranh dân gian Đám cưới chuột (Wedding ceremony among mice) của làng tranh Đông Hồ - Việt Nam vẫn là một trong số những bức tranh hay, đẹp và có nét độc đáo riêng. Theo đó, về bố cục, Đám cưới chuột không theo kiểu bố cục kiểu hàn lâm (Academique) và Luật viễn cận (xa-gần) của châu Âu, mà theo kiểu bố cục bình đồ dân gian. Bức tranh phân làm 2 tuyến. Tuyến trước (gần) là chuột anh, chuột nàng và quân sĩ theo hầu. Tuyến sau (xa) là “phái đoàn họ nhà chuột” đi “lót tay” cho lão mèo già. Bố cục hai tuyến gần như cân bằng trên - dưới nhưng vẫn không bị “phạm luật” cắt đôi bức tranh. Lão mèo già mặc dù được bố trí ở góc trên bức tranh, song đây là “nhân vật trung tâm” nên vẫn được các tác giả dân gian tập trung tạo thành “điểm vàng” của tranh, tạo sự chú ý tập trung của người xem. Đáng lưu ý, chất liệu tạo nên Đám cưới chuột cũng đậm chất dân dã: Ván khắc tranh được làm bằng gỗ thị, giấy in tranh là loại giấy dó (làm từ cây dó); màu in tranh chế từ các loài thảo mộc, khoáng sản… Theo đó, bảng màu trong tranh Đám cưới chuột thật giản dị, với màu vàng của hoa hòe, màu xanh của lá chàm, màu trắng chế từ vỏ con diệp… Thế nhưng, chỉ với những chất liệu dân dã “quê mùa” trên, các nghệ sĩ làng Đông Hồ đã tạo cho Đám cưới chuột trở thành bức tranh Tết độc đáo và đậm không khí Xuân.

Đám cưới chuột qua tem Bưu chính Việt Nam.

Đặc biệt, Đám cưới chuột đã được chọn để thực hiện thành tem bưu chính Việt Nam. Theo đó, ngay từ năm 1972, ngành Bưu điện Việt Nam đã quyết định cho thực hiện bộ tem “Tranh dân gian”. Bộ tem do hai họa sĩ Đỗ Việt Tuấn và Đặng Quang Lạc thực hiện. Bộ tem gồm có 6 mẫu tem, thể hiện, giới thiệu 6 bức tranh dân gian đặc sắc của Việt Nam, trong đó có các tranh: Đám cưới chuột, Rước trống, Đánh vật, Thầy đồ cóc, Hứng dừa, Đánh ghen. Bộ tem này có mã số 264 và được phát hành vào ngày 30.1.1972 (ảnh 2). Trải qua hơn 35 năm, giờ đây, bộ tem Tranh dân gian và con tem Đám cưới chuột nói riêng đã trở thành những bộ tem, con tem quý hiếm đối với giới sưu tập. Ngoài ra, với chủ trương của Đảng, Nhà nước về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, Đám cưới chuột lại càng có “ý nghĩa thời sự” sâu sắc.

Xuân Mậu Tý đã đến gần. Mong sao Tết con chuột năm nay, bức tranh dân gian Đám cưới chuột sẽ lại được “tái bản”, để đến với mỗi gia đình người dân đất Việt, góp phần làm cho không khí Xuân càng thêm đậm chất Xuân…

1 tháng 5 2018

đây là bức tranh đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của dòng tranh đông hồ, nhằm đả kích tệ tham nhũng,ức hiếp dân lành của tầng lớp thống trị phong kiến xưa. đám cưới chuột muons yên lành , vui vẻ thì phải ó lễ vật hậu hĩnh cho mèo.

phía trên là chuột đang dâng lễ vật cho mèo, phía dưới là thế thì mới có đáp cưới yên bình của họ chuộthihi

Câu 1 : Tranh dân gian Việt Nam do ai sáng tạo nên ? A. Nông dân                                    B. Tư sản. C. Công nhân                                   D. Vô sảnCâu 2 : Bức tranh “ Đám cưới chuột” thuộc đề tài nào? A. Chúc tụng                                            B. Lao động sản xuất.  C. Châm biếm                                           D. Thờ cúng  Câu 3: Tranh nào thuộc đề tài chúc tụng?A. Gà “Đại Cát”B. Đám cưới chuộtC....
Đọc tiếp

Câu 1 : Tranh dân gian Việt Nam do ai sáng tạo nên ? 

A. Nông dân                                    B. Tư sản. 

C. Công nhân                                   D. Vô sản

Câu 2 : Bức tranh “ Đám cưới chuột” thuộc đề tài nào?

 A. Chúc tụng                                            B. Lao động sản xuất. 

 C. Châm biếm                                           D. Thờ cúng  

Câu 3: Tranh nào thuộc đề tài chúc tụng?

A. Gà “Đại Cát”

B. Đám cưới chuột

C. Hứng dừa

D. Chăn trâu thổi sáo

Câu 4: Kiến trúc kinh thành Thăng Long được nhà Lý cho xây dựng ở đâu?

A. Hoa Lư – Ninh Bình                           B. Hà Nội

C. Cố Đô Huế                                          D. Thái Bình

Câu 5: Chùa Một cột được xây thời nào?

A. Thời Trần                                  B.Thời Nguyễn 

C. Thời Lý                                     D.Thời Lê 

Câu 6: Chùa Một Cột còn có tên gọi là:

A.Chùa Bút Tháp                                        B. Chùa Dạm

C. Chùa Thầy                                            D. Chùa Diên Hựu

Câu 7: Những màu nào là màu cơ bản?

A. Hồng – Tím – Trắng                    B. Lục – Tím – Cam

C. Đỏ - Vàng – Lam                         D. Lam – Cam – Tím

Câu 8 : Tượng người ném đĩa của Mi-rông thuộc loại hình nghệ thuật nào?

A. Kiến trúc                                                 B. Điêu khắc 

C. Trang trí                                                  D. Gốm 

Câu 9: Kim Tự Tháp Kê ôp cao bao nhiêu mét?

A.138m                                                             B. 225m 

C. 152m                                                            D.183m

Câu 10: Đấu trường Cô-li-dơ thuộc quốc gia nào?

A. Hi Lạp                                              B. La Mã 

C. Ai Cập                                              D. Cả 3 quốc gia

Câu 11: Trống đồng Đông Sơn được làm bằng chất liệu gì?

A. Đá                                                  B. Gỗ

C. Đồng                                              D. Thạch cao

Câu 12: Hình mặt người trên vách đá hang Đồng Nội - Hòa Bình được khắc vào thời đại nào ?

A. Đồ đồng                                               B. Đồ đá

C. Gò Mun                                                D. Đông sơn

Câu 13: Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở đâu?

A. Thái Bình                                     B. Nam Định

C. Quảng Trị                                     D. Thanh Hóa

Câu 14: Tranh tĩnh vật là tranh vẽ đồ vật dạng như thế nào?Â.

A.Tĩnh                                                    B. Di chuyển

C.Chạy                                                   D. Bò

Câu 15: Tranh phong cảnh là tranh vẽ về:

   A.Vẽ đồ vật                                     

   B. Vẽ cảnh sinh hoạt con người

   C. Vẽ tranh con vật   

   D.  Vẽ cảnh vật thiên nhiên là chính, người và vật là hình ảnh phụ

1
31 tháng 7 2021

Câu 1 : Tranh dân gian Việt Nam do ai sáng tạo nên ? 

A. Nông dân                                    B. Tư sản. 

C. Công nhân                                  D. Vô sản

Câu 2 : Bức tranh “ Đám cưới chuột” thuộc đề tài nào?

 A. Chúc tụng                                            B. Lao động sản xuất. 

 C. Châm biếm                                           D. Thờ cúng  

Câu 3: Tranh nào thuộc đề tài chúc tụng?

A. Gà “Đại Cát”

B. Đám cưới chuột

C. Hứng dừa

D. Chăn trâu thổi sáo

Câu 4: Kiến trúc kinh thành Thăng Long được nhà Lý cho xây dựng ở đâu?

A. Hoa Lư – Ninh Bình                           B. Hà Nội

C. Cố Đô Huế                                          D. Thái Bình

Câu 5: Chùa Một cột được xây thời nào?

A. Thời Trần                                  B.Thời Nguyễn 

C. Thời Lý                                     D.Thời Lê 

Câu 6: Chùa Một Cột còn có tên gọi là:

A.Chùa Bút Tháp                                        B. Chùa Dạm

C. Chùa Thầy                                            D. Chùa Diên Hựu

Câu 7: Những màu nào là màu cơ bản?

A. Hồng – Tím – Trắng                    B. Lục – Tím – Cam

C. Đỏ - Vàng – Lam                         D. Lam – Cam – Tím

Câu 8 : Tượng người ném đĩa của Mi-rông thuộc loại hình nghệ thuật nào?

A. Kiến trúc                                                 B. Điêu khắc 

C. Trang trí                                                  D. Gốm 

Câu 9: Kim Tự Tháp Kê ôp cao bao nhiêu mét?

A.138m                                                             B. 225m 

C. 152m                                                            D.183m

Câu 10: Đấu trường Cô-li-dơ thuộc quốc gia nào?

A. Hi Lạp                                              B. La Mã 

C. Ai Cập                                              D. Cả 3 quốc gia

Câu 11: Trống đồng Đông Sơn được làm bằng chất liệu gì?

A. Đá                                                  B. Gỗ

C. Đồng                                              D. Thạch cao

Câu 12: Hình mặt người trên vách đá hang Đồng Nội - Hòa Bình được khắc vào thời đại nào ?

A. Đồ đồng                                               B. Đồ đá

C. Gò Mun                                                D. Đông sơn

Câu 13: Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở đâu?

A. Thái Bình                                     B. Nam Định

C. Quảng Trị                                     D. Thanh Hóa

Câu 14: Tranh tĩnh vật là tranh vẽ đồ vật dạng như thế nào?Â.

A.Tĩnh                                                    B. Di chuyển

C.Chạy                                                   D. Bò

Câu 15: Tranh phong cảnh là tranh vẽ về:

   A.Vẽ đồ vật                                     

   B. Vẽ cảnh sinh hoạt con người

   C. Vẽ tranh con vật   

   D.  Vẽ cảnh vật thiên nhiên là chính, người và vật là hình ảnh phụ

3 tháng 12 2017

của tui đâu???

3 tháng 12 2017

-Cháu gái êu tự làm đi '-'

11 tháng 1 2016

Thể loại: truyện ngụ ngôn

ý nghĩa: ko đc ăn hối lộ, phê phán tội trạng tham nhũng thời xưa

2 tháng 3 2018

1) Tranh Gà Đại Cát. (Tranh Đông Hồ)
Bức tranh thuộc đề tài chúc tụng. "đại cát" có ý chúc tụng mọi người, mọi nhà đón xuân mới "nhiều điều tốt lành, nhiều tài lộc". Theo quan niệm xưa, gà trống oai võ , hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và nhung đức tính tốt mà người con trai cần có. Gà được coi là hội tụ đức tính: van, võ, dũng, nhân, tín.
- Mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn của trạng nguyên là "Van".
- Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm để đấu chọi là "Võ".
- Thấy địch thủ dũng cảm, đấu chọi đến cùng là "Dũng".
- Kiếm được mồi gọi nhau an là "Nhân".
- Hàng ngày, gà gáy bao canh không bao giờ sai là "Tín".
(2) Tranh Chợ quê. (Tranh Hàng Trống)​
Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt. Hỡnh ảnh trong tranh là nh?ng cảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người nông dân. Cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát là một dãy quán chợ dủ các ngành nghề, nh?ng người ở các tầng lớp khác nhau tập trung không khác gỡ một xã hội thu nhỏ.
Cách vẽ đường nét tinh tế và kĩ (mảnh nhỏ), diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái và màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm đã tạo nên sự sống động của bức tranh tiêu biểu cho nghệ thuật của dòng tranh dân gian Hàng trống.
(3) Tranh Đám cưới chuột. (Tranh Đồng Hồ)
Bức tranh thuộc đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán nhung thói hư, tật xấu trong xã hội. Bức tranh còn có tên khác là "chuột trạng vinh quy", diễn tả một đám rước rất vui với kèn, trống, cờ quạt, mũ mão, cân đai chỉnh tề. "Chuột anh" cưỡi ngựa hồng đi trước, "Chuột nàng" ngồi kiệu theo sau. đám rước diễn ra trong không khí vui nhộn nhưng thực ra họ nhà Chuột vẫn lo sợ, ngơ ngác, thấp thỏm vi còn có Mèo. Muốn được yên thân họ nhà Chuột phải dâng cho Mèo lễ vật hậu hĩnh, đúng với sở thích của Mèo.
(4) Tranh Phật bà quan âm. (Tranh Hàng Trống)​
Bức tranh thuộc đề tài tôn giáo, thờ cúng, ngoài nội dung có tính chất tín ngưỡng còn có ý nghĩa khuyên ran mỗi người làm điều thiện theo thuyết của đạo phật. Bức tranh "Phật Bà Quan Âm" là đề tài lấy trong sự tích của Phật giáo, diễn tả D?c Phật ngự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ, đứng hầu hai bên là các đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ.
Bức tranh có màu sắc tươi tắn, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt
Cách sắp xếp bố cục cân đối hài hoà.D?c Phật ngồi xếp bằng trên đài sen toả ánh hào quang.
Cách tô màu truyền thống của tranh dân gian Hàng trống, tạo được độ đậm nhạt của màu trong mỗi nét bút nên tranh có độ sâu, huyền ảo của không khí thần tiên. Cách diễn tả mềm mại, đặc biệt là nét.

1 tháng 4 2018

1) Tranh Gà Đại Cát. (Tranh Đông Hồ)
Bức tranh thuộc đề tài chúc tụng. "đại cát" có ý chúc tụng mọi người, mọi nhà đón xuân mới "nhiều điều tốt lành, nhiều tài lộc". Theo quan niệm xưa, gà trống oai võ , hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và nhung đức tính tốt mà người con trai cần có. Gà được coi là hội tụ đức tính: van, võ, dũng, nhân, tín.
- Mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn của trạng nguyên là "Van".
- Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm để đấu chọi là "Võ".
- Thấy địch thủ dũng cảm, đấu chọi đến cùng là "Dũng".
- Kiếm được mồi gọi nhau an là "Nhân".
- Hàng ngày, gà gáy bao canh không bao giờ sai là "Tín".
(2) Tranh Chợ quê. (Tranh Hàng Trống)​
Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt. Hỡnh ảnh trong tranh là nh?ng cảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người nông dân. Cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát là một dãy quán chợ dủ các ngành nghề, nh?ng người ở các tầng lớp khác nhau tập trung không khác gỡ một xã hội thu nhỏ.
Cách vẽ đường nét tinh tế và kĩ (mảnh nhỏ), diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái và màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm đã tạo nên sự sống động của bức tranh tiêu biểu cho nghệ thuật của dòng tranh dân gian Hàng trống.
(3) Tranh Đám cưới chuột. (Tranh Đồng Hồ)
Bức tranh thuộc đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán nhung thói hư, tật xấu trong xã hội. Bức tranh còn có tên khác là "chuột trạng vinh quy", diễn tả một đám rước rất vui với kèn, trống, cờ quạt, mũ mão, cân đai chỉnh tề. "Chuột anh" cưỡi ngựa hồng đi trước, "Chuột nàng" ngồi kiệu theo sau. đám rước diễn ra trong không khí vui nhộn nhưng thực ra họ nhà Chuột vẫn lo sợ, ngơ ngác, thấp thỏm vi còn có Mèo. Muốn được yên thân họ nhà Chuột phải dâng cho Mèo lễ vật hậu hĩnh, đúng với sở thích của Mèo.
(4) Tranh Phật bà quan âm. (Tranh Hàng Trống)​
Bức tranh thuộc đề tài tôn giáo, thờ cúng, ngoài nội dung có tính chất tín ngưỡng còn có ý nghĩa khuyên ran mỗi người làm điều thiện theo thuyết của đạo phật. Bức tranh "Phật Bà Quan Âm" là đề tài lấy trong sự tích của Phật giáo, diễn tả D?c Phật ngự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ, đứng hầu hai bên là các đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ.
Bức tranh có màu sắc tươi tắn, cách vẽ màu có vờn đậm nhạt
Cách sắp xếp bố cục cân đối hài hoà.D?c Phật ngồi xếp bằng trên đài sen toả ánh hào quang.
Cách tô màu truyền thống của tranh dân gian Hàng trống, tạo được độ đậm nhạt của màu trong mỗi nét bút nên tranh có độ sâu, huyền ảo của không khí thần tiên. Cách diễn tả mềm mại, đặc biệt là nét.