viet van :
hay ke lai mot cau chuyen em thich nhat trong nhung truyen da duoc hoc
(khong chep mang)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Mỗi câu chuyện đều mang đến cho ta một bài học quý giá. Đó có thể là bài học tri thức bổ ích, cũng có thể là bài học đạo lí làm người. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng được nghe câu chuyện “Điều ước của vua Mi – đát”. Câu chuyện đã cho em một bài học về sự tham lam của con người.
Câu chuyện kể rằng: thuở xa xưa, tại đất nước Hi Lạp xinh đẹp có một vị vua nọ nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát. Thần Đi – ô – ni – dốt biết được lòng tham không đáy của vua Mi – đát nên đã cố ý xuất hiện và cho nhà vua một bài học. Một ngày kia, khi vua Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì thần Đi - ô - ni - dốt chợt hiện ra, phán:
- Ta ban cho ngươi một điều ước, điều ước sẽ hiệu nghiệm ngay.
Nghe vậy nhà vua vô cùng mừng rỡ. Vốn tính tham lam, vua Mi - đát không ngần ngại mà ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần giữ lời hứa và ban cho Mi - đát điều ước tham lam ấy rồi biến mất. Ngay sau đó, vua Mi – đát nôn nóng muốn thử sự hiệu nghiệm của điều ước nên bẻ một cành sồi trên cây gần đó. Vua vừa chạm tay vào, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, tức thì quả táo cũng biến thành vàng nốt. Mi - đát sung sướng nghĩ rằng mình là người hạnh phúc nhất, giàu có nhất trên thế gian. Không ai có thể giàu hơn mình nữa.
Đến bữa ăn, nhà vua vẫn giữ tâm trạng vui vẻ ngồi vào bàn tiệc, chờ người hầu dọn thức ăn lên. Thế nhưng bao nhiêu là cao lương mĩ vị, bát đũa, cốc chén... trên bàn ăn đều ngay lập tức biến thành vàng khi ông ta chạm tay tới. Không một thứ nào có thể ăn được nữa. Bụng đói cồn cào, bấy giờ vua Mi - đát mới hiểu được mình vừa ước một điều ước khủng khiếp như thế nào. Trong cơn đói hành hạ và nỗi sợ hãi,vua vội vàng run run quỳ xuống khấn xin thần Đi - ô - ni - dốt:
- Xin thần thu lại điều ước để cho tôi được sống.
Một lát sau, thần Đi - ô - ni - dốt mới hiện ra, nhìn vua Mi – đát và nghiêm nghị phán:
- Nhà ngươi hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất. Lòng tham của ngươi cũng sẽ được rửa sạch.
Vua Mi - đát nhanh chóng làm theo lời thần. Qủa nhiên, sau khi ngâm mình xuống dòng song thì phép màu biến mất. Nhà vua không còn bản tính tham lam như trước nữa.
“Điều ước của vua Mi – đát” vừa là một câu chuyện hài hước, vừa là một câu chuyện đày ý nghĩa. Qua câu chuyện, em hiểu ra được nhiều điều. Không nên tham lam, tham lam sẽ không đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Ngược lại tham lam còn đem đến những hậu quả khó lường.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
câu ca dao dung để khuyên
chủ đề giữ chí kiên định
2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en
2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý
đây là 1 văn bản
có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac
còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~
Đây là gợi ý của mình , bn hãy dựa vào gợi ý để làm bài nhé :
Loài hoa đó la loài hoa gì ?
Nó trông thế nào ?
Mùi..... của nó ra sao ? ( Tả mùi , màu...... )
Những nét đặc trưng ?
Em hứa sẽ như thế nào với loài hoa đó !
Tuổi học trò - một thờ kỉ niệm. Có thể nói, tuổi học trò là một tuổi thơ không một ai chưa từng trãi qua. Thầy cô đã dịu dàng dìu dắt ta, nhờ công ơn dạy dỗ đó tôi có một ngày hôm nay.........!
Thấm thoát trôi qua, đã 10 năm rồi. Tôi - tiến sĩ chuyên viên nghiên cứu máy bay. Ngày ấy, tôi có công việc về mái trường năm xưa để làm hoạt động tình nguyện. Đã 5 giờ sáng, đoàn của chúng tôi xuất phát bay từ Hà Nội về, vừa xuống sân bay chúng tôi đã xuất phát về một tỉnh miền Tây. Nhìn cảnh đồng quê thân thuộc, tôi ngỡ ngàng hỏi bác tài xế:
Mình đi đâu vậy chú - Tôi nhanh hỏi
Về vùng Đức Hòa, Long An chú ơi - Bác trả lời.
Tôi sững sờ vì đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tới nơi, tôi mở cửa bước xuống xe. Nhìn lại mái trường xưa, đã khác hơn xưa rồi, trường khang trang đầy đủ tiện nghi. Tôi đang nhìn bỗng thấy cô Sách - GV dạy Văn, phó hiệu trưởng trường, tôi chạy tới ôm cô ngay. Cô dẫn tôi vào phòng hội đồng, lúc ấy thầy cô đang họp (có cả giáo viên mới, thầy cô về hưu). Bước vào, mọi người ngỡ ngàng, nhất là những người đã dạy tôi bao nhiêu năm. Họ vẫn nhớ mắt tôi, gọi tôi bằng những cái tên thân thiết, rồi tôi ngồi xuống, trò chuyện việc làm, vì sao về trường,.... Lúc đó, họ mới biết tôi là một CTV về trường. Lúc đó, thầy hiệu trưởng nói : "Cảm ơn các em đã tạo điều kiện cho học sinh". Thầy dẫn chúng tôi đi tham quan trường, lớp học rồi triệu tập những em có hoàn cảnh khó khăn lên phòng nhận quà trợ cấp. Chúng tôi còn vào dự giờ một số lớp giỏi, khá hài lòng về thành tích của các em. Hôm ấy, thầy Lợi do sức khỏe đến không được, nhưng hay tin tôi về trường thầy đã lập tức sắp xếp đến trường ngay. Thấy thầy tới, tui sung sướng lắm - thầy là người giúp tôi thi vào ngành cơ khí máy móc. Nói chuyện một lúc, thầy bảo, đã 5 giờ rồi, em cũng nên về, kẻo ngày mai không đi làm kịp. Các thầy cô dẫn đoàn chúng tôi ra trước cổng, vẫy chào cho đến xe đi mất.......!
Mái trường là nơi nuôi dưỡng ước mơ, cần phải bảo vệ hành trình nuôi dưỡng ước mơ. Đó là điều mà một công dân nào cũng mong muốn.
Đây chỉ là đoạn trích trong tập bài tập làm văn 90' của học sinh trường THCS AN NINH (năm 2004), thầy Nguyễn Văn Đơ kể tóm lại, nội dung, bổ sung mình tự làm nhé.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.