K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

1.Giải thích

_Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước. Về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)

_Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

_Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

_Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên “rừng vàng biển bạc” nhưng tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

_Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác “vô tội vạ” các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.

_Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.

_Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

_Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên “sức mạnh chân chính của một quốc gia”, đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

4. Phản đề

_Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.

_Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

V
violet
Giáo viên
25 tháng 6 2018

* Yêu cầu về hình thức

- Đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích:

- Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

- Tiềm lực đất nước là những sức mạnh vốn có, tiềm tàng của đất nước về cả nhân lực và vật lực như tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh trí tuệ con người. Tiềm lực đất nước còn là những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước được xây dựng và phát triển suốt chiều dài lịch sử.

- Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả, sáng tạo những tiềm lực ấy.

=> Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước.

2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

- Vì nguồn tài nguyên của đất nước giàu có, chưa được khai thác hết hoặc được khai thác nhưng không hợp lí.

- Vì tài nguyên con người là tài nguyên vốn quý nhất nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả.

3. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay

- Ý thức về tiềm lực vô tận của đất nước để sử dụng một cách hiệu quả.

- Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

- Tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao trình độ của chính mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(Có dẫn chứng cụ thể)

- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:

+ Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.

Thuận lợi: Về tự nhiên - thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập...

+ Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước:

Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch…

Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…

4. Phản đề

- Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.

- Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

25 tháng 6 2018

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

 Yêu cầu về hình thức:

Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

 Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích

Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước, về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)

Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

2.Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên "rừng vàng biển bạc" nhưng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác "vô tội vạ" các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.

Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.

Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên "sức mạnh chân chính của một quốc gia", đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

4. Phản đề

Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên".

Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

12 tháng 4 2021

 Bạn tham khảo nha:

Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Xã hội phát triển con người mới tồn tại và có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, tự giác thực hiện trách nhiệm với mình, với gia đình và cộng đồng xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người. Xây dựng, bảo vệ những giá trị chung, sự an toàn của cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình mình.

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nhĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức tự giác theo cái đúng ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình hay nơi công cộng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người tự giác. có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc. Cùng với việc dậy dỗ, học tập để con người tự giác, cũng cần phải có một xã hội tiến bộ để sự tự giác của cá nhân phát triển.. Hiện nay, các bậc phụ huynh cũng rất lúng túng khi dạy con, cháu mình tự giác. Bởi khi các cháu ra ngoài nhiều khi phải chứng kiến việc người lớn không tự giác, các hành vi chen lấn, xô đẩy, không thực hiện vệ sinh chung, không tôn trọng người khác... Rất nhiều trường hợp tắc đường và xảy ra tai nạn, lại do chính lỗi của người tham gia giao thông vì thiếu ý thức tự giác, chen lấn, không nhường đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích... Nhiều khi chỉ vì hành vi thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với xã hội mà con người đã gây ra thiệt hại không chỉ với cá nhân mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Trong thời gian đại dịch covid-19 vừa qua, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trường hợp vì thiếu trách nhiệm, mà cá nhân đã gây ra thiệt hại khôn lường cả về tinh thần và vật chất cho xã hội. Có lẽ, còn rất lâu người Việt Nam mới quên cái đêm ngày 06/3/2020, một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài về nhưng không tự giác khai báo để cách ly được phát hiện dương tính với SARS-coV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng vạn người do trường hợp này gây ra. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội, khi có thêm nhiều người lây nhiễm mắc cOVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân thứ 17, nếu như chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời, quyết liệt. Cũng trong thời gian này, nhiều người không tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, có trường hợp còn chống đối người thi hành công vụ. Một số người lại có những hành vi làm nguy hại cho cộng đồng, bằng việc đua xe, hay tung những tin giật gân trên mạng xã hội, chỉ vì thói ích kỷ để thu hút sự chú ý của nhiều người. Nguy hiểm hơn những tin đồn thất thiệt, tin giả trên mạng với tốc độ lây lan nhanh chóng, mà người ta gọi là “virut” độc hại, cũng nguy hiểm không kém dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm ấy, còn trở thành tội ác đối với đồng loại. Đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh mà găm hàng, tăng giá trục lợi và có những hành xử thiếu tình người, thậm trí còn sản xuất thiết bị y tế giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính và gây nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt, còn có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của đồng bào mình để chia nhau... Tuy nhiên, đó chỉ là những số ít và đã bị xã hội lên án, pháp luật sẽ nghiêm trị làm bài học cảnh tỉnh cho người người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm trước đồng loại. Cái tốt, cái thiện luôn ở vị trí thượng phong, để những người ích kỷ, định làm điều xấu xa phải tự thấy ái ngại, xấu hổ mà dừng lại.

Xã hội không thể tốt đẹp nếu người ta chỉ nói những điều tốt đẹp, mà không có những hành động đẹp. Mỗi người đều có việc phải làm để tồn tại và phát triển. Xong xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi có nhiều người có khả năng tự quản lý mình, tự giác thực hiện trách nhiệm của cá nhân theo yêu cầu của xã hội. Người tự giác, sống có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và chắc chắn họ sẽ thành công trong cuộc sống. Xã hội chúng ta hôm nay có rất nhiều người tử tế và luôn luôn cần thêm nhiều người tử tế hơn nữa, để xã hội văn minh và xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của Dân tộc
12 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn nha

3 tháng 3 2021

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.

Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công.

Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai NGuyễn Sơn Lâm…

Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói ” hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”, Nick Vujicic từng nói ” Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, chị Đặng Thùy Trâm từng nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.

Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở Đại học, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Hyundai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyndai là cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới thành công”.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.

Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.

Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong cuộc đời thăng trầm, mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng sống nhất định. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng được hạnh phúc, sẽ có những lúc ta cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Giống như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài. Nhưng dù cho sông có dài, núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ chinh phục thành công. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Không có việc gì khó,Chỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên”

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Thái Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mỗi người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp con người vượt qua. Nhưng có những người khi gặp phải thử thách, đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Còn có những người chưa làm việc đã sợ thất bại, bởi những khó khăn trước mắt. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được. Chúng ta cứ thử một lần bước qua những thử thách, đối mặt với khó khăn thì thành công sẽ ở phía cuối con đường.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, đó là cách tốt nhất để vượt qua nghịch cảnh. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”.

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Khi chúng xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc hiện nay còn nhiều trăn trở.

Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.

Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

9 tháng 3 2022

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.