K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2020

  Nói đến Nguyễn Du là nói đến bậc thầy về tả người, trong đó Thúy Kiều là tiêu biểu vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân. Thúy Kiều được Nguyễn Du tâp trung đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt tinh anh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Nó long lanh, trong sáng do đó phản chiếu sức sống tươi trẻ và trì tuệ thông minh. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn, điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú, nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy kiêu sa. Vẻ đẹp khiến hoa phải ghen liễu phải hờn. Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy quyến rũ, làm say mê lòng người. Vì thế, thiên nhiên phải hờn ghen , đố kị. Thiên nhiên đố kị nên Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió trong tương lai.

* Tham khảo nhe bạn. Chúc bạn hok tốt!

27 tháng 10 2020

Bài làm
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
 

8 tháng 11 2021

nịt

21 tháng 10 2021

Câu cảm thán và câu ghép đâu?

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

24 tháng 9 2021

Tham khảo nha em:

Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.