mn ơi cho mk hỏi, như thế nào là từ ghép và từ láy ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tu lay la tu co mot am mang net nghia cua tieng do con mot am ko mang nets nghia cua tieng do . hoac ca hai am ko mang net nghia cua ting do
tu ghep co hai loai tu ghep tong hop va tu ghep phan loai
tu don tu phuc ban hoc roi tu tim hieu nha!!!!!
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY.
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trưowsc.
Từ ghép thường được ghép bởi hai từ cụ thể CÓ NGHĨA thành một tổ hợp từ mới, có nghiã khái quát. Thí vụ: Nhà và Cửa là hai từ có nghĩa, chỉ một sự vật cụ thể (cái nhà và cái cưả). Từ ghép "Nhà cửa" chỉ một khái niệm khái quát. Tương tự, ta có rất nhiều : Đường Xá, Xe Cộ, Cưới Xin, Giỗ Chạp, Ngu Đần, Anh Minh ...
Từ láy thường được ghép từ một từ có nghiã, từ thứ hai VÔ NGHIÃ ghép vào theo cách láy âm, láy vần. Thí dụ: Vẽ Vời, Xinh Xắn, Mập Mạp, Bền Bỉ, Hăng Hái ...
VD: Từ láy :- Lung Linh ( là 2 tiếng ko có nghĩa ghép lại thành 1 từ có nghĩa )
Từ ghép : - Ánh sáng ( là từ mà có mỗi tiếng có nghĩa tạo ra nó )
* Hok tốt !
# Miu
P/s : Đây chỉ là ý kiến riêng của mình ( ko nhận gạch đá )
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên
_Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ.
1.Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Đó là các từ mượn nước ngoài, thường được nối với nhau bằng dấu “-”.
- Ví dụ:
- Hoa, cây, cỏ, thơm, thích, làm,… là từ đơn một âm tiết
- Ghi – đông, ra – đa, tivi, … là từ đơn nhiều âm tiết
2 .Từ phức được chia làm hai loại là từ láy và từ ghép
-“Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bằng cách điệp lại (lặp lại) một phần phụ âm, nguyên âm hay toàn bộ tiếng trước đó”.
+
Phân loại từ láy
Láy toàn bộ:
- Là từ láy được cấu tạo từ hai tiếng giống hệt nhau phần âm lẫn phần vần, thậm chí là dấu câu.
Ví dụ: xanh xanh, ào ào,… - Có khi để tạo tính giai điệu và tượng hình, tượng thanh thì phần dấu câu từ láy có thay đổi để phù hợp hơn.
Ví dụ: Lanh lảnh, thăm thẳm, chầm chậm,…
Láy bộ phận:
- Là từ láy được láy lại phần âm hoặc phần vần, dấu câu giữ các tiếng láy có thể giống hoặc khác nhau.
Ví dụ: Ngẩn ngơ, thơ thẩn, thùng thình…: Láy phụ âm đầu
Hay: Lác đác, linh đình, lao đao,… : Láy phần vần
- “Từ ghép là từ phức, được cấu tạo từ cách ghép các tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép này có quan hệ với nhau về nghĩa
+
Phân loại từ ghép
Từ ghép bao gồm hai loại chính là ghép đẳng lập và ghép chính phụ:
– Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng trước đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.
Ví dụ:
Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, nếu chỉ nói Mùa thì chỉ biết đó là 1 mùa trong năm chứ không biết cụ thể là Mùa Xuân hay mùa Hạ, Thu, Đông.
Thịt gà – Gà bổ sung nghĩa cho Thịt, nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể biết là thịt gà, thịt bò hay thịt heo…
– Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Mà khi tách riêng cúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ.
Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…
HT
câu 1
từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa.
có 2 loại từ ghép đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
vd : sông núi , quần áo , xanh ngắt, nụ cười
câu 2
Từ láy là từ trên hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa
có 2 loại từ láy đó là từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ
vd : lao xao , liêu xiêu , xa xa , xanh xanh
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về-
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. -Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó.
Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. ... Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
2 từ láy nói về đức tính của người học giỏi : chăm chỉ, cần cù
2 từ ghép nói về đức tính của người học giỏi : siêng năng, chịu khó
Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc. ..
Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu
Từ láy:
Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.
Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng
Từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ
Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…
+ Từ ghép đẳng lập
Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…