K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2019

1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết

- Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại.

- Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau.

VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn…

+ Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,...

+ Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,….

2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán

- Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác.

- Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới.

- Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau.

- "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,...

=>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người.

3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người

- Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực

- Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,…

- Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người

4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người?

- Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách.

- Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích

- Loại bỏ những cuốn sách vô bổ

- Xem sách là người bạn lớn của con người

13 tháng 1 2019

xác định luận điểm???

1 tháng 2 2018

 Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

1 tháng 2 2018

Ngày nay, chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình mình,nhưng kiến thức ở đâu? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.

sach-la-nguoi-ban-lon

Sách là sản phẩm của trí tuệ con người, sách là tài sản vô cùng quý giá. Sách mang nhiều kiến thức phong phú, giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có thêm nhiều kiến thức khác. Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau: những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có trong sách Ngữ Văn, những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và Bài tập Toán…

Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí kim. Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất. Chúng ta còn có thể giải mã được thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá. Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức, một chân trời kiến thức vô tận, giúp ta mở rộng thêm hiểu biết, là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi chúng ta bước vào đời sống tự lập. Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng mạn: những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp: đức tính trung thực, thuỷ chung… Sách giáo dục chúng ta trở thành người tốt. Ai cũng biết những người thành đạt, nổi tiếng trên thế giới như Bác Hồ, Lenin, Lê Quý Đôn…Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con người.

Có người hay hỏi rằng: “Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao?”. Chúng ta có thể đọc sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà… Chúng ta phải lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người. Có nhiều loại sách để chúng ta có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách: loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn. Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất. Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách.

Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này.

Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao. Sách là tài sản quý giá, là người bạn thân tốt của con người. Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0