Cho mình hỏi:
Phân biệt tục ngữ với ca dao dân gian.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ca dao thì là những câu thơ, thường là lục bát, thể hiện đời sống tình cảm của ông cha ta.
-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thể hiện kinh nghiệm sống như về thời tiết, kinh nghiệm săn xuất,...
Trả lời
Tục ngữ gồm có 6 chũ
Ca dao gồm có 5 chữ
đấy là điểm khác nhau
*Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,một luân lý, có khi là một sự phê phán
*Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn
*Ca Dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ
Giống: Đều là những thể loại văn học dân gian. Khác: -Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội)
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
kiểu vậy à bạn
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ăn cây nào rào cây nấy.
Ăn cháo đá bát.
Ăn chắc mặc bền.
Ăn cho sạch bạch cho nông.
-Ca dao thì là những câu thơ, thường là lục bát, thể hiện đời sống tình cảm của ông cha ta.
-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thể hiện kinh nghiệm sống như về thời tiết, kinh nghiệm săn xuất,...
1. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
2. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
tham khảo
- Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng.
- Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .
Hà Nội nè:
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Thái Bình tôi đó bạn ơi
Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành
Hưng Hà đất tổ địa danh
Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa
Quê mình đẹp mãi bốn mùa
Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn
Nắng chiều chải sợi hoàng hôn
Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh
Miền quê khí hậu trong lành
Mời em hãy ghé quê anh một lần
Tiếp người xa đến tình thân
Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng
Chùa keo rước lễ vui mừng
Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ
Thái Bình tựa những áng thơ
Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn
Cánh đồng bát ngát xanh rờn
Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình
Dẫn đường mở lối Chí Minh
Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.
"Tục" là thông tục, dân dã. Tục ngữ là những lời nói được dân gian đúc kết lại về kinh nghiệm, ứng xử thông qua các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Khôn sống mống chết; Con dại cái mang; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước; Được múa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa; Mắt lác đổ tại hướng đình;
"Ca" là hát. "Dao" cũng là hát. Ca dao là lời hát trong dân gian thể hiện tình cảm yêu thương, tình yêu thiên nhiên đất nước con người... nó được viết theo lối có vần điệu, dễ đọc dễ nhớ, thường theo câu thơ 6 - 8.
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng 1 mình cũng xinh.
1. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
2. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.