viết một bài văn thuyết minh / giới thiệu về xã Chương Dương ( huyện thường tín , thành phố hà nội )
help !!! mai mik hok cần gấp lắm !! cần gấp !!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với diện tích tự nhiên 2.360km2, tỉnh Trà Vinh có hình dáng như một hình chữ nhật được phân bố thành ba vùng rõ rệt: vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng nước cận biển hoàn toàn mặn. Đây là một trong những vùng đất cổ xưa được hình thành do biển đưa phù sa vào từ hàng ngàn năm nay. Trà Vinh còn là nơi đang tồn tại sự hòa hợp của ba nền văn hóa Việt, Khơme, Hoa qua hình ảnh những ngôi chùa.
Có lẽ chưa có một thị xã nào ở nước ta mang dáng dấp tỉnh lị phố xá lại nằm dưới một tán rừng cây cao bóng cả như Trà Vinh. Trên một diện tích không lớn lắm vậy mà thị xã Trà Vinh có hơn 5.000 cây sao, dầu cao 20 - 30m tỏa bóng che mát cho những đường phốsạch sẽ, yên tĩnh và thanh bình.
Nếu như du khách muôn tìm đến một nơi nghỉ ngơi có cảnh quan thú vị nửa phố thị, nửa rừng cây và có thể có cả sóng biển vỗ ầm ào suốt đêm thì nên một lần ghé qua Trà Vinh. Du khách sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi đến vùng đất “lạ mà quen” này. Lạ là chỉ vì đi xa vài cây số’, từ một thị xã bán buôn sầm uất, phố phường đông vui thì lại thấy ngay những rừng cây xanh chẳng thua gì những rừng khộp của Buôn Ma Thuột - rồi qua dải rừngấy đột nhiên lại hiện ra những dòng sông rộng mênh mông, có đoạn từ bờ này sang bờ kia rộng 5krn, nước luôn ngầu đục phù sa. Có nhiều người cho rằng, muôn tìm cảm giác dòng sông cuốn đến tận chân trời thì nên đến Trà Vinh.
Như đã nói, Trà Vinh là nơi quy tụ ba nền văn hóa Việt Khơme, Hoa, nên các mùa lễ hội ở đây cũng rất đặc trưng. Đến Trà Vinh vào mùa này, du khách sẽ có dịp tham dự nhiều lễ hội đặc sắc.
Vào mùa Vu Lan (tháng 7 âm lịch) du khách sẽ được chứng kiến những lễ hội độc đáo tại Vạn Niên Phong Cung (thị trấn cầu Kè). Du khách sẽ tham dự các nghi thức tổ chức rước lễ trang trọng như lễ rước Phật ở các chùa, rước thần ở các đình làng; lễ thỉnh kinh (diễn lại sự tích thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng Tam Tạng); lễ Đàn thí thực; lễ cầu quốc thái dân an...
Lễ hội cúng biển Mĩ Long được tổ chức hằng năm trong ba ngày (10 -12.5 âm lịch) tại miếu Bà Chúa Xứ ở biển Mĩ Long, huyện cầu Ngang. Nghi lễ tiến hành trang trọng với lễ Nghinh Ông Nam Hải, rước Bà Chúa Xứ, lễ tế Thần Nông... rất tưng bừng náo nhiệt.
Lễ Chui Chnăm Thmây là lễ Tết đón mừng năm mới vào giữa tháng 4 dương lịch. Tưng bừng nhất có lẽ là lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là lễ cúng trăng. Theo tín ngưỡng của người Khơme, mặt trăng được coi là vị thần mang lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no cho dân làng. Lễ Ok Om Bok được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Khi trăng lên cao, một vị cao niên nhất làng sẽ tiếnhành lễ tạ ơn Thần Mặt Trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật và ban phúc cho mọi người. Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò chơi dần gian như thả đèn gió, đấu võ, kéo co ...
Trong dịp lễ Ok Om Bok còn diễn ra một sinh hoạt hào hứng khác là hội đua Ghe Ngo. Ghe Ngo dài 24m, ngang l,2m làm từ một thân cây gỗ tốt, mũi và lái đều quớt cong lên, được trang hoàng rực rỡ. Những vận động viên tham gia đua ghe là những chàng trai khỏe mạnh, tay chèo mạnh và là những người bơi lội giỏi. Về dự lễ hội Ok Om Bok du khách sẽ có dịp tìm hiểu bản sắc văn hóa riêng của người Khơme, được hòa mình vào những làn điệu dân ca mượt mà mang đậm tính dân tộc. Tất cả những điều đó như níu giữ bước chân du khách.
Trà Vinh có những cảnh quan tự nhiên vô cùng hấp dẫn như ao Bà Om, rừng đước bạt ngàn trên 840ha, cồn Nghêu nằm cách bờ biển Mĩ Long 10 phút đi canô. Cồn Nghêu chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống. Lúc triều lên thì toàn bộ cồn chìm trong làng nước biển mênh mông. Chính sự ẩn hiện bất thường của cồn là điều thích thú đối với du khách, cồn Nghêu còn được gọi là “mỏ nghêu”, bởi nghêu nhiều vô kể. Khách sẽ được thưởng thức một bữa nghêu nhớ đời. Hoặc đến rừng đước sẽ được thưởng thức món đặc sản: con chù ụ, con vộp hấp sả, Bạn sẽ biết món chù ụ, vộp ngon đến khó quên thế nào.
Và còn một điểm du lịch mà du khách đừng bỏ qua, đó là biển Ba Động, một vùng biển mà từ đây, nếu muốn, du khách sẽ được tàu du lịch đưa đi tham quan Côn Đảo, chỉmất 8 tiếng đồng hồ vượt biển Đông.
Ba Động có ba khu du lịch gồm khách sạn và nhà hàng. Ởđây khách sẽ được những ngày nghỉ với sóng và gió biển rì rào suốt ngày đêm, rất an ninh và thỏa mái. Chưa hết, khách sẽ được thưởng thức món cua gạch đặc biệt của Trà Vinh do ba khách sạn Ba Động, Song Hỉ và Bưu Điện chế biến. Đảm bảo một lần về nghỉ ngơi ở biển Ba Động bạn sẽ giữ lại những kỉ niệm khó quên.
Trà Vinh đang chuyển mình để có thể trở thành một trung tâm du lịch như các “đàn anh” Vĩnh Long, cần Thơ, Bến Tre. Chắc chắn Trà Vinh sẽ còn những điều bất ngờ ở phía trước chờ đón bạn.
Refer:
Hanoi is a dreamy city has been infatuated human heart. Besides the noise and busyness, that is the poetic and peaceful beauty. From long time ago, Hanoi was famous for thirty-six streets… Each street is a village, has unique characteristics unique. In general, people here are very elegant, open-minded and friendly. They are very willing to give directions to tourists and even invite them home. Besides, they are also very hardworking people, always try their best in life. Most of their time they spend on working and raising their children. Coming to Hanoi, we can not ignore the tourist attractions such as Bat Trang pottery village, the Temple of Literature, President Ho Chi Minh mausoleum, one pillar pagoda, ... They are associated with the existence and development of Hanoi, also Vietnam. Here, we will be attracted by the special dishes such as Vong Rice, Trang Tien ice cream, Ho Tay shrimp cake ... They are very delicious and are special characteristic of Hanoi, not similar to anywhere. For me, Hanoi is a beautiful and poetic city. Hope that one day, I will meet the dream of a travel to Bat Trang pottery.
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.
Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.
Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.
Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.
Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.
Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Những chiến thuật riêng có của Việt Nam
Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.
Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.
Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.
Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên giữa mặt hồ. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ.
bạn giúp mik cho thành khoảng 10 câu dc ko , dc thì mik cảm ơn truosc nha :3
1. Mở bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.
– Nêu ngắn gọn nét đẹp chính, chủ đạo trong phong cách Hồ Chí Minh:
=> Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”.
2. Thân bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồ sộ và lớn đến đâu
+ Cách Người tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Cách người vận dụng tinh hoa đó như thế nào.
– Sự giản dị và thanh cao của Bác
+Lối sống của Bác: nơi ở, tư trang, trang phục, ăn uống
+Cách hành xử của Bác: đối đãi với mọi người…(vận dụng kiến thức bên ngoài)
– Vân dụng những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống
+Đối với học tập
+Đối với mọi người xung quanh
3. Kết bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Khẳng định những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.
II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.
Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là nhứng thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.
Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.
Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.