viết đoạn văn nghị luận ngắn về vấn đề:"Hiện nay có 1 số hs học qua loa, đối phó, ko học thật sự".
chỉ viết từ 12-15 câu , ko viết dài quá
cảm ơn trước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...
-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử...
-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp...
-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Trả lời :
Bn gõ link này nhé : https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-nghi-luan-xa-hoi-ve-hoc-doi-pho.2650/
- Hok tốt !
^_^
tham khảo
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống như vậy tình trạng học kém có còn không?(k dg mục đích hỏi)
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Bạn tham khảo
Tham khảo:
I. Mở bài:
- Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước ngày nay mọi người không chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mình.
- Tuy nhiên vấn đề ở đây là thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
II. Thân bài
- Trang phục áo dài của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
- Học sinh bây giờ là một "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làm theo một cách khác....điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có một số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực.
- Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động không nhỏ tới nhận định của học sinh. Lớp trẻ bây giờ không thể mặc áo bà ba dịu dàng, không thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng không thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc học sinh "diện" quần jean áo phông hiện nay được cho là rất trẻ trung, năng động.
- Không phải học sinh nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng không có nghĩa là được ăn mặc một cách tự do không có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh không phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại được học sinh diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành một trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
=> Hình ảnh người Việt Nam bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
- Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: "Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì "mốt"
- Đâu phải mặc những chiếc áo không phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tuy nhiên không phải tất cả học sinh bây giờ đều đua đòi theo những "mốt" đó.
- Học sinh chúng ta chỉ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là không hở hang quá mức hay những bộ trang phục không phù hợp với lứa tuổi và cộng đồng.
- Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khe khắt với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.
- Nhưng không vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái - tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Một “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là một tác động không nhỏ rất có hại cho học sinh
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến một số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ...
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu được cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Việc những bộ trang phục của không phù hợp vẫn còn tồn tại trong học đường.
- Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc, trang phục của học sinh cần phải phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và xã hội.
- Xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng không nên gò bó học sinh quá mức trong vấn đề trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện nay.
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chở thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
Lời dạy trên ta phải hiểu và thực hiện nó ra sao?
Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi. Bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại cũng đã được Bác Hồ tiếp tục dạy cho các thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
@Nguyễn Xuân Anh đề là viết đoạn văn ngắn 12-15 câu nhưng bạn viết thành 1 bài luôn rồi