Cho mình hỏi sông Sài Gòn có phải là sông Vàm Cỏ Đông không vậy?
cảm ơn nha!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sông Sài Gòn:
- Bắt nguồn từ Sroc BuTen (Bình Phước), đoạn thượng và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam; đoạn hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam; đến Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) hợp với sông Đồng Nai, đổ ra biển.
- Chiều dài của sông qua tỉnh ta là 135km.
- Những phụ lưu chính của sông là: Suối Ngô ( Suối Bà Chiêm), suối Sanh đôi.
* Sông Vàm Cỏ Đông:
- Bắt nguồn tử Thôn Suông (CampuChia) chày theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến Long An hợp với sông Vàm CỏTây đổ ra biển.
- Độ dài của sông qua tỉnh ta là: 151km.
- Các phụ lưu chính là: Rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.
Dòng Vàm cỏ Đông có nhiều nét đẹp :
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.
Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:
- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.
- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
Đáp án B
Người chỉ huy nghĩa quân đánh chìm chiếc tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông đầu năm 1862 là Nguyễn Trung Trực.
Ngày 10/12/1861 nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm Hy Vọng ( Espérence ) của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( hay còn gọi là sông Nhật Tảo ), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian.
Ngày 10/12/1861 nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm Hy Vọng ( Espérence ) của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( hay còn gọi là sông Nhật Tảo ), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian.
theo mình biết thì không phải đâu
Sông Vàm Cỏ là một dòng sông ở Nam Bộ, Việt Nam, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông này có khoảng 10 phụ lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây đều bắt nguồn từ Prey Veng (Campuchia) rồi hợp lưu tại ngã ba Bần Quỳ[1] (Tân Trụ). Sông Vàm Cỏ chảy theo hình chữ W từ tây sang đông và đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp khoảng 12 km. Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây đến ngã ba sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35,5 km. Sông Vàm Cỏ chảy trong địa phận tỉnh Long An (huyện Châu Thành ở hữu ngạn, huyện Cần Đước ở tả ngạn), đồng thời tạo thành ranh giới tự nhiên và ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Long An (huyện Cần Đước ở tả ngạn) và Tiền Giang (thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông ở hữu ngạn).
Sông Vàm Cỏ tuy ngắn nhưng có đến 3 tên gọi. Ngoài tên gọi Vàm Cỏ ra, đoạn gần ngã ba Bần Quỳ còn gọi là sông Xá Hương[1], đoạn giáp với sông Soài Rạp gọi là Vàm Bao Ngược.
Tham khao nhé bạn