Có ai thi KSCL cuối học kì I môn văn lp 7 chưa cho mk xin đề vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?
b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
Nếu.........thì............
Tuy.........nhưng.........
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.
b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Đáp án
Câu 1:
a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)
Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)
Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)
b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)
Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)
Câu 2:
a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)
b)
* Nghệ thuật: (0,5đ)
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
* Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)
Câu 3:
* Mở bài: (1,0đ)
- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
* Thân bài:
Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:
- Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)
Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)
* Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)
Em vào phần đề thi của môn sinh 7 để tham khảo 1 số đề cô đã up lên nha!
Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn Kiểm Tra HKII
A. Văn
1. Văn bản "Sống chết mặc bay"
*Đề 1: Cho đoạn văn sau: sgk/t.74 (Từ Dân phu kể hàng trăm nghìn...thật là thảm.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Truyện ngắn hiện đại.
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Dân phu kể hàng trăm... chuột lột.) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
- Tác dụng: Diễn tả mạnh mẽ cảnh người dân tích cực ra sức ngăn dòng nước lũ.
*Đề 2: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 74+75 (Từ Ấy vậy mà...cự lại được với thế nước!).
a. Nêu tác phẩm, tác giả của đoạn văn trên.
- (Giống như trên)
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Thiên tai, lũ lụt đang đe dọa cuộc sống của con người và sự lo lắng của tác giả trước nguy cơ vỡ đê.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên.
- Câu đặc biệt: Than ôi!
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc.
2. Văn bản "Ca Huế trên sông Hương"
*Đề 3: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 99 (Từ Từ ngữ địa phương... dân ca Nghệ Tĩnh).
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Bút kí
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Chèo cạn...nàng vung và Hò lơ...hò nện) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Biện pháp: liệt kê
- Tác dụng: Diễn tả sự độc đáo, phong phú, đa dạng của các thể loại dân ca ở xứ Huế.
*Đề 4: Cho đoạn văn sau: sgk/t.100 (Từ Đêm...dành cho vua chúa.)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Cảm giác thích thú trước không gian thơ mộng và quyến rũ trên chiếc thuyền rồng chuẩn bị biểu diễn ca Huế.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.
- Câu đặc biệt: Đêm.
- Tác dụng: Xác định thời gian.
B. Tiếng Việt
Bài 1: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách:
a) Trong giờ chào cờ, thầy Hiệu trưởng khen lớp em có cố gắng trong thành tích học tập.
b) Mẹ thưởng cho em một cây bút máy rất đẹp.
c) Người ta xây dựng nhà máy thủy điện ở đầu nguồn.
d) Trong tương lai, người ta có thể sẽ sử dụng năng lượng mặt trời cho mọi công việc.
e) Mẹ tôi đang chuẩn bị bữa sáng trong nhà bếp.
g) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
h) Chúng tôi quét sân sạch sẽ.
i) Thầy giáo phê bình thành tích học tập của em.
k) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
l) Tôi mới mua máy nghe nhạc cách đây không lâu.
Bài 2: Phân tích ngữ pháp và gọi tên các câu mở rộng thành phần sau:
a) Em học giỏi làm vui lòng ba mẹ.
b) Cây chanh này quả rất sai.
c) Quyển sách bạn tặng tôi rất hay.
d) Tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng.
e) Tôi đang đọc quyển sách Nam tặng.
g) Những bức ảnh tôi sưu tầm có thể phục vụ cho bài học.
h) Người đàn ông ấy làm mọi người khó chịu.
i) Quyển sách tôi mua bìa rất đẹp.
k) Chú khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.
l) Ông lão cứ ngỡ mình còn chiêm bao.
C. Tập làm văn
*Đề 1: Chứng minh rằng sách là người bạn lớn của con người.
*Đề 2: Chứng minh học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với sự thành đạt trong tương lai của mỗi con người.
*Đề 3: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
*Đề 4: Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.
*Đề 5: Giải thích câu nói: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Chúc bn kt hk2 tốt nha!
Môn địa:
1) Mục đích sự ra đời của khối thị trường chung Mec-cô-xua.
2) Tại sao ns dân cư Châu Âu đang già đi, điều đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào?
3) Lí do tại sao châu Âu có 1 nền công nghiệp tiên tiến đạt hiệu quả cao