K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 5:Hình dạng)                                                           Hình dạng của thiên hàCác thiên hà khác có những hình dạng khác, và chúng được sử dụng như một cách để phân loại, hay nhóm các thiên hà thành các dạng khác nhau:   - Thiên hà xoắn ốc (spiral galaxy):                   Chiếm 60%. Kí hiệu là S. Khoảng 2/3 trong số rất nhiều thiên hà được các nhà khoa...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 5:Hình dạng)

                                                           Hình dạng của thiên hà

Các thiên hà khác có những hình dạng khác, và chúng được sử dụng như một cách để phân loại, hay nhóm các thiên hà thành các dạng khác nhau:

   - Thiên hà xoắn ốc (spiral galaxy): 

                  

Chiếm 60%. Kí hiệu là S. Khoảng 2/3 trong số rất nhiều thiên hà được các nhà khoa học quan sát có hình dạng kiểu xoắn ốc, dạng như Ngân Hà. Những thiên hà này có những cánh tay xoắn chứa đầy sao, bụi cùng với phần trung tâm phình to.Một chong những thiên hà xoắn ốc lớn nhất từng được phát hiện là thiên hà Chong Chóng (Pinwheel) - lớn gấp hai lần Ngân Hà.

 

  - Thiên hà elip (elliptical galaxy) :

                 

Chiếm 15%. Kí hiệu là E. Thiên hà elip có hình dạng như một quả bóng hoặc có hình ovan. Các nhà khoa học tin rằng những thiên hà dạng này sẽ gồm những ngôi sao già cỗi. Chúng được phân loại từ E0 - gần như tròn - cho đến E7 - dạng ovan thon dài.

 

   - Thiên hà dạng thấu kính (lenticular galaxy):

                 

Chiếm 20%. Kí hiệu là SO. Thiên hà dạng thấu kính có phần trung tâm phình to ra như thiên hà xoắn ốc, nhưng lại không có những cánh tay xoắn.

 

  - Thiên hà không định hình (irregular galaxy) :

                

Chiếm 3%. Kí hiệu là Irr hoặc Ir. Thiên hà không định hình thì không có hình dạng cụ thể. Các nhà khoa học cho rằng hình dáng của những thiên hà này bị xáo trộn khi chúng đi tới gần, hoặc đi ngang qua một thiên hà khác.

                                                               (Trích "Discoverychange" ; sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

    (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người. Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé! Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

 

6
3 tháng 1 2019

cho mình hỏi có bao nhiêu hành tinh có chất liệu giống mặt trời?

3 tháng 1 2019

Nguyễn Đức Toàn

Theo như những kiến thức mà mình biết được thì Mặt Trời là một ngôi sao.Sao là thiên thể tự phát sáng.Không phải là một hành tinh.Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, ta nhìn thấy hành tinh là do hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời(như Trái Đất).Và có thể bạn chưa biết : trong mỗi thiên hà có hàng tỉ đến hàng trăm tỉ ngôi sao như Mặt Trời.Mà rất nhiều thiên hà tập hợp lại với nhau thì được coi là Cụm Thiên hà, kiểu như hàng xóm ý(Ngân Hà của ta nằm trong Cụm Thiên hà Địa phương).Rất nhiều cụm thiên hà tập hợp lại với nhau thì gọi là Siêu Cụm Thiên hà, kiểu như làng ý:))(Cụm Thiên hà Địa phương nằm trong Siêu Cụm Thiên hà Xử Nữ).Và trong vũ trụ này có vô hạn những Siêu Cụm Thiên hà.....Nên có thể nói, những ngôi sao hay đơn giản là những thiên thể như Mặt Trời là vô cực, không thể đếm hết được!

Nhớ nhé!Hành tinh và sao là hai loại khác nhau!!!

31 tháng 3 2018

  + Thiên hà là một hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân.

   + Đa số các thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxoit và một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định. Đường kính của thiên hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng.

   + Các thành viên của Thiên Hà gồm các sao (sao chắt, sao đôi, sao siêu mới…) các lỗ đen, các tinh vân, các punxa.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 3:Ăn thịt)                                                          Những kẻ ăn thịt đồng loạiCác thiên hà thường xuyên va chạm với nhau trong vũ trụ.Qua hàng triệu năm, hai thiên hà có kích cỡ tương đương nhau, có thể sát nhập vào nhau để tạo thành một thiên hà mới.Đôi khi cũng có chuyện một thiên hà lớn nuốt chửng một thiên hà nhỏ hơn.Thiên hà láng...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 3:Ăn thịt)

                                                          Những kẻ ăn thịt đồng loại

Các thiên hà thường xuyên va chạm với nhau trong vũ trụ.Qua hàng triệu năm, hai thiên hà có kích cỡ tương đương nhau, có thể sát nhập vào nhau để tạo thành một thiên hà mới.Đôi khi cũng có chuyện một thiên hà lớn nuốt chửng một thiên hà nhỏ hơn.Thiên hà láng giềng của Ngân Hà - Thiên hà Andromeda hay Thiên hà Tiên Nữ(M31), là một kẻ ăn thịt khét tiếng.Các nhà khoa học đã quan sát được quá trình thiên hà này đang nuốt chửng các thiên hà lùn khác khi mà lực hấp dẫn rất lớn từ nó đã kéo các thiên hà nhỏ hơn về phía nó.

                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

(Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!!)

4
18 tháng 11 2018

Ô giờ mới biết thiên hà lớn ăn thịt thiên hà lùn đó. Thanks nhiều vì đã cho mình biết nha!

18 tháng 11 2018

ai xoạc nào

1 tháng 5 2021

sử dụng tài nguyên...:

– Không khai thác ngầm bừa bãi.

– Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên: điện, than, …

– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

1 tháng 5 2021

* Sự khác nhau giữa cái dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
- Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
* Chúng ta cần phải:
- Tránh bỏ hoang và lãng phí đất, tránh làm cho đất bị thoái hoá.
- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- ...

Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.Va chạm...
Đọc tiếp

Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.

Va chạm sao
Mặc dù thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà chứa lần lượt khoảng 1 nghìn tỉ (1012) và 300 tỉ (3×1011) ngôi sao, khả năng thậm chí chỉ 2 ngôi sao va chạm với nhau là không đáng kể do khoảng cách khổng lồ giữa chúng. Lấy ví dụ, ngôi sao nằm gần Mặt Trời nhất là Proxima Centauri, cách khoảng 4,2 năm ánh sáng (4,0×1013 km; 2,5×1013 mi) hay 30 triệu (3×107) lần đường kính Mặt Trời. Nếu Mặt Trời là một quả bóng bàn, Proxima Centauri sẽ tương đương với một hạt đậu ở cách xa khoảng 1.100 km (680 mi), và Ngân Hà thì sẽ rộng khoảng 30 triệu km (19 triệu mi). Mật độ sao ở càng gần trung tâm thiên hà thì càng dày đặc hơn nhưng khoảng cách trung bình giữa các ngôi sao vẫn là 160 tỉ (1.6×1011) km (100 tỉ mi), tức là tương đương với một quả bóng bàn trên mỗi 3,2 km (2,0 mi). Do đó, rất ít khả năng bất cứ 2 ngôi sao nào nằm trong hai thiên hà sẽ va chạm với nhau.

Va chạm lỗ đen
Cả Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ đều có một lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm, bao gồm Sagittarius A* (có khối lượng gấp 3,6 × 106 lần Mặt Trời) và một vật thể nằm ở tâm thiên hà Tiên Nữ có khối lượng gấp 1-2 × 108 Mặt Trời. Hai lỗ đen này sẽ đồng quy ở gần trung tâm của thiên hà mới được tạo thành. Lỗ đen mới có thể sẽ tạo ra một chuẩn tinh hoặc một nhân thiên hà hoạt động. Năm 2006, các mô phỏng cho thấy Trái Đất sẽ bị kéo lại gần trung tâm của thiên hà mới cũng như một trong hai lỗ đen trước khi bị văng hoàn toàn ra khỏi thiên hà.

Khả năng

Dựa trên dữ liệu của Kính viễn vọng Không gian Hubble, Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ được dự đoán là sẽ va chạm với nhau trong vòng 3,75 tỉ năm nữa.
Thiên hà Tiên Nữ đang tới gần Ngân Hà với vận tốc khoảng 110 kilômét một giây (68 mi/s). Cho đến năm 2012 vẫn chưa có cách nào để biết chắc chắn được rằng vụ va chạm có xảy ra hay không. Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng điều đó là chắc chắn sau khi theo dõi chuyển động của thiên hà Tiên Nữ bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble từ năm 2002 đến năm 2012.

Những sự va chạm như vậy xảy ra một cách tương đối phổ biến. Chính thiên hà Tiên Nữ được cho là đã từng va chạm với ít nhất một thiên hà khác trong quá khứ, và một số thiên hà lùn như SagDEG cũng đang va chạm và hợp nhất với Ngân Hà.

Các nghiên cứu này còn cho thấy rằng M33, hay thiên hà Tam Giác – thiên hà lớn và sáng thứ ba trong Nhóm Địa phương – cũng sẽ tham gia vào sự kiện này. Nhiều khả năng nó sẽ trở thành vệ tinh của thiên hà mới do vụ va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà tạo ra, và cuối cùng sẽ tiếp tục hợp nhất với thiên hà đó. Nhưng cũng có khả năng thiên hà Tam Giác sẽ va chạm với Ngân Hà trước, hoặc thậm chí là bị văng ra khỏi Nhóm Địa phương.

Số phận của Hệ Mặt Trời
Dựa trên những tính toán của mình về vận tốc di chuyển của thiên hà Tiên Nữ, hai nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard–Smithsonian đã đưa ra dự đoán rằng có 50% khả năng khoảng cách từ Hệ Mặt Trời đến trung tâm thiên hà sẽ bị đẩy ra xa gấp 3 lần hiện tại, đồng thời có 12% khả năng Hệ Mặt Trời sẽ bị văng ra khỏi thiên hà mới, tuy điều đó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến Hệ Mặt Trời và rất ít khả năng Mặt Trời và các hành tinh sẽ bị chấn động.

Nếu không có sự can thiệp nào, tại thời điểm hai thiên hà va chạm với nhau bề mặt của Trái Đất sẽ đã trở nên quá nóng để nước tồn tại ở dạng lỏng, do đó trên hành tinh của chúng ta sẽ không còn sự sống. Điều này được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 3,75 tỉ năm nữa do độ sáng ngày càng cao của Mặt Trời (ở thời điểm đó Mặt Trời sẽ sáng hơn 35–40% so với hiện tại).

Những sự kiện sao có thể xảy ra
Khi hai thiên hà xoáy ốc va chạm với nhau, khí hiđrô tồn tại trong đĩa của chúng sẽ bị nén lại, khiến các sao mới được hình thành một cách mạnh mẽ như những gì đang diễn ra đối với các thiên hà Antennae. Trong trường hợp của thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà, lượng khí còn lại trong đĩa của chúng được cho là sẽ còn rất ít, do đó sự hình thành sao mới sẽ yếu hơn một cách tương đối, mặc dù vẫn có thể đủ để hình thành một chuẩn tinh.

Kết quả
Thiên hà mới do vụ va chạm tạo ra được đặt biệt danh là Milkomeda hay Milkdromeda. Dựa trên các mô phỏng, vật thể này sẽ trông giống như một thiên hà elip khổng lồ có mật độ sao ở trung tâm thấp hơn thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà. Cũng có khả năng thiên hà mới sẽ có dạng đĩa.

Trong tương lai xa, các thiên hà còn lại trong Nhóm Địa phương sẽ hợp nhất với vật thể này, bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của nhóm thiên hà của chúng ta.

Nguồn: Internet

0
30 tháng 4 2022

A

30 tháng 4 2022

A