Giúp tui với ạ Sưu tầm thơ trung đại hoặc thơ hiện đại, có ảnh hưởng hoặc sử dụng chất liệu của Văn học dân gian.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông
- Ba lần đánh quân Nguyên Mông
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII ( Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm
Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết
- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…
- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc
- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…
- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên
Tham khảo:
Văn học dân gian là nguồn cảm hứng sáng tác hoặc chất liệu thường được các nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng trong các tác phẩm của mình. Góp phần giữ gìn và phát huy, sáng tạo các giá trị văn học Việt Nam.
- Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:
Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại:
Ở đáng thấp thì nên đáng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
(Báo kính cảnh giới -21)
- Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Báo kính cảnh giới - 22)