K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2018

Trong làng nọ có họa sĩ chuyên vẽ tranh...trừu tượng

Ông họa sĩ : Ha ha, thật là những tuyệt tác! Vung tay múa bút mà cảm thấy thoải mái quá đi.

Nhân dân đứng ngoài bàn tán.

- Ối xời, tranh với chả pháo, vẽ loằng ngoằng chả ai hiểu gì sất!

- Ông ấy bảo con ngựa tôi mới biết ông ấy vẽ con ngựa đấy! Ha Ha...

- Chuồng gà nhà tôi mới bị dột, hay chạy ra mua vài bức về... lót nhỉ! Hí Hí!

- Vẽ thế này khéo còn chả có cháo mà ăn!

Nghe vậy, ông họa sĩ này vẫn không nản lòng.

Ông họa sĩ : Chẳng ai hiểu được tình cảm gửi gắm trong những bức tranh mình vẽ. Thôi kệ!

Bỗng một hôm có ông quan ghé thăm làng nọ.

Ông quan : Cho ta hỏi đường đến nhà họa sĩ Tống?

Nhân dân : Bẩm quan, quan cứ đi thẳng là đến thôi ạ!

Một lúc sau, quan đến nhà họa sĩ Tống. Thấy những bức tranh, quan thốt lên.

Ông quan : Ái chà! Toàn những bức tranh tuyệt đẹp, anh bán hết cho tôi nhé, mỗi bức tôi trả một lạng vàng!

Nhân dân : ??? Hả! trông tranh chả hiểu gì mà có giá vậy sao???

Ai chê cũng mặc, ai cười mặc ai : Trong cuộc sống phải luôn vững lập trường trước những lời chê bai, cười nhạo của người đời.

1 tháng 8 2018

câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b)     Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu                   truyện ngắn Sống chết mặc bay.
        Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
                       - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
                       - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
             Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c)                                                                         Bài làm
      Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

 

1 tháng 11 2017

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

1 tháng 11 2017

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Được sống trong tình yêu thương của gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của con người. Bởi lẽ gia đình là nơi có những người mà ta yêu thương, quý mến, nơi ta được ôm ấp, chở che trong tình cảm dạt dào ấy. Gia đình còn là nơi dạy cho ta biết bao bài học quý giá về cách đối nhân xử thế, về bài học làm người. Có lẽ em sẽ chẳng thể tìm được nơi nào mang đến sự bình yên như gia đình bởi " gia đình là nơi bão dừng sau cánh cửa". Được trở về với vòng tay bố mẹ, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bao nhiêu chuyện buồn dường như chợt tan biến khi nhìn thấy nụ cười của bố mẹ. Đối với em, hạnh phúc không phải là sở hữu những thứ vật chất đắt đỏ mà chỉ đơngiản là được sống trong tình yêu thương của gia đình, em cảm thấy mình học tập tốt như hiện tại là do ''cha dạy con khéo, mẹ dạy con khôn''(Thành ngữ). Thực sự em cảm thấy bản thân rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong mái nhà tràn ngập tình yêu đó.

30 tháng 4 2016

Nhann đề "Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.....

5 tháng 4 2020

2 câu tục ngữ trong 2 chủ đề con người và xã hội 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

câu tục ngữ 2 

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

TK#

Ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

      Đầy là lời kêu gọi, nhắc nhỡ chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho nhưng người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền ” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả. Khi hắt tay vào công việc, ai cũng muốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cùng gặp phải khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự hàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dầu cho mọi người có “xoay hướng " hay “đổi nền ” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. "Xoay hướng, đổi nền " ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác - đối cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay  đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời hàn tán xung quanh và lại "đổi nền", “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tao nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, nhưng nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nếu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại "xoay hướng”, “đổi  nền ” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu?

      Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vững ý chí, phải có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng, mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dẽ dàng thấy trong quá trình học tập của mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.

      Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trưđc những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.


 

lược bớt ý cho đỡ dài dòng nhé !!!