những chính sách giáo dục thời lý được đảng và nhà nước ta thực hiện trong giai đoạn hiên nay như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Kế thừa và phát triển chính sách giáo dục đã được quy định trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã xác định những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chính sách giáo dục:
- Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất, lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại;
- Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo;
- Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở; đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước;
- Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng khoảng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm;
- Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng;
- Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa;
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, rà soát sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các trường công lập; bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục; xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư;
- Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo hướng xác định đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ họp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người học. Thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi;
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kĩ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo... Phấn đấu đưa các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân chung của cả nước;
- Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo; chống bệnh thành tích; tập trung khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng;
- Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong giáo dục ở nước ngoài như chương trình dạy học theo tín chỉ, phương pháp dạy tình huống, phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp đối thoại, phương pháp socratic, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp diễn án, phương pháp làm bài tự luận, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phản biện khoa học...
Về chính trị: Thực hiện chính sách “ chia để trị”. Thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố…
Về văn hóa, giáo dục: Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học…
=>Tất cả những chính sách cai trị của thực dân Pháp đều nhằm mục đích, phục vụ cho công cuộc cai trị, khai thác, bóc lột ở thuộc địa.
2. * Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
- Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra
- Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước
- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ
Giáo dục thi cử dưới thời Lê Sơ:
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.
2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có rất nhiều khởi sắc. Mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào người dân tộc thiểu số, miền núi.
Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta được củng cố và phát triển. Các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có lớp mầm non, tiểu học; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm cụm xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông; nhiều trường mầm non, phổ thông đã đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và trường dự bị đại học (DBĐH) ngày càng phát huy vai trò tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các địa phương vùng DTTS, vùng miền núi.
Từ các chương trình, dự án của nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương, đến nay, các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã xóa bỏ được hầu hết các phòng học 3 ca, phòng học tạm; tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh được ngồi học trong các phòng học kiên cố và giải quyết chỗ ở cho hàng vạn giáo viên (đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long). Cơ sở vật chất, thiết bị trường học phục vụ hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư, góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới cơ sở giáo dục ở các địa phương, từng bước nâng cao quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường chuyên biệt.
Hệ thống trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi được đầu tư, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
Hiện nay, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (tăng 22 trường PTDTNT, 28.422 học sinh nội trú so với năm học 2011-2012). Các trường phổ thông dân tộc nội trú đã tổ chức ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh được tiếp thu thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trường chuyên biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Tỷ lệ học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú xếp loại hạnh kiểm tốt, khá hằng năm đạt trên 95%. Tính trung bình, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có tỷ lệ học lực giỏi, khá là trên 60%, học lực trung bình trên: 30%, học lực yếu, kém khoảng 2,3%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường phổ thông dân tộc nội trú hàng năm trên 97%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của các trường phổ thông dân tộc nội trú đạt 90%. Có trên 10.000 học sinh tốt nghiệp THCS các trường phổ thông dân tộc nội trú; trong đó, khoảng 30% số học sinh được tiếp tục vào học cấp THPT ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện và Trung ương, 60% vào các trường phổ thông công lập trên địa bàn, 10% vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề và về địa phương tham gia công tác và lao động sản xuất. Trong số 6.000 học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú tốt nghiệp THPT hàng năm, có trên 50% học sinh thi đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng, 5% được đi học cử tuyển, 13% vào dự bị đại học, khoảng 30% vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất. Ngoài việc dạy học văn hóa, các nhà trường còn tổ chức các hoạt động giáo dục như: tổ chức nội trú, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề... nhằm phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực học sinh dân tộc thiểu số.
Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú: Toàn quốc hiện có 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố (trong đó có 15% trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia) với quy mô 185.671 học sinh bán trú (tăng 970 trường PTDTBT, 172.441 HSBT so với năm học 2011-2012) . Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh/thành phố với quy mô 161.241 học sinh bán trú. Hiện nay, các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn đang tiếp tục rà soát, quy hoạch để củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú. Các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú thực hiện nội dung, chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học 2 buổi/ngày, buổi tối thực hiện các hoạt động nội trú cùng với các nội dung giáo dục đặc thù theo chương trình kế hoạch riêng tùy vào điều kiện của mỗi nhà trường. Chất lượng giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh bán trú cấp tiểu học hoàn thành cấp học đạt 98,9%, học sinh bán trú cấp THCS hoàn thành cấp học đạt 92%, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi ra lớp tăng, môi trường học tập ở trường phổ thông dân tộc bán trú đã giúp học sinh dân tộc thiểu số đi học chuyên cần tiếp cận nhanh hơn với tiếng Việt. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, học sinh bỏ học giảm, góp phần quan trọng trong việc củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới và hải đảo.
Việc tạo nguồn đào tạo sinh viên dân tộc thiểu số ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong các trường dự bị đại học được nhà nước quan tâm: Cả nước có 4 trường DBĐH; 1 trường PTDTNT trực thuộc Bộ có đào tạo hệ DBĐH dân tộc (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc) và 3 khoa DBĐH dân tộc thuộc các trường đại học (Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh), với quy mô hơn 5.000 HS dự bị/năm. Theo đánh giá của các cơ sở đào tạo, đa số các sinh viên này học tập tốt, có thể đáp ứng các điều kiện của nhà trường như các thí sinh khác trúng tuyển vào trường. Đa số số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, nhiều em đã trở thành cán bộ giỏi tại các địa phương.
Công tác giáo dục mũi nhọn, chăm lo phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chất lượng cao đã được chú trọng và tăng cường. Nhiều tỉnh có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Đặc biệt ngày càng có nhiều học sinh thuộc các dân tộc thiểu số rất ít người đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và học lên những cấp học cao hơn. Ở hầu hết các tỉnh, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh là người dân tộc thiểu số dưới 1.000 người tốt nghiệp trung học phổ thông; học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên nghiệp đạt điểm cao đều tăng so với những năm học trước.
Việc dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số, giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng
Nhiều địa phương đã vận dụng sáng tạo giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho học sinh trong các trường học, như sưu tầm, biên soạn tài liệu giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương đưa vào giảng dạy trong trường học. Việc dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số được quan tâm, cả nước triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số: Mông, Chăm, Khơ Me, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, tại 22 tỉnh/thành phố, với quy mô 715 trường, 4.812 lớp, 113.231 học sinh. Việc dạy học tiếng nói, chữ viết DTTS đã góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao chất lượng dạy học các môn văn hóa trong nhà trường.
Mở rộng và tăng cường các chế độ, chính sách hỗ trợ, nhất là đối với đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, cán bộ quản lí, giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa được ban hành đã quan tâm đến nhiều mặt và nhiều đối tượng (chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục; chính sách đối với nhà giáo...). Chế độ, chính sách được thực hiện đúng, đủ, kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ em, HS, SV người DTTS đi học, không bỏ học giữa chừng, học hết cấp học và học lên cao hơn.
Ngoài các chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các Chương trình, Đề án, Dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn. Các tổ chức, cá nhân đều ưu tiên cho GDĐT vùng DTTS, miền núi,... Cơ sở vật chất trường lớp, các cấp học được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ HS đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đời sống của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi không ngừng được nâng cao. Nhiều địa phương có HS, SV người DTTS có thêm các chính sách hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho HS, SV của địa phương mình (Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đồng Nai, Đắk Nông,...).
Các chính sách tập trung quan tâm tới các đối tượng người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng thiệt thòi khác đã thực sự đi vào cuộc sống, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi cần phải tiếp tục rà soát các chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS để đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách phát triển giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS, miền núi.