K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

2 tháng 1 2022

Tham khảo đou tự tiện quá nhỉ?

23 tháng 12 2021

Em tham khảo:

     Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình(Câu ghép). Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

23 tháng 12 2021

có thể dài hơn 1 tý nx được k ạ 

 

27 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha!
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O-Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người họa sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ-men đã sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Câu chuyện kể về hai họa sĩ Giôn-xi và Xiu, họ cùng chung sở thích về nghệ thuật... và cùng nhau thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Làng Grinch kì dị và cổ kính này là một “biệt khu” phía tây công viên Oa- sinh-tơn với những phố xá chạy ngang chạy dọc lung tung, đây là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghèo. Giôn-xi tội nghiệp đã bị chứng bệnh viêm phổi đánh ngã. Bệnh tình trầm trọng có thể nói mười phần chỉ còn hi vọng một mà thôi. Nhưng điều tệ hại nhất đến với Giôn-xi là nàng đã tuyệt vọng nghĩ rằng mình không thể khỏi bệnh được. Giôn-xi chán ngán tất cả, không có niềm tin để bám víu, nàng đã cảm nhận được cái chết đang đến gần. Theo lời bác sĩ, y học cũng bó tay, mọi thứ thuốc men đều không có tác dụng khi người bệnh không muốn sống nữa. Ngày ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm từng chiếc lá rụng, nàng đếm được: mười hai, mười một, mười v. v... Giôn-xi đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng thì nàng cũng ra đi. Xiu, hết lòng thương yêu như người chị, người mẹ, chăm sóc, khuyên nhủ, động viên nhưng bất lực, Giôn-xi vẫn sống trong tuyệt vọng và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, chờ đợi cái chết.

Làm thế nào để cứu Giôn-xi? Xiu tìm đến cụ Bơ-men kể cho cụ nghe về ý nghĩ kì quặc đó của Giôn-xi và hi vọng một sự cứu giúp. Bơ-men là một họa sĩ sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn “lòa xòa xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu”. Bơ-men là một hòa sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bại. Cụ phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Nhưng người nghệ sĩ bất hạnh ấy vẫn nung nấu một mong ước cao đẹp sẽ “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”, ước mơ vẫn là ước mơ, nó vẫn nằm trên giá vẽ!

Nhưng bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu loại nặng ấy lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện đau buồn của người bạn Giôn-xi, cụ đã xúc động “cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng” và hét to lên: “Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư?”. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già cô đơn ấy phải tìm cách cứu sống một con người bằng cách đem lại một niềm tin, niềm hi vọng của sự sống. Và chỉ có chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng mới cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây. Sáng tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nhiên nhìn thấy chiếc lá vẫn còn: “Em cứ tưởng là nhất định hôm đó nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Nhưng ngày hôm sau, chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hi vọng nhen nhóm trong lòng cô gái, Giôn-xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần, sự sống trỗi dậy.

Chiếc lá cuối cùng, “một kiệt tác” của Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi. Người nghệ sĩ già đó đã sáng tạo kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Ta hãy hình dung cái không gian, thời gian mà người nghệ sĩ ấy dồn hết tâm huyết để tạo nên một chiếc lá y như thật, chiếc lá cuối cùng trên cây leo thường xuân. Không gian và thời gian sáng tạo của Bơ-men thật khủng khiếp. Có lẽ trong lịch sử của hội họa nhân loại chưa từng có một họa sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Bơ-men lặng lẽ vẽ không một ai hay biết, sáng hôm sau bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng, giày và áo quần trớt sũng, lạnh buốt. Rồi hôm sau, Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Mặc dù, lúc vẽ chiếc lá lên tường gạch, Bơ-men không có dụng ý làm nghệ thuật mà chỉ hành động với một động cơ thôi thúc là tìm cách giải thoát cô bé khốn khổ ra khỏi sự ám ảnh của cái chết đang tới gần, trả một con người về với sự sống. “Chiếc lá cuối cùng” là kết tinh của một tấm lòng nhân ái cao cả, nó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều đó nói lên rằng: nghệ thuật luôn luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người, người nghệ sĩ vì cuộc sống con người mà sáng tạo. Cao cả và thiêng liêng biết nhường nào khi người nghệ sĩ đã dám hi sinh cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Bơ-men đã cứu sống một con người bằng nghệ thuật và người nghệ sĩ ấy đã đánh đổi bằng cả cuộc sống của chính bản thân mình (Câu ghép nhé). Đọc “Chiếc lá cuối cùng” của Ô. Hen-ri, chúng ta càng thêm tin tưởng ở con người, con người sống với nhau bằng tình nhân ái và lòng vị tha. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người.

Lần sau bạn viết tham khảo in đậm như mik nhá