K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

4,

Giống: Đều là những biến dị, làm biến đổi kiểu hình của sinh vật. Làm cho sinh vật đa dạng và phong phú.

Khác:

Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến

14 tháng 12 2018

Câu 1 : Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ lại là 1 : 1

Cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ là 1:1 vì nữ giới có bộ NST là XX nên chỉ cho một loại giao tử X, còn nam giới có bộ NST XY nên cho 2 loại giao tử X và Y, cho nên nữ giới và nam giới kết hợp với nhau chỉ có thể là XX hoặc XY theo tỉ lệ 1:1.

Sơ đồ lai:

P: 44A + X x 44A + XY

G: 22A + X 22A + X:Y

F1: (44A + XX): (44A + XY)

Câu2 : Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến gen ? Nguyên nhân phát sinh đột biến ?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.

- Có 3 dạng: mất, thêm và thay đổi số cặp nucleotit.

- Nguyên nhân phát sinh:

+ Trong tự nhiên: đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong sự tự sao chép của ADN dưới sự ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.

+ Trong thực tiễn: con người gây đột biến nhân tạo bằng cách nhân vật lí hoăc hóa học.

Câu 3: Nêu đặc điểm của người bị bẹnh đao ? Người mắc bệnh đao có liên quan đến giới tính không ? Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh ?

- Đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách 2 mắt cách xa nhau, ngón tay ngắn.

- Người mắc bệnh đao không liên quan đến giới tính vì người bệnh đao là do có 3 NST ở cặp 21 là cặp NST thường ở giới tính nào cũng có.

- Nguyên nhân phát sinh:

+ Do tuổi mẹ (mẹ tuổi càng cao con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao)

+ Do tác nhân vật lý và môi trường trong thời đại công nghiệp hóa.

+ Do di truyền từ mẹ hay bố.

Câu 4 : So sánh đột biến và thường biến ?

Thường biến Đột biến

- Biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi vật chất di truyền (ADN, ARN)

- Xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Không di truyền

- Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định.

-Thường có lợi

- Biến đổi kiểu hình do biến đổi vật chất di truyền (ADN, ARN)

- Xảy ra do tác nhân vật lí hoặc hóa học.

- Di truyền

- Biếu hiện ngẫu nhiên cá thể, không xác định.

- Thường có hại.

12 tháng 12 2018

2, - Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

Do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN (sao chép nhầm), ADN con sinh ra khác với ADN mẹ.

- Tự nhiên: những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào.

- Nhân tạo: con người gây đột biến bằng các tân vật lý hoặc hóa học (chất độc hóa học, phóng xạ, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, virut...).

12 tháng 12 2018

1,Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ luôn xấp xỉ 1/1

26 tháng 11 2021

tham khảo nhé

a)Khái niệm và các dạng đột biến gen. - Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit. - Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp (10-6 – 10-4).

 

26 tháng 11 2021

 

b):

+khái niệm  : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST

 +chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào. Có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học. Các thể mất đoạn, thêm đoạn làm thay đổi chất liệu di truyền, thường gây tác hại cho cơ thể, nhất là cơ thể người.

+Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST làm mất đi sự hài hòa này, gây ra các rối loạn trên cấu trúc NST nên thường gây hại cho sinh vật.

c)

(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con...
Đọc tiếp

(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.

II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.

III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.

IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

1
12 tháng 2 2019

Đáp án B

Số nucleotit của gen b:  N b = 2 L 3 , 4 = 3000

→ Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900

Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A

Gen B: A=T=901; G=X=599

Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến

I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit

II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n -2 ; số gen đột biến 2n-1 -1

Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n -2 = 78600 →n= 8

III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073

III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427

 

11 tháng 1 2018

Đáp án: B

Số nucleotit của gen b: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN → Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900

Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A

Gen B: A=T=901; G=X=599

Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến

I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit

II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n - 2 ; số gen đột biến 2n-1 -1

Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n - 2 = 78600 →n= 8

III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073

III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427

18 tháng 9 2017

Đáp án B

Số nucleotit của gen b:  → Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900

Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A

Gen B: A=T=901; G=X=599

Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến

I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit

II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n -2 ; số gen đột biến 2n-1 -1

Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n -2 = 78600 →n= 8

III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073

III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427

Cho các thông tin về đột biến sau đây:(1) Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.(3) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.(4) Làm xuất hiện những...
Đọc tiếp

Cho các thông tin về đột biến sau đây:

(1) Đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.

(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

(5) Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

(6) Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

(7) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

(8) Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

(9) Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.

Số câu đúng khi nói về đột biến gen là:

A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

1
4 tháng 2 2019

Đáp án A

Xét các thông tin của đề bài:

Các thông tin: 1, 4, 5, 7, 8 đúng

(2) sai vì đột biến gen chỉ làm thay đổi 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong gen. Còn đột biến làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể là đột biến NST.

(3) sai vì một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

(6) sai vì các dạng đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính cho thể đột biến.

(9) sai vì phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.

→ Có 5 câu đúng.

28 tháng 12 2020

Câu 1: 

 

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn

0

0

0

4n

2n

Sô NST kép

2n

2n

2n

0

0

28 tháng 12 2020

Câu 2:

– Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Những cách sắp xếp khác nhau của các loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN.

– Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

6 tháng 12 2019

           Đáp án : A

            1.Tác nhân gây đột biến mạnh => tần số đột biến cao => 1 đúng

            2.Gen có cấu trúc càng bền vững càng khó bị đột biến ( ví dụ gen có nhiều G-X thì liên kết hidro nhiều,

            bền hơn,khó đột biến hơn)=> 2 đúng

            3.Liều lượng,cường độ càng lớn => tần số đột biến càng cao => 3 đúng

4. Chức năng của gen và cơ quan phát sinh đột biến  không liên quan đến  tần số đột biến=> 4 và 5 sai