Mng mọi người giúp mình mai mình thi rùi
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC 7 PHẦN TRẮC NGHIỆM | | |
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trang tính gồm có:
A. Các ô và các hàng. B. Các cột và các hàng.
C. Bảng chọn và thanh công thức. D. Thanh tiêu đề và thanh công thức.
Câu 2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính còn lại?
A. Được tô màu đen. B. Có viền đậm xung quanh.
C. Có đường viền nét đứt xung quanh. D. Có con trỏ chuột nằm trên đó.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vào.
B. Để kích hoạt ô tính nào đó, em nháy nút phải chuột vào ô tính đó.
C. Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tính.
D. Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính.
Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?
A. E3 + F7 * 10%. B. (E3 + F7) * 10% C. = (E3 + F7) * 10% D. =E3 + (F7 * 10%)
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, công thức nào sau đây là đúng:
A. = (18+5)*3 + 23 B. = (18+5).3 + 2^3
C. = (18+5)*3 + 2^3 D. = (18+5).3 + 23
Câu 6: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…
A. nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
B. nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
C. nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
D. nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Câu 7: Địa chỉ một ô là:
A. Cặp tên cột và tên hàng.
B. Tên của hàng và cột nằm gần nhau.
C. Tên của một khối bất kì trong trang tính.
D. Tên của hàng mà con trỏ đang trỏ tới.
Câu 8: Ở ô E2 gõ =(9+3)/2+(7-5)^2*2, kết quả là:
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
Câu 9: Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể :
A. Thanh công cụ B. Thanh công thức. C. Thanh bảng chọn. D. Hộp tên.
Câu 10: Giả sử trong ô A1 chứa số 25, ô B1 chứa số 15, ô C1 chứa số 20. Công thức tại C1 là:
A. =(A1*B1)/2 B. =(A1+B1)/2 C. =(A1+B1)/3 D. =(A1+B1)
Câu 11: Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu với tên khác thì thực hiện:
A. File\Open B. File\exit
C. File\ Save D. File\Save as
Câu 12: Địa chỉ của một ô là:
A.Tên cột mà ô đó nằm trên đó
B. Cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên
C. Tên hàng mà ô đó nằm trên đó
D. Cặp tên hàng và tên cột mà ô đó nằm trên đó
Câu 13: Ô B5 là ô nằm ở vị trí:
A. Hàng 5 cột B
B. Hàng B cột 5
C. Ô đó có chứa dữ liệu B5
D. Từ hàng 1 đến hàng 5 và cột A .
Câu 14: Một hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Để tính chu vi hình chữ nhật đó bằng Excel, em sử dụng công thức nào dưới đây:
A. (5+3)*2 B. (5+3)x2
C. = (5+3)*2 D. = (5+3)x2
Câu 15. Chương trình bảng tính là:
A. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng.
B. Phần mềm thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp).
C. Phần mềm xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
D. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp), xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
Câu 16. Lợi ích của chương trình bảng tính là gì?
A.Việc tính toán được thực hiện tự động.
B. Khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động.
C. Có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt.
D. Việc tính toán được thực hiện tự động, khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động, có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt, có thể dễ dàng tạo ra các biểu đồ minh họa trực quan.
Câu 17. Màn hình làm việc của Excel có những gì?
A. Trang tính.
B. Thanh công thức.
C. Các dải lệnh Formulas và Data.
D. Trang tính, thanh công thức, các dải lệnh Formulas và Data.
Câu 18. Các thành phần chính trên trang tính gồm:
A. Các hàng, các cột.
B. Các hàng, các cột và các ô tính.
C. Các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối và thanh công thức.
D. Hộp tên, khối, thanh công thức.
Câu 19. Ô B5 là giao nhau của hàng nào, cột nào?
A. Hàng B, cột 5. B. Hàng 5, cột B.
C. Hàng 5, cột 5. D. Hàng B, cột B.
Câu 20. C2:D3 là khối gồm các ô nằm trên các côt …., đồng thời nằm trên các hàng…..:
A. B và C ; 2 và 3. B. C và D ; 2 và 3.
C. B và D ; 3 và 4. D. B và D ; 2 và 3.
Câu 21. Giao của một hàng và một cột được gọi là
A. khối B. hàng C. ô tính D. cột
Câu 22: Muốn lưu trang tính em thực hiện.
A. Vào File / Save. B. Vào File / Open.
C. Vào View / Save. D. Vào Insert / Save.
Câu 23. Để mở trang tính mới trong chương trình Excel, em nháy chuột vào bảng chọn:
A. File chọn lệnh Save. B. File chọn lệnh New.
C. File chọn lệnh Open. D. File chọn lệnh Print.
Câu 24. Khi nhập công thức vào một ô, đầu tiên em cần gõ dấu:
A. Dấu = B. Dấu * C. Dấu > D. Dấu /
--------------------------------Hết---------------------------------------
câu 1.
*Nhiệm vụ của trồng trọt :
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
* Vai trò của trồng trọt
- Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
VD:gạo,bắp,khoai...
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
VD:trái cây...
+ Cung cấp hức ăn cho chăn nuôi.
VD:thóc,cám cỏ...
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất.
VD:chè,cà phê,cao su...
+ Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
câu 2.
Đất trồng là lớp đất bề mặt tơi xốp của vó trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
Đất trồng gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn
câu 3.
Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất. không khí có trong đất cũng chứa nito,oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển.tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển,còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần
- phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
+ thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali....
+ thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết.dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức aưn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. đất nhiều mùn là đất tốt
- phần lỏng chính là nước trong đất.nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng
(rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)
câu 4.
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng
câu 5.Thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.
Đất sét:
Khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.
Đất thịt:
Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất
câu 6.
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
HẾT SỨC RỒI>>>>>>>
MÌNH CẢM ƠN BẠN NHIỀU