K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

mùa hạ em đi hái quả vừa trồng

7 tháng 12 2018

bạn ơi phải có vần nhé

16 tháng 2 2017

1) TUẤN KHÔNG CẦN LÀM GÌ CẢ

2) HỌ CÓ THỂ QUA SÔNG(LỘI)

3) CÂY GÌ ĐÓ

30 tháng 12 2020

1:Vì

Đây là miền có vị trí địa đầu tổ quốc, là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc sơm nhất và cũng là muộn nhất cả nước. Tại Đông Bắc với các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn.

Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, càng vào nam các dãy núi theo hướng tây bắc- đông nam (Hoành Sơn, Bạch Mã) tăng sức ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc và khu vực phía nam bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. Từ Bạch Mã trở vào không có mùa đông lạnh.

2: 

- Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt….

- Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.

3:

- Nói kinh tế biển là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là do: 

+)Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có diện tích giáp biển dài với đồng bằng Sông Hồng và chịu ảnh hưởng mạnh trong quá trình phát triển.

+)Có nhiều các chuỗi đô thị và các trung tâm ven biển: Thanh Hóa, Bình Sơn, Huế..

+ Biển : khai thác khoáng sản, thủy sản phát triển .

+ giúp ngành du lịch, thăm quan, dịch vụ phát triển mạnh: bãi tắp, khách sạn cho khách đi biển...

--> vì vậy có thể nói biển là thế mạnh của vùng

4:

+ Nghề muối và làm mắm phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:

- Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.

- Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa).

- Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.

– Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.– Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; việc nuôi trồng được phát triển ở nhiều tỉnh.– Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề làm mắm 

5:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên cơ sở phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- Vị trí cầu nối có điều kiện thực hiện chiến lược mở cửa

- Địa hình có vùng núi, gò đồi, đồng bằng, biển hải đảo thuận lợi phát triển nhiều ngành

- Đất: Phần lớn dải đất cát pha ven biển giúp phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. Đất feralit ở miền núi thuận lợi phát triển nghề rừng, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm.

- Rừng: giàu loài gỗ quý, lâm đặc sản

- Một số sông có giá trị về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất trung bình

- Khoáng sản: Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Đá vôi, sắt, thiếc,...

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, có nhiều địa danh nổi tiếng

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

Bắc Trung Bộ có vị trí tiếp giáp vùng biển kéo dài, tất cả các tỉnh đều có thế mạnh về phát triển kinh tê biển => đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cải tạo chất lượng đời sống người dân vùng biển, thúc đẩy sự phát triển dân cư - xã hội vùng ven biển.

7 tháng 12 2021

B

22 tháng 11 2021

a

22 tháng 11 2021

C. Mùa đông, các sông bị đóng băng.    

NHỮNG CÁNH BUỒMPhía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng...
Đọc tiếp

NHỮNG CÁNH BUỒM

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nướcthời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

Theo BĂNG SƠN.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:

Câu 1: Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? ( 0.5 đ)

a) Bãi cát non nổi lên.                        

b ) Nước sông đầy ắp.

c) Những con lũ dâng đầy.                

d)  Dòng sông đỏ lựng phù sa.

Câu 2: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? ( 0.5 đ)

a)     Màu nắng của những ngày đẹp trời.

b)    Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

c)     Màu áo của những người thân trong gia đình.

d)    Màu áo của những người lao động.

Câu 3: Cách so sánh trên( nêu ở câu 2) có gì hay? ( 0.5 đ)

a)     Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm.

b)    Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

c)     Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

d)    Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm

Câu 4: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? ) ( 0.5 đ)

a)     Những cánh buồm đi như rong chơi.

b)    Những cánh buồm cần cù lao động.

c)     Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.

d)    Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

Câu 5. Tìm và viết đúng chính tả: (2đ)

a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)

……………………………………………………………………………………….

- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)

………………………………………………………………………………………

b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)

………………………………………………………………………………………

- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)

……………………………………………………………………………………….

Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp( 1đ)

Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.

(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)

Câu 7. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau( 1đ)

a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy

b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh

c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng

Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:( 1đ)

a.Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió.

………………………………………………………………………………….

b.Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.

……………………………………………………………………………………

c.Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên.

……………………………………………………………………………………

d.Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy.

…………………………………………………………………………………….

Câu 9: Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng:

Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước.

Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên..............................................Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba ............................................, sẽ ước gì?

Em.............................................trả lời những điều ước của mình.

Câu 10: Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………….

6
6 tháng 12 2021

dài thếbatngo

và đang thi ko giúp nha

6 tháng 12 2021

hơi nhiều tí nhưng mong các bạn làm nhanh cho mình mình đang cần gấp

13 tháng 9 2021

Bầu trời lạnh buốt đang dần dần trở nên ấm áp hẳn, không còn giá lạnh như ngày nào mọi người ra đường đã đông hơn, mặt tươi hơn, vui vẻ hơn. Cây cối, hoa lá nở hương thơm ngát. Tất cả mọi vật đều đắm chìm trong niềm vui khi mùa đông đã qua vậy là mùa xuân đã đến.

Vào mùa đông, trời lạnh buốt, các cây cối đều phải chịu đựng cái lạnh giá ấy trong một mùa đông do sự cai quản của lão già mùa đông nên mọi sự vật trên trái đất này đều phải tuân theo lão già mùa đông xấu xí, già nua, cáu kỉnh, chắc là trên đời này ai cũng ghét lão nhỉ, lão mang đến cho ta một cái lạnh không thể tưởng tượng nổi.nhưng không, không ai có thể ghét lão được vì đó không phải do lão mà đó là quy luật của tự nhiên thôi ráng chịu! Mùa đông thì mọi người ai cũng diện cho mình được bộ quần áo đẹp, ấm áp, ở trong nhà cùng với chiếc lò sưởi của nhà mình, chỉ còn một mình cây bàng đứng bơ vơ một mình ngoài đường, cây bàng trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, anh ta đang ước nguyện rằng mùa đông sẽ qua đi nhanh để lại mùa đông ấm áp cho mình.anh ta đang cầu cứu đất mẹ hãy cứu sống mình, đất mẹ hiền từ, điềm đạm dịu dàng khuyên bảo cây bàng:

-Cây bàng ơi, con phải tự cứu sống mình đi, mùa đông lạnh lẽo trơ trụi, ta thì lại cạn kiệt nước rồi con ạ! Bây giờ ta đã thành một bà già khô cằn, xấu xí, ta kiệt sức rồi con ạ! Nếu mùa đông không qua mau chắc ta chết mất thôi! Con hãy tự cứu sống mình đi

Cây bàng hoảng hốt nói:

-Xin người đừng nói thế !nếu người chết thì con cũng sẽ chết theo thôi vì không có người con làm sao có thể sống được.

Nói rồi cây bàng dũng cảm chờ đợi mùa xuân đến và dồn chất cho cây, không cầu cứu đất mẹ nữa vì cây bàng biết bây giờ thì đất mẹ cũng giống như mình mà thôi, mình phải tự cứu sống lấy bản thân mình trước đã chứ.

Sau 3 tháng, cuối cùng mùa đông cũng đã qua, lão già mùa đông lại phải nhường lại quyền cai quản cho nàng tiên mùa xuân trẻ trung xinh đẹp dịu dàng kiều diễm nhưng lão vẫn day dứt trong lòng và không muốn dời đi. Vậy là lão đã tạm biệt nơi này rồi. Lão sẽ đi cai trị nơi khác, ở một nơi thật là xa vào một ngày nào đó thì lão sẽ quay lại và tiếp tục cai trị nơi này.

Nàng tiên mùa xuân đem lại một bầu không khí ấm áp tươi vui không như lão già mùa đông đem đến một không gian khô cằn lạnh lẽo. Cuối cùng thì đất mẹ và cây bàng đã khỏe mạnh trở lại và vui vẻ như xưa.nhờ câu nói của đất mẹ mà cây bàng đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay.mọi người ra đường đi lại tấp nập chuẩn bị chào đón một năm mới.

Tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông, nàng tiên mùa xuân mẫu 2

Tôi là một cây bàng đã lớn lên và gắn liền với Đất Mẹ hơn bốn năm nay rồi. Tôi đang được sống những ngày bình yên trong những tháng ngày ấm áp của mùa xuân. Khi nhớ lại cái giá lạnh của mùa đông, tôi khiếp sợ :Tôi rất ghét mùa đông. Mùa đông, trời lạnh buốt, các cây cối đều phải chịu đựng cái giá lạnh ấy trong suốt mùa đông dài lận ba tháng do sự cai quản của Lão Già Mùa Đông nên mọi sự vật trên Trái Đất này đều phải tuân theo. Lão già Mùa Đông chẳng đẹp đẽ gì, lão xấu xí, già nua, cáu kỉnh, thích ẩn mình trong bóng tối. Tôi nghĩ trên đời này chẳng có ai ưa gì lão đâu như xuân, hạ, thu, đông bốn mùa luân chuyển, đó là quy luật của tự nhiên mà không ai có thể thay thế, vì vậy dù có ghét lão thì cũng không làm gì được.

Mùa đông, mọi người ai cũng diện cho mình bộ quần áo dày, đẹp, ấm áp, cùng nhau quây quần bên chiếc lò sưởi của nhà mình. Chỉ có mình tôi đứng bơ vơ một cõi ở ngoài đường. Tôi thì gầy guộc, khẳng khiu, đã thế lại còn bị Lão già Mùa Đông hành hạ không thương tiếc. Trên người tôi mà còn vươn chiếc lá úa vào của mùa thu thì lão cũng đến tàn sát, lão len lỏi bẻ từng chiếc lá còn sót lại trên người tôi khiến thân hình tôi trơ trụi. Lão quất vào người tôi bằng những cơn gió mạnh và lạnh lẽo nhất làm tôi mỗi ngày một sần sùi, xấu xí hơn. Ngày đêm, tôi luôn cầu nguyện cho mùa đông sẽ mau chóng trôi qua, để lại mùa xuân ấm áp cho mình và cho mọi người, nhưng sao mùa đông cứ dai dẳng, như chẳng muốn rời xa nơi đây làm tôi rất khổ cực. Tôi mệt mỏi quá, không chịu nỗi nữa đành cầu cứu Đất Mẹ xin người hãy cứu sống tôi. Đất Mẹ hiền từ, điềm đạm, động viên tôi:

- Bàng ơi! Con phải tự cứu sống mình đi, ta bây giờ đã sắp cạn kiệt nguồn sinh lực mất rồi, con ạ! Bây giờ, ta đã trở thành một bà già cằn cỗi, ta sắp kiệt sức rồi. Nếu mùa đông không qua mau thì ta cũng chết mất thôi. Ta sẽ cố gắng dồn hết chất dinh dưỡng còn lại của mình để duy trì sự sống cho con. Con hãy ráng chờ mùa xuân đến con nhé!

Tôi vâng lời và nhận chất từ đất mẹ lên cơ thể tôi, tôi biết đất mẹ cũng chẳng khác gì mình. Thế là tôi đành phải chờ đợi mùa xuân đến.

Sau ba tháng mỏi mòn chờ đợi, cuối cùng mùa đông đã qua, Lão Già Mùa Đông lại phải nhường quyền tiếp quản lại cho Nàng Tiên Mùa Xuân trẻ trung, dịu dàng, kiều diễm, tràn trề những sống. Nàng Xuân đến đâu, khắp nơi cũng đều rất phấn khởi, dang rộng vòng tay chào đón nàng. Đáp lại tấm chân tình ấy, nàng tiếp thêm nhựa sống, tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi. Nắng xuân ấm áp chan hòa dịu dàng, muôn nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc trong nắng xuân. Gió xuân nhẹ nhàng, tha thiết lướt trên lá cây ngọn cỏ, hương xuân thoang thoảng đưa mùi phấn thơm bay gần bay xa.Tôi khao khát uống từng dòng xuân của đất trời để phục hồi sinh lực. Vậy là Lão già Mùa Đông đã rời khỏi nơi đây rồi, tôi biết lão sẽ đi đến nơi khác, ở nơi xa thật xa để cai trị. Và rồi một ngày nào đó, lão cũng sẽ trở lại để tiếp tục cai quản nơi này.

Nàng Tiên Mùa Xuân đem lại bầu không khí ấm áp, tươi vui, không như Lão Già Mùa Đông đem đến không gian khô cằn, lạnh lẽo. Cuối cùng, tôi và đất mẹ đã khỏe lại và tràn đầy nhựa sống như xưa. Nhờ lời động viên, khích lệ của Đất Mẹ mà nay tôi đã có được sự dũng cảm và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tôi đã cứng rắn hơn, đã biết chịu đựng, biết mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Tôi thật cảm ơn Nàng Tiên Mùa Xuân đã ban cho tôi sự sống và cảm ơn Đất Mẹ đã tiếp cho tôi nguồn động lực quý báo.

13 tháng 9 2021

ib riêng nha !

Viết văn cho dàn ý sau : Mở bài:- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.2. Thân bài: a) Cây đào nhìn từ xa:- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.- Khi có mưa...
Đọc tiếp

Viết văn cho dàn ý sau :

 

  1. Mở bài:
    - Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.
    - Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
    - Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
    2. Thân bài: 
    a) Cây đào nhìn từ xa:
    - Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
    - Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
    - Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
    - Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
    b) Cây đào nhìn cận cảnh:
    - Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
    - Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
    - Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
    - Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
    - Nhuỵ hoa vàng tươi.
    - Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
    - Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
    3. Kết bài:
    - Em rất yêu cây đào trước ngõ.
    - Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
    - Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa
1
23 tháng 2 2016

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.