Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười bảo:
- Được ạ! Tôi lo liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật nào? "Nó" được nhắc đến ở đây là ai?
Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo ngữ pháp.
Câu 3: Nhân vật "lão" muốn gửi ông giáo vật gì? Tại sao nhân vật này lại phải gửi ông giáo giữ hộ? Qua những việc làm của nhân vật, em hiểu được tình cảm mà lão dành cho con như thế nào?
Câu 4: Việc ông giáo nhận lời giữ hộ cho thấy ông giáo là một người như thế nào? Cách ứng xử ấy gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry?
Câu 5: Tình cảm mà nhận vật "lão" dành cho con khiến người đọc vô cùng cảm động. Hãy ghi lại cảm nhận của em về điều này bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ và một câu ghép. (Gạch chạn và chú thích rõ)
Câu 6: Kể tên một tác phẩm (trong chương trình ngữ văn 8) cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ghi rõ tên tác giả.
Phần II:
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật cô bé bán diêm kể cho bà nghe những gì đã xảy ra khi em đi bán diêm trong đêm giao thừa.
Đề 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".
Các bạn giúp mình làm trong ngày hôm nay nhé. Mình cảm ơn ạ.
Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật ông giáo và lão Hạc
"Nó" được nhắc đến ở đây là con trai lão Hạc
Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa : dùng để đánh dấu lời đối thoại
1 câu ghép là:
Ông giáo/ có nghĩ cái tình tôi //già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
cụm C-V: Ông giáo là (chủ ngữ ),có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi (vị ngữ)
cụm C-V nhỏ: tôi (chủ ngữ ), già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi(vị ngữ)