Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về cốm
Bn nào biết làm thì gửi cho mk nhé mai cô mk kiểm tra mà ko biết làm như nào một đoạn văn thôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa đáng quý. Đầu tiên, nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn. Khi chúng ta dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ người khác, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân. Điều này giúp chúng ta tăng cường lòng tin vào bản thân và trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Thứ hai, việc làm thiện nguyện giúp chúng ta kết nối với cộng đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, chúng ta có cơ hội gặp gỡ và làm việc với những người có cùng sở thích và tầm nhìn. Điều này giúp chúng ta mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra những mối liên kết mới trong cuộc sống. Hơn thế nó còn giúp chúng ta đóng góp tích cực vào xã hội và giúp cải thiện cuộc sống của những người khác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta đang tạo ra những giá trị đích thực cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển của nó. Điều này giúp chúng ta cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống và đem lại niềm vui và hạnh phúc cho chính bản thân. Nói chung, việc làm thiện nguyện mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa quý giá trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở nên nhân ái và tốt bụng hơn, kết nối với cộng đồng và đóng góp tích cực vào xã hội. Hãy dành thời gian và nỗ lực để tham gia vào các hoạt động thiện nguyện và tận hưởng những giá trị đích thực mà nó mang lại.
❤HaNa.
Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất trong mỗi chúng ta. Ai cũng phải có một tổ ấm gia đình riêng của mình. Chỉ có những người kém may mắn mới không có gia đình, thậm chí là chẳng biết người thân của mình là ai. Vì thế ta cần giữ lấy tình cảm gia đình bởi vì tổ ấm gia đình là nơi ta có thể chia sẻ, có thể đoàn tụ lại với nhau. Ai mà không biết trân trọng điều đó thì họ có tình cảm gia đình cũng như không. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng xây đắp cho tình cảm gia đình thật vững chắc vì nó là chỗ dựa của chúng ta.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1.
Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.
Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.
Câu 2.
Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.
Câu 3.
Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.
Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.
Văn bản sau khi được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.
Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :
-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.
-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…
Câu 1.
Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.
Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.
Câu 2:
1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Câu 3
Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.
Câu 4.
Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.
Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.
Văn bản sau khi được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.
Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :
-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.
-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…
Câu 5.
=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .
Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được việc tốt nên trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. "Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian", chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát "Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón...là...la...lá...lá...la.." thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi "Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?" "À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à" ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào "Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con". Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào "Linh ơi! Đi thôi!", một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi "Đi đâu?" "Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?" Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp "Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy" Tôi chợt nhớ ra và nói "Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha". Tôi mời các bạn vào nhà và nói "Chờ tao một chút, đi thay quần áo". Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng "Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi". Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây...? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gửi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn, rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.
Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen "Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều". Tôi bẽn lẽn "Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ". Mẹ nói "Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này" vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi "Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm". Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày "làm việc".
Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân "Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình". Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vả. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỉ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.
cô hỏi hiểu bài hông??
nó trả lời...
cô bắt ghi bảng kiểm điểm.
tội thật>>
nó nghĩ: "biết hồi đó nói hiểu mặc dù lòng ko hiểu"
cậu lên mạng tìm mấy cái bài tham khảo ấy , chủ đề này khó quá !
(1) Chiến tranh đã qua đi, tiếng súng đạn và tiếng máy bay gầm rú như xé tan bầu trời giờ chỉ còn trong phim ảnh nhưng sự tàn khốc của chiến tranh sẽ không bao giờ quên trong tâm chí của mỗi người dân Việt Nam. (2) Chúng ta nói như vậy không phải để gợi lên lòng hận thù mà để giáo dục cho mọi người tinh thần yêu nước, lòng tự tôn và đặc biết là truyền thống uống nước nhớ nguồn, bởi lẽ chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự hoà bình, độc lập dân tộc, có được ngày hôm nay chúng ta mãi mãi biết ơn Hồ Chủ tịch, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn đường chỉ lỗi cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, đặc biệt chúng ta sẽ mãi mãi khắc sâu sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. (3) Cao hơn nữa, mỗi người dân Việt Nam muốn lên tiếng với cả thế giới rằng, chúng tôi yêu hoà bình, chúng tôi căm thù chiến tranh, bởi chiến tranh đã gây cho đất nước, con người Việt Nam quá nhiều sự bất hạnh, thông điệp yêu chuộng hoà bình của người Việt Nam mong muốn được chia sẻ với toàn thế giới. (4) Thật tự hào khi chúng ta là người Việt Nam anh dũng, kiên cường, thông minh tài giỏi, dù cho bom đạn chiến tranh có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của những con người yêu nước: thế hệ cha anh xung phong nhập ngũ khi tuổi đời còn rát trẻ, bỏ lại sau lưng quê hương, gia đình, tình yêu và biết bao hoài bão đang chờ phía trước với một quyết tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, giành độc lập tự do cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam mà ngưỡng mộ biết chừng nào. (5) Chúng ta yêu hoà bình, chúng ta ghét chiến tranh bởi đơn giản một điều: "Nước mắt mẹ không còn, vì khóc từng đứa con…”, mẹ là người mang nặng đẻ đau, nuôi cho khôn lớn, trưởng thành, nhưng sự nghiệt ngã của chiến tranh đã khiến cho bao cảnh những người lính mong ngày giải phóng để báo đáp công ơn sinh thành của mẹ thì ước nguyện chưa thành mà các anh đã mãi mãi ra đi để đôi mắt mẹ mờ loà đi vì ngóng chờ tin các anh. (6) Cũng thật tội nghiệp thay, khi chúng ta vẫn chứng kiến những đứa trẻ bị tật nguyền bởi chất độc dioxin, các cháu nhỏ đáng thương đó luôn cần đến sự quan tâm và tình yêu thương của tất cả chúng ta cũng như cộng đồng quốc tế. (7) Nhìn lại một chặng đường dài lịch sử. hơn 40 năm sau chiến tranh đất nước như thay đổi thịt, từ một nước nông nghiệp, chịu hậu quả lớn do chiến tranh liên miên, nay đất nước như khoác lên mình tấm áo nhung lụa thật lộng lẫy và hứa hẹn còn tươi đẹp nhiều hơn nữa trong tương lai gần. (8) Để có được điều đó, chính là nhờ sự sáng suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước, nhưng quan trong hơn cả, những đường lối, chính sách đó được nhân dân ủng hộ và thực hiện. (9) Bên cạnh đó, những giá trị tình cảm sâu nặng với các mẹ Việt Nam anh hùng, với những liệt sĩ, với những người có công với đất nước sẽ càng ngày càng khắc sâu hơn trong mỗi người dân Việt Nam. (10) Đây chính là động lực để thúc đẩy quyết tâm xây dựng đất nước phát triển không phụ công ơn to lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng
Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước. Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó, các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.
Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản phẩm.
Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.
Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như : lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.
Hình thành thương hiệu
Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.
Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm,trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.
Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên liồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cảnh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không'? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quỷ trong sạch của Trời.
Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,...nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát.
Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.
Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừanhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chếbiến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...
Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.
Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối- với món cốmđược thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng qué nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của què hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.
Cốm gắn liền với phong tục tập quán củà dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt khỏi giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:
Ai đã nghĩ đầu tiên cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...
Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm? Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng mậu đỏ thắm. Hai màutương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân '-duyên tốt đẹp, vững bền.
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Củng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.
Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.