K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá. Trong hoạt dộng và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hoà chất nghệ sĩ và chiến sĩ. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp - từ năm 1947 đến 1954 - Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nồi niềm:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4. Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu 1, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 ("Tiếng suối trong / như tiếng hát xa") và ớ câu 4 là 2/5 ("Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà"). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bấy giờ.

Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc :

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Trước kia, Nguyễn Trãi trong Bài cư Côn Sơn cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh : "Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai". Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là từ âm thanh của tự nhiên liên tướne tới âm thanh vẫn của tự nhiên. Còn Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Điều ấy khiến cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trờ nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn. Sống giữa thiên nhiên, Bác Hồ luôn cảm thấy như được sống với con người. Hay nói khác đi, Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình. Câu thơ thứ hai : "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hoà hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ "lồng": "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn "lồng" vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau hoạ nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả - Hồ Chí Minh - tạo dựng ? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động.

Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.

27 tháng 11 2018

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

       Tiếng suối trong như tiếng hát xa

      Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

           Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

      Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

        Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

       Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

    “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

       Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

       Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

        Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

          Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

         Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

    “Một canh, hai canh, lại ba canh

          Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

         Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

             Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

        Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

       Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.



 

23 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.

23 tháng 11 2021

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối.

Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng)

Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.

Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

7 tháng 2 2021

Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ - những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. “đêm vàng” ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy.   Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối. Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. 

 

 

7 tháng 2 2021

Thanks nha <333

 

X³-4x+x-2=x×(x²-4)+(x-2) =x×(x-2)×(x+2)+(x-2) =(x-2)×(x×(x+2)+1)

TK#

Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca cổ kim, ta bắt gặp một không gian thấm đẫm chất thu của Nguyễn Du: “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”; ta lại gặp một mùa thu rất hiện đại trong thơ Xuân Diệu: “Đây mùa thu tới, mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Các nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhưng ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “Sang thu”.

Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ đầu là những cảm nhận vô cùng tinh tế, là giác quan nhạy bén của tác giả để cảm biết được hết những mong manh tín hiệu khi thu về:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Cảm nhận đầu tiên của tác giả chính là hương ổi, một mùi hương thật thân quen, gần gũi. Hương ổi kết hợp với từ “bỗng” gợi lên biết bao cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng, cùng với đó là động từ “phả” cho thấy hương thơm đậm sánh lại hòa vào trong cơn gió se se của mùa thu. Không chỉ vậy từ phả còn cho thấy tư thế chủ động của hương ổi, khiến hương thơm càng sánh, càng đậm hơn.

Hương ổi cũng gợi nên không gian rất làng quê với những ngõ xóm sum suê cây lá, đó chính là hương vị mùa thu chỉ có riêng trong thơ Hữu Thỉnh. “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, cho ta thấy dáng vẻ của sương cũng như đang quyến luyến, cố đi chậm thật chậm để tận hưởng nốt cái ấm áp của mùa hè, dường như nó chưa muốn bước hẳn sang thu. Với hệ thống hình ảnh độc đáo, miêu tả sinh động tác giả đã miêu tả một cách tài tình những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu.

Trước những tín hiệu thu về lòng người dường như cũng có sự băn khoăn, xốn xang. Tình thái từ “Hình như” diễn đạt cảm xúc mơ hồ, chưa xác định, dường như nhà thơ vẫn còn đôi chút băn khoăn, đôi chút ngỡ ngàng: liệu có phải mùa thu đã đến thật không? Khổ thơ là những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của tác giả lúc thu sang.

Ẩn sau những thay đổi của đất trời khi sang thu là tâm hồn tinh tế của nhà thơ, là niềm vui, hạnh phúc khi thu về. Những băn khoăn của tác giả ở khổ thơ trên, đã được giải đáp bằng những tín hiệu của đất trời thấm đẫm chất thu:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Bắt đầu từ những khúc sông “dềnh dàng”, chậm chạp chảy, ta không còn thấy cái dữ dội, những dòng nước cuồn cuộn như mùa hè nữa mà thay vào đó là dòng sông thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, chảy hiền hòa như đang ngẫm ngợi điều gì. Nghệ thuật nhân hóa khiến dòng sông như đang nghỉ ngơi sau một mùa hạ cuộn xiết chảy.

Ngược lại những chú chim lại vội vã về phương Nam tránh rét, đồng thời cũng gợi lên những lo toan, tất bật của cuộc sống đời thường. Hình ảnh đặc sắc nhất là đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Nghệ thuật nhân hóa khiến đám mây vừa hư vừa thực, tái hiện được nhịp điệu của thời gian. Đồng thời tác giả cũng hữu hình hóa cánh cổng thời gian vốn vô hình qua hình ảnh đám ấy.

Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ giàu chất tạo hình. Ông quả là một người tinh tế và nhạy cảm khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong khoảnh khắc giao mùa. Khổ thơ cuối cùng lại thể hiện rõ hơn nữa sự tinh tế của tác giả trong việc khám phá những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong.

 

Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn. Hai câu thơ cuối thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, con người của tác giả:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Bên hàng cây đứng tuổi

Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trước hết về ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên, thường là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu tiếng sấm cũng trở nên nhỏ hơn, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa thay lá nữa.

Bên cạnh đó tiếng sấm còn để chỉ những biến động bất thường của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà mỗi chúng ta phải trải qua. Tương ứng với nghĩa biểu tượng của “sấm” , “hàng cây đứng tuổi” là biểu trưng cho những con người trưởng thành, đã trải qua biết bao sóng gió, giông tố trong cuộc đời. Bởi vậy, dù có thêm những bất thường, biến động cũng không dễ dàng khiến họ lung lay, gục ngã; họ trở nên bình tĩnh, ung dung hơn trước những biến cố, thăng trầm của cuộc sống.

Bằng giác quan nhạy bén, Hữu Thỉnh đã xuất sắc ghi lại khoảnh khắc giao mùa của đất trời từ hạ sang thu. Tái hiện bức tranh đẹp đẽ nhiều hương sắc, nhiều phong vị rất đặc trưng của đất Bắc. Cùng với đó là thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà cũng vô cùng sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

 

TK :

Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên. Và bởi thế, nó gieo vào lòng người những xôn xao rung động khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Những nét đẹp tinh tế, êm ái ấy thơ ca nào mà cưỡng lại được! Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,... từng có bao áng thơ rung rinh về thời khắc đặc biệt ấy. Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”.

       Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:

“Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông”

(Bích Khê)

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

(Lưu Trọng Lư)

     Cũng không day dứt, run rẩy như những câu thơ Xuân Diệu:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”,...

     Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

     Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có "hương ổi" làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là thứ hương vị thật dễ dàng để nhận ra ở chốn làng quê thôn dã. Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng đãng bỏ quên? Để đến khi nhận ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”. "Hương ổi" không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian: “phả vào trong gió se” như muốn quyện vào để giao hòa với gió. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu chăng? Cơn gió se cũng là hình ảnh rất giản dị, quen thuộc. Đó là chút gió heo may se se lành lạnh mỗi độ đầu thu rất đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Trước Cách mạng, Xuân Diệu từng bị ám ảnh khôn nguôi bởi những làn gió ấy:

 
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”,...

       Có điều đó có lẽ bởi nhà thơ của những cảm xúc cảm giác đang độ tuổi thanh xuân rạo rực đang khao khát uống trọn những rung động thiên nhiên. Hữu Thỉnh thì khác, không chỉ bởi đây là khoảng khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên. Và như thế, “Sang thu” sẽ còn mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc.

       Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn hương thơm ngọt ngào và cái lạnh tinh vi đó mà "chùng chình" chưa muốn tan đi.

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

      Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. "Chùng chình" là sự cố ý muốn làm chậm lại, rung rinh, lay động (sự rung rinh lay động của làn sương hay là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh?). Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về". Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.

       Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ mừng vui, tác giả lấy lại được cái điềm đạm vốn có để tiếp tục ngắm nhìn thiên nhiên đất trời:

        “Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

      Vắt nửa mình sang thu".

      “Thu đã về” để sông không phải lo cuồn cuộn cuốn đi con lũ mùa hạ mà “được lúc” nghỉ ngơi “dềnh dàng”. Nhưng đàn chim cũng vì thế mà “bắt đầu” lo cho cái rét đang đến gần mà “vội vã" bay đi. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng cân đối đồng thời dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau: Sông dưới mật đất, chim ở trên trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng,... Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời. Đọc đến đây, ta nhớ đến hai câu thơ của Huy Cận cũng có sức bao quát như thế:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

       Nhưng hai câu thơ của nhà thơ “Tràng giang” gợi nỗi rợn ngợp, bơ vơ thoáng chút thảng thốt, hãi hùng: mây liên tiếp nở bung ra “đùn núi bạc” như muốn phủ lấp tất thảy, cánh chim cô đơn mỏng manh như đang sa xuống mặt đất cùng ráng chiều. Còn ở đây, trong câu thơ Hữu Thỉnh, mặt đất êm đềm như dòng sông đang lắng mình suy tư; bầu trời cũng như nhỏ lại, ấm áp hơn theo nhịp vận động “vội vàng” của cánh chim chăm chỉ. Huống chi, trên nền trời ấy còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu" diệu kì như chiếc cầu vồng rực rỡ sắc màu. Hình ảnh ấy khiến lòng ta rung động, không phải là "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" hay "mây biếc về đâu bay gấp gấp" mà lại là "đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu". Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào "lớp lớp mây cao" được. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên "lớp lớp" sự vật được. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.

       Không chi cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần trong mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi”

      Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã "vơi dần trong mưa" trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

“Sấm cũng bớt bất ngờ

         Trên hàng cây đứng tuổi “…

       Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuồi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.

       Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi". Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bời một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời.

20 tháng 3 2022

tham khảo :
 

Bối cảnh ra đời của phong trào Cần Vương :

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt – Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc – một ông vua có tư tưởng thân Pháp – và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.