Hãy viết 1 bức thư kể về người hùng của em.
Ko copy trên internet
Ai nhanh thì mik tick 3 lần.
HELP ME
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dear Trang,
How are you? I was very happy when I got a letter from you. I am really happy that you spent a wonderful summer holiday in Sa Pa. And now, I would to tell you about my summer holiday. Last summer I visited Cua Lo beach with my parents. We went there by car. We stayed in Binh Minh hotel for a week.
In Cua Lo, we visited a lot of interesting places: Hon Ngu island, Nguyen Su Hoi temple. But the most exciting for me was visiting Hon Ngu island. It was fantas and roman.. Food in Cua Lo is extremely delicious. I especially felt excited with the courses from seafood such as “cua rang me, chao ngao or mam ruoc”
Cua Lo’s people are very friendly and warm. So, my parents and I felt happy very comfortable at home. Well, I told you everything about my holiday. Trang, what places do you want to visit on your next holiday? Why?
I hope to get the answer from you soon.
Best wishes
Bạn tham khảo nha
Dear Trang,
How are you? I was very happy when I got a letter from you. I am really happy that you spent a wonderful summer holiday in Sa Pa. And now, I would to tell you about my summer holiday. Last summer I visited Cua Lo beach with my parents. We went there by car. We stayed in Binh Minh hotel for a week.
In Cua Lo, we visited a lot of interesting places: Hon Ngu island, Nguyen Su Hoi temple. But the most exciting for me was visiting Hon Ngu island. It was fantas and roman.. Food in Cua Lo is extremely delicious. I especially felt excited with the courses from seafood such as “cua rang me, chao ngao or mam ruoc”
Cua Lo’s people are very friendly and warm. So, my parents and I felt happy very comfortable at home. Well, I told you everything about my holiday. Trang, what places do you want to visit on your next holiday? Why?
I hope to get the answer from you soon.
Best wishes
- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .
Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.
Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.
Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.
Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.
-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em
Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước
khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt
Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm,
tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội
TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan
dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân
mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung,
huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu
trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ
giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính
đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân
của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính
cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ
trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc.
Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng
Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo
xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15
tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung,
bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã
tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân
chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi
tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh
liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca
khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc
sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh
hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả
nước.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang "tuổi nhỏ chí lớn" của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa - những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám - ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ...
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ "không biết". Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính - chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ "Vừ A Dính" (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc "Vừ A Dính bất tử" (nhạc sĩ Tô Hợp) và "Vừ A Dính - người thiếu niên Anh hùng" (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng - Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Xin chào Sarah !
Bạn thế nào rồi ? Mình vẫn khỏe và bạn biết không , hôm nay mình viết thứ này cho bạn để kể cho bạn nghe về một vị anh hùng trẻ tuổi và rất tài cao ở Việt Nam , nhờ đây , bạn có cơ hội tìm hiểu thêm về Lịch Sử và con người Việt Nam . Và người tôi muốn kể chính là Anh Kim Đồng !
Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền , người dân tộc Nùng , quê ở thôn Nà Mạ , xã Xuân Hòa ( nay là xã Trường Hà ) . Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
* Bn có thể thay thế nội dung hoặc chuyển thành e-mail ha *
Em hãy viết một bức thư gửi cho bạn ở nước ngoài kế về vị anh hùng trẻ tuổi ở Việt Nam mà em biết ( viết bằng tiếng việt )
Việt Nam ngày 1/12/2018
Cháo các bạn , Sachi !
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là người hùng Harry Potter. Chắc hẳn các bạn ai cũng từng “điêu đứng” về chàng phù thủy này và với mình Harry thực sự trở thành một người hùng mà mình yêu thích.
Mình chia sẻ cho các bạn lý do vì sao Harry lại trở thành người hùng của mình và vì sao mình lại thích nhân vật này như vậy.
Harry là một người cực kỳ dũng cảm, trung thành, và vị tha.Cậu không thích bị coi là trung tâm của sự chú ý và bực tức với những người lợi dụng sự nổi tiếng ấy vì mục đích cá nhân. Cậu thông minh, có trực giác nhanh nhẹn, có khả năng làm chủ tâm trí tốt, đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý trong những lúc quyết định, những tình huống khó khăn. Nhìn chung cậu có thể duy trì tình trạng nhận thức và tuyệt đối đề phòng với bên ngoài trong mọi trường hợp nguy hiểm.
Harry cũng cho mình thầy khả năng kiềm chế nóng giận, không mất đi sự bình tĩnh và thể hiện sự vượt trội về pháp thuật trong những lúc khủng hoảng nhất. Cậu đã nhiều lần nhắc mọi người rằng một khi đã quyết định thì cậu sẽ tự nguyện kiên quyết làm đến cùng, mặc cho đó đã được dự tính trước là rất liều lĩnh. Ngay cả trong tính cách lãnh đạo cũng đã thể hiện điều đó: kiên trì, bền bỉ, không bao giờ nao núng.
Cậu có thể tự ra quyết định và tự tin về việc đó, mặc dù có thể đó là một sai lầm: bắt đầu từ phần bốn, một số người cho rằng việc cậu tự bỏ phiếu quán quân cho mình là một hành động "tự làm anh hùng". Rồi đến phần năm, vì quyết định sai lầm mà cậu bị bọn Tử thần Thực tử lợi dụng để lấy quả cầu tiên tri, gây ra một trận chiến khốc liệt.
Trong phần bảy, cậu bị phát hiện khi chạy trốn cũng vì đòn phép có hiệu quả nhưng lại đặc trưng cho cậu (Đòn phép Giải giới, Expelliarmus Spell) được tung ra khi chiến đấu. Hành động liều lĩnh đó đã phá hủy toàn bộ kế hoạch. Có thể đó không phải lỗi của cậu và tính quyết định cương quyết không phải điểm yếu nhưng bọn xấu đã biết lợi dụng điểm mạnh đó biến nó trở thành điểm yếu.
Trong một số trường hợp, Harry có thể trở nên vô cùng đáng sợ đối với những người như Gilderoy Lockhart, Mundungus Fletcher, Hermione Granger và Ron Weasley. Cậu có thể trở nên cực kỳ đáng sợ khi bị đẩy đến đỉnh điểm của sự tức giận hoặc sự phiền toái. Khi ở trong một tâm trạng xấu và khi tranh cãi, thậm chí người bạn thân nhất của Harry cũng phải cảnh giác với cậu, thường trả lời giọng nói giận dữ của cậu một cách bình tĩnh và xoa dịu. Người duy nhất không tỏ ra sợ hãi khi cậu giận dữ (trừ giáo viên và một số nhân vật có quyền khác trong truyện) là Ginny Weasley.
Một trong những sức mạnh lớn nhất của Harry Potter là tình yêu thương đối với mọi người mặc cho những khó khăn và thử thách. Cậu có khả năng lãnh đạo vốn có cùng với khả năng bình ổn và giảng dạy cho các bạn học
Cái mình thích ở Harry đó là bài học về tình yêu thương của những người thân trong gia đình dành cho nhau, tình yêu ấy luôn tồn tại trong trái tim, trong tâm hồn và cả trong máu thịt của mỗi người. Đó cũng có thể là bài học về tình bạn tri kỉ, tuy đôi lúc hiểu lầm nhau nhưng trong gian khó thì luôn gắn bó và đoàn kết, cùng nhau vượt qua bao hiểm nguy.
Là bài học về cách nhìn người, đôi khi họ trông giống kẻ ác, thích bắt nạt, hãm hại người khác nhưng biết đâu chừng phía sau vẻ độc ác ấy, sâu thẳm trong tâm hồn họ là một trái tim lương thiện và biết yêu thương...
Người bạn mới
No _ name
No _ name
Phần đầu thư:
- Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 17/10/2018 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2018”.
- Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người anh hùng nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ngài, tên người nhận, vị thần,...) kính yêu, đáng kính,… Ví dụ: Anh Đăm săn kính mến!
Phần nội dung thư:
- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu, biết bạn là ai. Ví dụ như:Em xin tự giới thiệu, em là Hoa Thiên Cốt – người thần tượng anh trong sử thi "Bài ca chàng Đăm Săn".
- Đi vào nội dung: Em cho người anh hùng biết vì sao em xem anh là người hùng của mình, những hành động, cử chỉ, đức tính, ... nào của anh mà em yêu thích, mến mộ. Em có ước nguyện, yêu cầu gì với người hùng? ...
Phần kết thúc:
- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với vị anh hùng, mong muốn vị anh hùng sớm hoàn thành ước nguyện cho mình và cho mọi người.
- Cuối thư có thể viết: Cô gái bé nhỏ, và ký tên.
Bạn tham khảo (mik cx tham khảo bài này vì mik cx sắp phải vt r)
Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.
Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.
Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.
Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài.
Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.
Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.
Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.
Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.
Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành.
Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi.
Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.
Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.
Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.
Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.
Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…
Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.
Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.
Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.
Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*
Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.
Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:
Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.
Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà mình giao cấu là trẻ em.
Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:
- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.
- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.
Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…
Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.
Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.
Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.
MB''Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sông giữa tình thương bạn bè''
Mỗi khi em nghe bài này long em lại nhớ đên một người bạn tất tốt của em.Hà là bạn của êm
TB:(tham khảo)
Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giật quần áo.
KB:
Tình bạn của chúng em là thế này.Mặc dù mới có quen nhau3 năm thôi mà chúng em rất quý mến nhau.Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.
cái này thì mình giở văn mẫu có đầy
ý mik muốn có là lập dàn ý chi tiết chứ không phải bài làm này
Bài làm
Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2018.
Loan thân mến !
Mình viết lá thư này để kể cho các bạn về một người anh hùng trong lòng mình.
Mình rất thích các phim cổ trang của Trung Quốc. Có lẽ do bố mình hay xem nên mình cũng xem cùng với bố. Các nhân vật anh hùng trong phim mà mình thấy thích nhất đó là nhân vật Võ Tòng trong phim truyện Thủy Hử.Nếu ai đã từng xem phim Thủy Hử hẳn không thể nào quên được hình ảnh người anh hùng Võ Tòng trung nghĩa, khí tiết. Và với mình cũng thế. Nhân vật Võ Tòng trở thành người hùng trong lòng mình từ nghị lực vươn lên, trọng tình trọng nghĩa, dám hi sinh vì tất cả.Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Võ Tòng được anh trai là Võ Đại Lang nuôi dưỡng. Tình cảm của anh em họ đã không ít lần lấy đi nước mắt của mình bởi tình huynh đệ vô bờ bến. Mình luôn ngưỡng mộ tình cảm anh em của họ để thấy rằng tình cảm gia đình quý như thế nào.Về cá nhân của Võ Tòng, từ nhỏ đã chịu biết bao tủi nhục nhưng ông một lòng muốn trở thành bậc nam nhi mạnh mẽ, thề sẽ đánh bại tất cả những kẻ nào cậy mạnh hiếp yếu.Võ Tòng vốn là người hiếu đễ, học được tuyệt kỹ nghề văn võ, muốn báo đáp quốc gia. Tuy Võ Tòng không phải là nho sinh, nhưng tính cách trung hậu, đối với huynh trưởng, với Tống Giang, với vợ chồng Tôn Nhị Nương, đối với bằng hữu xung quanh đều trung nghĩa vẹn toàn. Chỉ cần người nào tốt với mình, thì ông đều dốc sức báo đáp. Ví dụ ở phủ Trương Đô Giám, cũng có nhớ thương Ngọc Lan.Cuộc đời Võ Tòng gian khổ, từ nhỏ đã long đong lận đận, hầu như chẳng lúc nào được bình yên hưởng vui thú của kiếp người. Đời ông là chuỗi dài bất tận của nỗi cô đơn, đối diện với hiểm ác, dấn thân vào tử địa, chỉ biết duy nhất lấy rượu bầu bạn, giải sầu. Gian nguy, hiểm ác, kiếp nạn trùng trùng không khuất phục được người anh hùng đánh hổ. Trái lại, đã hun đúc ra người anh hùng trung hậu với bề trên, hiếu đễ với huynh trưởng, xả thân vì nghĩa, sẵn sàng vào sinh ra tử vì bằng hữu, đó chính là khí phách anh hùng.Trong phim, khi Tống Giang quy thuận triều đình, Võ Tòng dù không muốn nhưng vẫn theo đi đánh dẹp Phương Lạp. Võ Tòng cùng với Lỗ Trí Thâm đã cùng nhau sau này sẽ quy ẩn. Trong trận đánh tại Mục Châu, Võ Tòng bị Phương Lạp đâm giáo một cánh tay vào cột. Tuy nhiên, trong lúc đau đớn nhất ông đã tự tay chém đứt cánh tay của mình và một tay đánh Phương Lạp và bắt sống được Phương Lạp giao nộp cho triều đình, kết thúc một trận đấu đầy nước mắt của nghĩa quân Lương Sơn Bạc.Sau khi thắng trận, Võ Tòng không trở về kinh nhận chức mà xuất gia tại tháp Lục Hòa, Hàng Châu, được phong Tĩnh Trung thiền sư và thọ 80 tuổi.Nếu ai đã từng xem phim Thủy Hử sẽ có cảm giác giống mình, cái tên Hành Giả Võ Tòng ban đầu chỉ là “màn kịch” trốn khỏi quan công nhưng say này dã ứng với với vận mệnh Võ Tòng. Đời ông là chuỗi dài bất tận của nỗi cô đơn, đối diện với hiểm ác, dấn thân vào tử địa, chỉ biết duy nhất lấy rượu bầu bạn, giải sầu. Nếm trải hết thế sự đổi thay, trải qua hết lòng người gian hiểm, nếm hết những nóng lạnh chốn nhân gian, nhìn thấu cõi hồng trần luẩn quẩn trong tranh tranh đấu đấu, giam hãm trong danh-lợi-tình.Ở cuộc sống hiện nay, mình luôn mong có thể giống được như Võ Tòng, không cần giỏi võ nhưng vẫn có thể hi sinh cho bạn bè, cho gia đình, đặc biệt là tình cảm anh em.
Mình mong các bạn cũng có hình tượng anh hùng của mình và hãy coi đó là một bức họa cuộc đời để chúng ta có thể học theo một phần nào đó.
Bạn của bạn
Quỳnh
Vũ Thị Như Quỳnh
# Chúc bạn học tốt #
Bắc hải, ngày 26 tháng 11 năm 2018
Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.
Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.
Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.
Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài.
Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.
Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.
Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.
Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.
Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành.
Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi.
Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.
Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.
Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.
Xin chào hẹn gặp lại!
Phạm Thị Minh Phượng