K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)                                                                   Đại chiến liên thiên hà       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó có nghĩa là:Rất có thể chúng...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)

                                                                   Đại chiến liên thiên hà

       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó có nghĩa là:Rất có thể chúng ta sẽ không còn nhìn thấy các thiên hà này nữa trong tương lai do ánh sáng phát ra từ chúng sẽ không bao giờ có thể đến được với Trái Đất.Và nếu như điều này đang khiến các bạn cảm thấy băn khoăn vì nó vi phạm một trong những định luật cơ bản của Vật lí rằng:Không gì có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì cũng.......không hẳn.Bởi trong khi bản thân các thiên hà không thể tự di chuyển nhanh hơn ánh sáng.Vũ trụ, chính xác hơn thì là bản thân không gian của vũ trụ dang liên tục giãn ra với vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng, từ đó đẩy các thiên hà trong vũ trụ rời xa nhau.

       Quay trở lại với các thiên hà.Trong khi phần lớn đang ngày càng rời xa nhau thì Milky Way - thiên hà nhà của chúng ta và Andromeda - một thiên hà hàng xóm lại đang ngày một tiến sát lại với nhau với vận tốc khoảng 110 km/giây và được dự báo là sẽ "húc" nhau sau chỉ 4 tỉ năm nữa, tạo ra một trong những vụ nổ có sức công phá khủng khiếp nhất mà vũ trụ từng biết tới, hủy diệt hoàn toàn sự sống(nếu vẫn còn tồn tại trên cả hai thiên hà).Khoan!!!!!!!Trên thực tế, về cơ bản thì cái sự hòa nhập kiêm hòa tan của hai thiên hà kể trên sẽ....khá là yên bình hay có thể gọi là một sự sát nhập không đổ máu.Theo đó, sự va chạm của hai ngôi sao với nhau trong cuộc hợp nhất này được cho là hiếm hay gần như không có khả năng xảy ra!Bởi dẫu số lượng sao thành viên tới từ hai thiên hà lên tới một nghìn ba trăm tỉ với khoảng một nghìn tỉ tới từ Andromeda và ba trăm tỉ tới từ dòng sông sữa Milky Way.Thế nhưng, khoảng cách giữa chúng cũng là vô cùng lớn.Lấy ví dụ như ngôi sao gần chúng ta nhất - Proxima Centauri, nằm cách Mặt Trời tận...4,2 năm ánh sáng.Để cho các bạn dễ hình dung thì nếu Mặt Trời có kích thước bằng một quả bóng bàn thì Proxima Centauri sẽ cách quả bóng bàn ấy khoảng 1.100 km!!!Và khi đó, đường kính của Milky Way sẽ xấp xỉ 30 triệu km.Và dẫu mật độ của những quả bóng bàn có tăng lên tại trung tâm các thiên hà, thế nhưng, việc hai quả bóng bàn cách nhau trung bình 3,2 km hay hai ngôi sao với khoảng cách trung bình 160 tỉ km va chạm, nó gần như là..bất khả thi.Tất nhiên, yên bình bao giờ cũng chỉ là một phần của bức tranh.Dẫu không bị hủy diệt bởi sự va chạm trực tiếp, vô số ngôi sao sẽ bị bắn ra khỏi siêu thiên hà vừa được hình thành trong quá trình "quần" nhau kéo dài hàng triệu năm của hai siêu hố đen trước khi chúng hợp nhất, tạo thành một chuẩn tinh hay một nhân thiên hà hoạt động, và giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ, tương đương với khoảng 100 triệu vụ nổ siêu tân tinh.

     Xin được cung cấp thêm một số thông tin thú vị khác:Đó là trong suốt quá trình mà thiên hà nhà ta và anh chàng hàng xóm làm "chuyện ấy', sẽ có một thanh niên mang tên Triangulum Galaxy đứng hóng từ đầu đến đuôi và được dự báo là sẽ có khả năng tiếp tục làm "chuyện ấy" với thiên hà mới được hình thành có tên Milkomeda hay Milkdromeda.(Lên Wikipedia để được minh họa cụ thể bằng một video cho dễ hiểu nhé!!!)

                                                                                                  ~Trích " Vfacts " (youtube)~

 

(Very dài=))))))Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!!)

 

1
16 tháng 4 2022

Hay phết.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)                                                  Một vụ va chạm trong tương laiHầu hết các thiên hà đang di chuyển ra xa khỏi các thiên hà khác.Tuy nhiên, một tin buồn cho Ngân Hà của chúng ta là nó có thể sẽ va chạm với thiên hà ăn thịt khét tiếng Andromeda.Khoảng cách giữa hai thiên hà đang được thu hẹp khi cả hai đang duy chuyển hướng về phía nhau...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)

                                                  Một vụ va chạm trong tương lai

Hầu hết các thiên hà đang di chuyển ra xa khỏi các thiên hà khác.Tuy nhiên, một tin buồn cho Ngân Hà của chúng ta là nó có thể sẽ va chạm với thiên hà ăn thịt khét tiếng Andromeda.Khoảng cách giữa hai thiên hà đang được thu hẹp khi cả hai đang duy chuyển hướng về phía nhau với vận tốc khoảng 430 000 km/giờ.Tuy nhiên, bạn cứ thoải mái đi!Vì phải từ hai đến ba tỉ năm nữa thì chúng mới va chạm vào nhau và sau đó phải mất thêm một tỉ năm nữa thì chúng mới kết hợp với nhau tạo thành một thiên hà elip khổng lồ.

                                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

(Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!)

1
1 tháng 1 2019

Có mik thì rất thích n chuyện về vũ trụ và các hành tinh nên lần sau cứ đang nữa nha bn

 Còn mn thì có thích ko?

  Mik mong là mn thích.

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 3:Ăn thịt)                                                          Những kẻ ăn thịt đồng loạiCác thiên hà thường xuyên va chạm với nhau trong vũ trụ.Qua hàng triệu năm, hai thiên hà có kích cỡ tương đương nhau, có thể sát nhập vào nhau để tạo thành một thiên hà mới.Đôi khi cũng có chuyện một thiên hà lớn nuốt chửng một thiên hà nhỏ hơn.Thiên hà láng...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 3:Ăn thịt)

                                                          Những kẻ ăn thịt đồng loại

Các thiên hà thường xuyên va chạm với nhau trong vũ trụ.Qua hàng triệu năm, hai thiên hà có kích cỡ tương đương nhau, có thể sát nhập vào nhau để tạo thành một thiên hà mới.Đôi khi cũng có chuyện một thiên hà lớn nuốt chửng một thiên hà nhỏ hơn.Thiên hà láng giềng của Ngân Hà - Thiên hà Andromeda hay Thiên hà Tiên Nữ(M31), là một kẻ ăn thịt khét tiếng.Các nhà khoa học đã quan sát được quá trình thiên hà này đang nuốt chửng các thiên hà lùn khác khi mà lực hấp dẫn rất lớn từ nó đã kéo các thiên hà nhỏ hơn về phía nó.

                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

(Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!!)

4
18 tháng 11 2018

Ô giờ mới biết thiên hà lớn ăn thịt thiên hà lùn đó. Thanks nhiều vì đã cho mình biết nha!

18 tháng 11 2018

ai xoạc nào

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ...
Đọc tiếp

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28 tỷ parsec (91 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn.Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ. Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và, dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trờinằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụcho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu. Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ cũng tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến hay là vật chất tối.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm..

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có nhiều giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau.

Mỏi quá !

0
Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.Va chạm...
Đọc tiếp

Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà là một sự va chạm thiên hà được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 4 tỉ năm nữa giữa hai thiên hà lớn nhất trong Nhóm Địa phương—Ngân Hà (chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta) và thiên hà Tiên Nữ. Tuy nhiên, các ngôi sao trong hai thiên hà này cách xa nhau đến mức rất ít khả năng bất kì hai ngôi sao nào sẽ va chạm với nhau.

Va chạm sao
Mặc dù thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà chứa lần lượt khoảng 1 nghìn tỉ (1012) và 300 tỉ (3×1011) ngôi sao, khả năng thậm chí chỉ 2 ngôi sao va chạm với nhau là không đáng kể do khoảng cách khổng lồ giữa chúng. Lấy ví dụ, ngôi sao nằm gần Mặt Trời nhất là Proxima Centauri, cách khoảng 4,2 năm ánh sáng (4,0×1013 km; 2,5×1013 mi) hay 30 triệu (3×107) lần đường kính Mặt Trời. Nếu Mặt Trời là một quả bóng bàn, Proxima Centauri sẽ tương đương với một hạt đậu ở cách xa khoảng 1.100 km (680 mi), và Ngân Hà thì sẽ rộng khoảng 30 triệu km (19 triệu mi). Mật độ sao ở càng gần trung tâm thiên hà thì càng dày đặc hơn nhưng khoảng cách trung bình giữa các ngôi sao vẫn là 160 tỉ (1.6×1011) km (100 tỉ mi), tức là tương đương với một quả bóng bàn trên mỗi 3,2 km (2,0 mi). Do đó, rất ít khả năng bất cứ 2 ngôi sao nào nằm trong hai thiên hà sẽ va chạm với nhau.

Va chạm lỗ đen
Cả Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ đều có một lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm, bao gồm Sagittarius A* (có khối lượng gấp 3,6 × 106 lần Mặt Trời) và một vật thể nằm ở tâm thiên hà Tiên Nữ có khối lượng gấp 1-2 × 108 Mặt Trời. Hai lỗ đen này sẽ đồng quy ở gần trung tâm của thiên hà mới được tạo thành. Lỗ đen mới có thể sẽ tạo ra một chuẩn tinh hoặc một nhân thiên hà hoạt động. Năm 2006, các mô phỏng cho thấy Trái Đất sẽ bị kéo lại gần trung tâm của thiên hà mới cũng như một trong hai lỗ đen trước khi bị văng hoàn toàn ra khỏi thiên hà.

Khả năng

Dựa trên dữ liệu của Kính viễn vọng Không gian Hubble, Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ được dự đoán là sẽ va chạm với nhau trong vòng 3,75 tỉ năm nữa.
Thiên hà Tiên Nữ đang tới gần Ngân Hà với vận tốc khoảng 110 kilômét một giây (68 mi/s). Cho đến năm 2012 vẫn chưa có cách nào để biết chắc chắn được rằng vụ va chạm có xảy ra hay không. Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng điều đó là chắc chắn sau khi theo dõi chuyển động của thiên hà Tiên Nữ bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble từ năm 2002 đến năm 2012.

Những sự va chạm như vậy xảy ra một cách tương đối phổ biến. Chính thiên hà Tiên Nữ được cho là đã từng va chạm với ít nhất một thiên hà khác trong quá khứ, và một số thiên hà lùn như SagDEG cũng đang va chạm và hợp nhất với Ngân Hà.

Các nghiên cứu này còn cho thấy rằng M33, hay thiên hà Tam Giác – thiên hà lớn và sáng thứ ba trong Nhóm Địa phương – cũng sẽ tham gia vào sự kiện này. Nhiều khả năng nó sẽ trở thành vệ tinh của thiên hà mới do vụ va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà tạo ra, và cuối cùng sẽ tiếp tục hợp nhất với thiên hà đó. Nhưng cũng có khả năng thiên hà Tam Giác sẽ va chạm với Ngân Hà trước, hoặc thậm chí là bị văng ra khỏi Nhóm Địa phương.

Số phận của Hệ Mặt Trời
Dựa trên những tính toán của mình về vận tốc di chuyển của thiên hà Tiên Nữ, hai nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard–Smithsonian đã đưa ra dự đoán rằng có 50% khả năng khoảng cách từ Hệ Mặt Trời đến trung tâm thiên hà sẽ bị đẩy ra xa gấp 3 lần hiện tại, đồng thời có 12% khả năng Hệ Mặt Trời sẽ bị văng ra khỏi thiên hà mới, tuy điều đó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến Hệ Mặt Trời và rất ít khả năng Mặt Trời và các hành tinh sẽ bị chấn động.

Nếu không có sự can thiệp nào, tại thời điểm hai thiên hà va chạm với nhau bề mặt của Trái Đất sẽ đã trở nên quá nóng để nước tồn tại ở dạng lỏng, do đó trên hành tinh của chúng ta sẽ không còn sự sống. Điều này được dự đoán là sẽ xảy ra trong vòng khoảng 3,75 tỉ năm nữa do độ sáng ngày càng cao của Mặt Trời (ở thời điểm đó Mặt Trời sẽ sáng hơn 35–40% so với hiện tại).

Những sự kiện sao có thể xảy ra
Khi hai thiên hà xoáy ốc va chạm với nhau, khí hiđrô tồn tại trong đĩa của chúng sẽ bị nén lại, khiến các sao mới được hình thành một cách mạnh mẽ như những gì đang diễn ra đối với các thiên hà Antennae. Trong trường hợp của thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà, lượng khí còn lại trong đĩa của chúng được cho là sẽ còn rất ít, do đó sự hình thành sao mới sẽ yếu hơn một cách tương đối, mặc dù vẫn có thể đủ để hình thành một chuẩn tinh.

Kết quả
Thiên hà mới do vụ va chạm tạo ra được đặt biệt danh là Milkomeda hay Milkdromeda. Dựa trên các mô phỏng, vật thể này sẽ trông giống như một thiên hà elip khổng lồ có mật độ sao ở trung tâm thấp hơn thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà. Cũng có khả năng thiên hà mới sẽ có dạng đĩa.

Trong tương lai xa, các thiên hà còn lại trong Nhóm Địa phương sẽ hợp nhất với vật thể này, bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của nhóm thiên hà của chúng ta.

Nguồn: Internet

0
Vũ trụ sinh ra từ đâu?Theo các nhà khoa học, vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn (big bang) và vẫn đang không ngừng nở ra, mở rộng thêm. Có sinh ắt có tử, liệu vũ trụ có ngày diệt vong? Cho đến nay, số phận của vũ trụ vẫn là câu đố chưa lời giải.Con người chưa thể đưa ra sự phỏng đoán chính xác về định luật vạn vật hấp dẫn và sự mở rộng của vũ trụ. Kết quả quan trắc từ...
Đọc tiếp

Vũ trụ sinh ra từ đâu?

Theo các nhà khoa học, vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn (big bang) và vẫn đang không ngừng nở ra, mở rộng thêm. Có sinh ắt có tử, liệu vũ trụ có ngày diệt vong? Cho đến nay, số phận của vũ trụ vẫn là câu đố chưa lời giải.

Con người chưa thể đưa ra sự phỏng đoán chính xác về định luật vạn vật hấp dẫn và sự mở rộng của vũ trụ. Kết quả quan trắc từ các nhà thiên văn học còn tồn tại rất nhiều điểm chưa xác định.

Theo các nhà khoa học, những điểm chưa xác định đó liên quan đến lý thuyết về sự giãn nở. Theo lý thuyết này, vũ trụ bắt đầu từ không gian rỗng như một quả bong bóng. Trong không gian rỗng đó, tốc độ giãn nở lúc đầu của vũ trụ còn lớn hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều.

Sau khi kết thúc quá trình giãn nở, nguồn năng lượng cuối cùng làm nở vũ trụ vẫn chưa cạn kiệt. Nó có thể vẫn đang tồn tại trong vũ trụ, ẩn mình trong không gian và tiếp tục âm thầm mở rộng vũ trụ thêm nữa.

Để chứng thực cho lập luận này, các nhà khoa học đã nhiều lần tiến hành quan trắc các hành tinh đang cháy sáng trong hệ ngân hà. Qua những lần quan trắc này, họ nhận thấy nguồn năng lượng gây giãn nở vũ trụ có khả năng vẫn đang tồn tại, âm thầm phát huy tác dụng. Điều đó có nghĩa vũ trụ tiếp tục được mở rộng.

3
20 tháng 1 2019

💖 💖 💖 💖 💖 💖 💖 💖 💖 💖 💖

22 tháng 1 2019

bt là vũ trụ sinh ra từ vụ nổ big bang rồi nhưng cái mà các nhà thiên văn học đag tìm hiểu là vì sao lại cs vụ nổ big bang và nguyên nhân gây ra vụ nổ đó ?

30 tháng 4 2022

A

30 tháng 4 2022

A

27 tháng 1 2023

A

3 tháng 3 2017

Đáp án D

10 tháng 11 2021

A

10 tháng 11 2021

d