K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Các từ láy là : loắt choắt, xinh xinh,thoăn thoắt, nghênh nghênh

21 tháng 11 2018

Bài 4 nè bạn :))

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng  sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm ! 

21 tháng 8 2017

a. Các từ tượng hình trong đoạn thơ:

- loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

24 tháng 7 2021

câu 1 : PTBĐ : miêu tả

câu 2 : các từ láy của đoạn thơ trên là :

+ Loắt choắt 

+ xinh xinh

+ thoăn thoắt\

+ nghênh nghênh

câu 3

hình ảnh con đường vàng mang đến 3 ý nghĩa 

+ ý nghĩa thứ nhất là nói về con đường lúa 

+ ý nghĩa thứ hai là nói về một con đường đầy nắng

+ và ý nghĩa thứ 3 là nói về con đường cách mạng đầy tự hào của lượm

câu 4 

vì tác giả muốn thể hiện rằng Lượm chưa chết mà chú bé dũng cảm , hoạt bát đó sẽ sống mãi trong tim của chúng ta .

1-so sánh

2-loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghênh nghêng

giúp ta thấy lượm rất nhanh nhẹn,thoăn thoắt

3-Có nghĩa là đồng lúa,quê hương nước ta

4-muốn cho ta hiểu lượm sống mãi trong trái tim của nhân dân,tổ quốc

25 tháng 10 2021

- Nhịp thơ : 2/2 (Chú bé/loắt choắt, ....)

- Vần : vần liền (Chú bé loắt choắt, ....) và vần cách (Chú bé loắt choắt .... Cái chân thoắn thoắt ...)

Chúc bn học tốt!!

13 tháng 3 2021

Tham khảo nha

chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

13 tháng 3 2021

mạng đúng ko mik tìm thấy cái giống zậy rùi đó

Phần I.Cho đoạn thơ sau:Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng(Ngữ văn 6- tập 2)Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 2. Đoạn thơ miêu tả nhân vật nào? Ghi lại các chi tiết miêu tả nhân vật đó ở từng phương diện: hình...
Đọc tiếp

Phần I.

Cho đoạn thơ sau:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

(Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Đoạn thơ miêu tả nhân vật nào? Ghi lại các chi tiết miêu tả nhân vật đó ở từng phương diện: hình dáng, trang phục, cử chỉ và hoạt động. Các chi tiết miêu tả về từng phương diện trên đã tạo nên ấn tượng chung về nhân vật như thế nào?

Câu 3. Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ trên. Việc lặp lại đoạn thơ trên ở kết bài có tác dụng gì?

Câu 4. Trong đoạn thơ có hình ảnh so sánh nào? Nêu giá trị của hình ảnh so sánh đó.

Câu 5. Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về sự hi sinh của nhân vật chú bé trong văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là và 1 phép so sánh. Gạch chân và chú thích rõ.

1
13 tháng 7 2021

Câu 1: Trích: Lượm - Tác giả: Tố Hữu

Thể thơ: bốn chữ

Phương thức biểu đạt: Miêu tả

Câu 2: Đoạn thơ miêu tả chú bé Lượm

- Hình dáng: loắt choắt, thoăn thoắt như con chim chích 

- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh 

- Hoạt động: mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng

Câu 3: Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Tác dụng: khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi.

Câu 4: Phép so sánh: "như con chim chích ..."

Giá trị: khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.

Câu 5: Tham khảo

 "Lượm" là một trong những bài thơ hay của nhà văn Tố Hữu được đông đảo thế hệ học sinh yêu thích (Câu trần thuật). Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ kể về cuộc đời cách mạng của Lượm. Chú bé Lượm hiện lên thật ngây thơ, tinh nghịch, hăng hái. Lượm là chú bé liên lạc trên chiến trường đầy nguy hiểm, cạm bẫy luôn rình rập cậu. Nhưng vì lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình Lượm đã xuất sắc hoàn thành những nhiệm vụ được giao.Trong một lần đi giao thư "Thượng khẩn" Lượm đã hy sinh, chú bé ngã xuống ngay trên cánh đồng quê hương và cánh đồng như ôm Lượm vào lòng (So sánh). Tuy Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của chú còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng thể thơ bốn chữ, kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh chú bé Lượm. Tấm gương dũng cảm và lòng yêu nước của Lượm đáng để mọi người noi theo.

6 tháng 1 2022

phép so sánh là 

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Em tham khảo :

Những khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” đã cho em nhiều cảm nhận về Lượm, chú bé liên lạc ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Lượm và nhà thơ gặp gỡ rất tình cờ, ngắn ngủi nhưng hình ảnh của Lượm đã in đậm trong tâm trí nhà thơ. Lượm là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu. Các từ láy được sử dụng liên tiếp: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh rất giàu sức gời hình, thể hiện nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, đáng yêu, nhanh nhẹn của Lượm. Lượm còn rất hồn nhiên, tinh nghịch, vui tươi: “Ca lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang”. Hình ảnh so sánh Lượm như con chim chích đã cho ta thấy rõ sự nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nhí nhảnh, đáng yêu của Lượm. Lượm thật hăng hái, say mê, yêu thích công việc kháng chiến, thích ở đồn Mang Cá hơn ở nhà khiến ta cảm phục Lượm. Lượm thật đáng yêu, luôn tươi cười, vui vẻ, hồn nhiên. Tác giả vô cùng yêu mến, ngợi ca về Lượm. Em cũng rất yêu quý, khâm phục, ngợi ca và ấn tượng về Lượm.

Phó từ : đã, rất

Câu trần thuật đơn có từ "là":  Lượm là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu.