Lực là gì? Nêu kết quả của tác dụng lực. Thế nào là 2 lực cân bằng? Cho ví dụ.
Ai làm đc thì mk tick cho(nhanh hay chậm cũng đc).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác dụng kéo, đẩy, ... của vật này lên vật khác gọi là lực
VD : Dùng tay kéo ghế ra ngoài
b ) 2 lực cân bằng là : Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều nhau, và cùng tác dụng lên 1 vật
VD : Quyển sách nằm yên trên bàn
c ) Kết quả tác dụng lực có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng
Có 3 trường hợp :
Biến đổi chuyển động ( VD ) : Xe buýt rời bến, xe xuống dốc, ...
Biến dạng ( VD ) : Kéo dãn cái lò xo, kéo dây cao su giãn ra, ...
Biến dạng và biến đổi chuyển động ( VD ) : Cầu thủ đá quả bóng lăn trên sân
-Lực tác động vào vật có thể khiến cho vật biến đổi chuyển đổi chuyển động hoặc biến dạng hoặc cả hai trường hợp.
-2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau,cùng phương nhưng ngược chiều,tác dụng vào cùng 1 vật.
1. Để đo độ dài ta dùng thước, có nhiều loại thước như thước cuộn, thước kẻ, thước dây... tùy vào mục đích sử dụng và độ dài vật cần đo mà ta sử dụng loại thước thích hợp.
1. Để đo độ dài ta dùng thước.
Để đo thể tích chất lỏng thì ta sử dụng bình chia độ.
Để đo khối lượng ta sử dụng cân.
Để đo lực ta sử dụng lực kế.
Câu 2:
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
Câu 3:
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
Phương và chiều của trọng lực:
+Phương: thẳng đứng
+Chiều: hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)
Câu 4:
- Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị tác dụng môt lực vào vật đó.
Đặc điểm:
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vất tiếp xúc với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 5:
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1 m3) chất đó
\(D=\dfrac{m}{V}\)
Trong đó:
D là khối lượng riêng ( kg/m3)
m là khối lượng (kg)
V là thể tích (m3)
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó
\(d=\dfrac{P}{V}\)
Trong đó:
d là trọng lượng riêng ( N/m3)
P là trọng lượng (N)
V là thể tích (m3)
Câu 6:
Máy cơ đơn giản thường dùng:
* Ròng rọc
Công dụng:
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).
* Đòn bẩy
Công dụng: làm thay đổi hướng của lực vào vật
* Mặt phẳng nghiêng
Công dụng: giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật
- Thế nào là hai lực cân bằng. Cho ví dụ
Hai lực cân bằng: là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương ngược chiều, cùng tác dụng lên 1 vật.
VD: Khi chơi kéo co, 2 đội tác dụng lên dây thừng 1 lực như nhau, nhưng khác chiều và cùng phương nằm ngang.
- Nêu tác dụng của 2 lực cân bằng khi vật đang đứng yên hoặc chuyển động.
Chuyển động: tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Đứng yên: tiếp tục đứng yên.
- Quán tính là gì? Cho ví dụ
QUán tính: tính chất giữ nguyên chuyển động của một vật khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động nếu có lực tác dụng.
VD: Hành khách trên xe ngồi yên, xe phanh gấp do quán tính nên lao về phía trước.
- Giải thích vì sao khi nhảy từ trên bậc cao xuống chân phải khuỵu lại?
Để tránh ngã chúi về phía trước do lực quán tính gây ra khi ta nhảy xuống.
THAM KHẢO:
- Vì sao lưỡi cuốc xẻng, đầu dao khi lỏng người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
Khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán thì ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán xuống sân. Khi đó, cả cán và lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa đều chuyển động nhưng cán lại thay đổi vận tốc đột ngột. Do quán tính, lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa chưa kịp dừng lại cùng với cán nên chuyển động xuống phía dưới khiến chúng chặt hơn.
- Khi ô tô đột ngột rẽ trái hành khách trên xe lại nghiêng sang phải.
Do lực quán tính gây ra khi xe phanh gấp.
Câu 1
_Đơn vị đo độ dài hợp pháp cùa nước ta là: mét
_Các dụng cụ đo độ dài mà em biết là:thước mét,thước cuộn,thước dây,thước kẻ
Câu 2
_Thả chìm vật đó vào chất lỏng đụng trong bình chia độ.Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật
Câu 3:
a)Con số đó chỉ khối lượng của xi măng đựng trong túi
b)Bao xi măng có trọng lực là: 500 N
Câu 4
a)Trọng lực là lực hút của Trái Đất
b)Quả cầu chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo,lực hút của Trái Đất.
Phương của cả hai lực đó là phương thẳng đứng
Câu 5
a)Khi chơi bóng chày, 1 bạn ném quả bóng chày và tác dụng 1 lực đẩy lên quả bóng làm quả bóng bay về phía bạn kia .Khi quả bóng tới chỗ bạn kia,bạn kia dùng gậy đánh vào quả bóng và tác dụng 1 lục đẩy vào quả bóng làm quả bóng biến đổi chuyển động và bay ra xa.
b)Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên gọi là 2 lực cân bằng
Có 2 đội chơi kéo co.Khi trọng tài thổi còi thì cả hai đội đều ra sức kéo sợi dây về phía mình mà dây vẫn không di chuyển.Lực mà 2 đội tác dụng vào sợi dây là 2 lực cân bằng
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều , tác dụng vào cùng một vật
VD : Hai đội A và B chơi kéo co nếu dây vẫn đứng yên thì lực do đội A và đội B cùng tác động lên đây là hai lực cân bằng
Câu 1:*) Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này theo thời gian so với vật khác.
*) Ví dụ cho vật có thể là chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác:
+ Người không di chuyển so với chiếc xe chạy trên đường ray nhưng lại di chuyển so với cái cây bên đường.
Câu 2: *)Công thức tính vận tốc là: \(V=\frac{S}{t}\)
Trong đó: \(V\) là vận tốc.
\(S\) là quãng đường đi được.
\(t\) là thời gian đi được.
*) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 3: *) Chuyển động đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
*) Chuyển động không đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
*) Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là:
\(V_{TB}=\frac{S_1+S_2+S_3+...+S_n}{t_1+t_2+t_3+...+t_n}\)
Câu 4: *)Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
*) Đặc điểm của lực là: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật (Cái này mình không chắc do mình nghĩ cần nói rõ là lực nào chứ)
*) Người ta biểu diễn lực bằng 3 bước:
+ Xác định gốc mũi tên chỉ điểm đặt của vật.
+ Xác định phương và chiều mũi tên chỉ phương và chiều của lực.
+ Xác định được độ dài của mũi tên vẽ theo một tỉ lệ xích cho trước chỉ cường độ của lực \(\overrightarrow{F}\)
Bài 5: *) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
*) 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật đứng yên thì nó sẽ tiếp tục đứng yên và đang chuyển động sec tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Bài 5: *)Lực ma sát xuất hiện khi xuất vật này chuyển động trên bề mặt vật khác và cản trở lại chuyển động.
*)Giảm lực ma sát:
- Làm nhẵn bề mặt của vật
- Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt
- Chuyển lực MS trượt thành lực MS lăn
- Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc
+ Muốn tăng lực ma sát thì:
- tăng độ nhám.
- tăng khối lượng vật
- tăng độ dốc.
Bài 7: *) Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
*) Áp lực phụ thuộc vào áp lực và diện tích mặt bị ép.
*) Kết quả tác dụng của áp lực cho biết:
+ Tác dụng của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn
+ Tác dụng của áp suất càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn thì áp suất càng nhỏ.
*) Công thức tính áp suất của chất rắn là: \(p=\frac{F}{S}\)
Trong đó: \(p\) là áp suất.
\(F\) là áp lực.
\(S\) là diện tích mặt bị ép
*) Công thức tính áp suất của chất lỏng là: \(p=d.h\)
Trong đó:
\(p\) là áp suất.
\(d\) là trọng lượng riêng của chất lỏng.
\(h\) là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất.
Bài 8: Tóm tắt
\(S_{AB}=24km\)
\(V_1=45km\)/\(h\)
\(V_2=36km\)/\(h\)
____________
a) 2 xe có gặp nhau không?
b) \(t=?\)
c) \(S_{AC}=?\)
Giải
a) 2 xe trên sẽ gặp nhau do người đi từ A có độ lớn vận tốc hơn người đi từ B.
b) Gọi C là điểm gặp nhau của 2 người.
t là thời gian 2 người sẽ gặp nhau.
Ta có: \(S_{AC}-S_{BC}=S_{AB}\Rightarrow V_1.t-V_2.t=24\Rightarrow t\left(45-36\right)=24\Rightarrow t=\frac{8}{3}\left(h\right)\)
c) Điểm 2 người gặp nhau cách điểm A là: \(S_{AB}=45.\frac{8}{3}=120\left(km\right)\)
-khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
+Đơn vị thường dùng là kg.
+Kí hiệu: m.
+Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là :cân.
-Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
+kí hiệu:F
+2 lực cân bằng là 2 lực có cùng phương nhưng ngược chiều,có cường độ bằng nhau và cùng tác dụng lên 1 vật
-kết quả của tác dụng lực cho vật:làm cho vật bị biến dạng,biết đổi chuyển động hoặc cả hai.
vd: chiếc xe đang chạy đột nhiên dừng lại,quả bóng đập vào tường rồi nảy ra.
-Dụng cụ dùng để đo lực là: lực kế
+các bước dùng lực kế để đo lực là:
Bước 1: ước lượng trọng lượng của vật để chon lực kế phù hợp
Bước 2: Xác định GHĐ và ĐCNN của lực kế đã chọn
Bước 3 : điều chỉnh số 0
Bước 4:cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương thẳng đứng
Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất
-Khối lượng riêng của một chât là khối lượng của 1 mét khối chất đó
+Công thức: D=m/V D: khối lượng riêng
m:khối lượng
V:thể tích
-Các loại máy cơ đơn giản là:
+Mặt phẳng ngiêng .vd:cầu thang,đê,dốc,...
+Đòn bẩy. vd:bập bênh,cầu vọt,....
+Ròng rọc. vd:palăng,.....
-khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực ít nhất bằng so với trọng lực của vật
1. Lực là gì? Cho ví dụ
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
2. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay
Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó, tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai.
Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động howacj biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Ví dụ:- Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.
- Lực làm vật biến dạng:
+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
- Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+ Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động
2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật
vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng