Vì sao Tấm đến được lễ hội?(ÔNG BỤT ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TẤM ĐẾN ĐƯỢC LỄ HỘI)
TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ NÊU BÀI HỌC Ý NGHĨA GIÁO DỤC.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì Tấm hiền lành, ngoan ngoãn nên được ông bụt giúp đỡ
Bài học ý nghĩa: Ở hiền sẽ gặp lành
Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked,offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.
Chúc bạn học tốt!!
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
TRẢ LỜI:
Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong thời vua Hùng. ... Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
@CaNdYcAnDy_:33
Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì ?
- Sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe không gì thay thế được . Nên chúng ta cần phải giữ gìn , tự chăm sóc và rèn luyện để có một sức khỏe tốt
Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.
- Siêng năng : Siêng năng là làm việc một cách miệt mài , cần cù , tự giác , làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức
- Kiên trì : Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng , không bỏ dở giữa chừng dù khó khăn hay trở ngại .
- Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì : Siêng năng kiên trì là đức tính cần thiết của mỗi con người , giúp chúng ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống .
Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hơp lí của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác .
- em đã làm những việc để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là :
+ Không xài hoang phí
+ Dành dụm tiền để làm những việc có ích
+ Không mua những thứ mà mình không cần
Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mình khi giao tiếp với người khác
- Theo cách nghĩ của em " Tiên học lễ , hậu học văn " là : Đầu tiên phải học lễ phép , lễ độ trước , sau đó mới học văn hóa
Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật
- Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể hay của tổ chức xã hội ở mọi lúc , mọi nơi . Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở mọi sự phân công của tập thể như lớp học , cơ quan , doanh nghiệp ,...
Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với những người có công với dân tộc , đất nước
- 2 câu ca dao nói về sự biết ơn là :
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm , xay , giần , sàng
2. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- Thiên nhiên bao gồm : Đất , không khí , bầu trời , sông , suối , biển , núi , đồi , động - thực vật ,...
- tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người là :
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người
- Những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người là : sống gần gũi , vui vẻ , không tách biệt với mọi người
Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống
- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ , lời nói , hành vi giao tiếp ( nhã nhặn , từ tốn )
- Lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống vì đó là biểu của người có văn hóa , có đạo đức , được mọi người quý mến , giúp đỡ và góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giúp bản thân dễ hòa hợp , cộng tác với mọi người
Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.
- Tích cực : Luôn cố gắng , vượt khó , hăng say , kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện .
- Tự giác : Tự giác là chủ động làm việc không cần ai kiểm tra , nhắc nhở