vi sao giai cap vo san tien hanh cac cuoc dau tranh CM. Hay neu cac hinh thuc dau tranh cuar giai cap vo san.
Em an tuong nhat ve cuoc dau tranh cua giai cap vo san quoc gia nao? Vi sao???
cc oi jupppppppp to vsssssssss
cam on cc trc nha :DD
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại không có địa vị xã hội phù hợp.
Chúc bạn học tốt.
Tham khảo nhé bạn:
-Điều kiện ăn ở : Tồi tệ
-Lao động: chủ yế sử dụng lao động trẻ em và phụ nữ
-Thời gian làm việc:Từ 14-18 tiếng mỗi ngày
-Tiền lương: Rẻ mạt
* Giai cấp vô sản và tư sản thuộc tầng lớp xã hội thứ ba
- Giai cấp tư sản:
+ Được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.
+ Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê.
- Giai cấp vô sản:
+ Được hình thành từ những người nô lệ, nông nô.
+ Họ bị tước đoạt ruộng đất phải làm thuê trong các xí nghiệp, công xưởng,… và bị bóc lột nặng nề.
-Giai cấp vô sản :thuộc tầng lớp nhân dân,công nhân,học sinh,sinh viên
-Giai cấp tư sản:thuộc tầng lớp quý tộc,quan lại ,chủ xưởng,chủ đồn điền
+ Bị các nước phương tây nhòm ngó muốn xâm lược và chế độ phong kiến đang bị suy yêú, kinh tế kém phát triển . khủng hoảng triền miên về tài chính.
+ Xiêm và Nhật Bản ko bị xâm lược và trở thành nước TB công nghiệp.
+Nguyên nhân của chiến tranh:
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh
+Quan điểm của mình về chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.
Trong những năm 20 — 30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, càng đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
Ở Pháp, năm 1831, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân dệt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Những người khởi nghĩa đã làm chủ thành phố trong 10 ngày. Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu : “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu !”. Năm 1834, công nhân các nhà máy tơ ở Li-ông lại khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà. Cuộc đấu tranh quyết liệt đã diễn ra suốt 4 ngày, cuối cùng bị dập tắt.
Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn,
có tổ chức đã diễn ra -phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương và giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.
Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công cũng rất cơ cực. Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng. Cuộc khởi nghĩa không duy trì được lâu nhưng có tác dụng mở đầu phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân Đức sau này.
Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp. Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.
Chẳng hạn ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (Kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp. Trong khi đó tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.
* Kết quả: Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.
* Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
* Tác dụng
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX
- Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".
- Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.
- Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm".
Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.
* Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
* Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.